Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

04 Tháng Tám 201610:58 CH(Xem: 2201)
Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

Bảy Pháp Trợ Bồ Đề

Trong bản liệt kê sau đây, mỗi giác chi trong thất giác chi hay bảy pháp trợ bồ đề sẽ được phân tích theo ba khía cạnh: Đặc tính (quan trọng), công năng (khi nó ảnh hưởng đến tâm sở phổ thông) và sự biểu hiện (hay kết quả hiển hiện trong lãnh vực tâm thức). Tạng Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) có diễn tả đầy đủ các chi tiết về bảy yếu tố dẫn đến giác ngộ này. Chúng tôi ghi ra đây bản tóm lượt về đặc tính, công năng, sự biểu hiện và nguyên nhân phát sinh theo Kinh tạng và theo chú giải để giúp các thiền sinh phát triển các pháp này trong lúc hành thiền.

1. Chánh Niệm (SATI)

Đặc tính: Không hời hợt bề mặt

Công năng: Luôn luôn có mặt, giữ đối tượng trong tầm quan sát

Biểu hiện: Đối mặt với đề mục

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh chánh niệm chính là sự chánh niệm.

Theo chú giải: Có bốn nguyên nhân:

1.Chánh niệm và giác tỉnh hay ghi nhớ biết mình 
2.Không thân cận với người thất niệm 
3.Thân cận với người chánh niệm 
4.Hướng tâm vào việc phát triển chánh niệm

2. Trạch Pháp (DHAMMA VICAYA)

Đặc tính:Trực giác về bản chất của các pháp và Niết Bàn.

Công năng: Phá tan sự đen tối, hắc ám

Biểu hiện: Không lầm lộn, mập mờ

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh trạch pháp là tưởng hay tri giác trực tiếp.

Theo chú giải: Có bảy nguyên nhân:

1.Đặt câu hỏi về giáo pháp và thực hành 
2.Sạch sẽ nội và ngoại xứ 
3.Quân bình ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, huệ) 
4.Tránh xa người thiểu trí 
5.Thân cận bậc thiện trí 
6.Suy tư đến những giáo pháp thâm sâu 
7.Hoàn toàn chí tâm (để tâm) vào việc phát triển trạch pháp giác chi

3. Tinh Tấn (VIRIYA)

Đặc tính: Kiên trì đối diện với đau khổ, khó khăn

Công năng: Nâng đỡ, hỗ trợ tâm sở

Biểu hiện: Tâm cương quyết và dũng mãnh

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh tinh tấn là sự chú tâm sáng suốt

Theo chú giải: có mười một nguyên nhân:

1.Suy nghĩ đến sự khổ ở bốn ác đạo 
2.Suy nghĩ đến những lợi ích của tinh tấn 
3.Suy nghĩ đến những bậc giác ngộ đã đi trên con đường này 
4.Nhớ ơn người khác đã giúp đỡ ta 
5.Suy tư đến bảy di sản của người cao thượng 
6.Suy tưởng đến ân đức và năng lực của Đức Phật 
7.Suy nghĩ đến sự vĩ đại của dòng dõi chúng ta (giáo pháp đã nối kết Đức Phật, Chư tăng và chúng ta ) 
8.Suy tưởng đến sự cao quí của bạn đạo, các bậc thầy, các bậc thiện trí 
9.Tránh xa người biếng nhác 
10.Làm bạn với người siêng năng tinh tấn 
11.Kiên trì hướng tâm vào việc phát triển đức tinh tấn

4. Hỉ (PITI)

Đặc tính: Hân hoan, vui thích và thỏa mãn

Công năng: Làm cho thân tâm nhẹ nhàng và đầy năng lực

Biểu hiện: Cảm giác nhẹ nhàng trong thân

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh hỉ là sự chú tâm sáng suốt

Theo chú giải: Có mười một cách làm phát sanh hỉ:

1.Nhớ đến đức hạnh của Phật 
2.Suy tưởng đến ân đức Pháp Bảo 
3.Suy tưởng đến ân đức Tăng 
4.Suy tưởng đến sự trong sạch, thanh tịnh của giới luật chính mình 
5.Nhớ đến việc bố thí, giúp đỡ mà mình đã làm 
6.Nghĩ đến đức hạnh của chư thiên và phạm thiên 
7.Niệm tưởng đến sự an lạc tĩnh lặng hoàn hảo 
8.Tránh những người thô lỗ 
9.Thân cận người thanh nhã 
10.Tụng, đọc hoặc suy tưởng đến nghĩa lý của kinh 
11.Hướng tâm vào việc phát triển hỉ

5. Thư Thái Giác Chi (PASSADDHI) 

Đặc tính: Thân tâm an tĩnh, thư thái, không giao động

Công năng: Trấn áp hay đè nén sức nóng của tâm do bất an hay hối hận chi phối

Biểu hiện: Thân tâm không giao động

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh thư thái là hướng tâm vào việc phát triển các tâm sở tốt đặc biệt là các tâm qua sự hành thiền có công năng đem lại sự thư thái.

Theo chú giải: Có bảy nguyên nhân:

1.Thực phẩm thích hợp và bổ dưỡng 
2.Khí hậu tốt 
3.Tư thế thoải mái 
4.Duy trì sự quân bình tinh tấn trong khi hành thiền 
5.Tránh người nóng nảy 
6.Thân cận người an tịnh 
7.Hướng tâm vào việc phát triển thư thái giác chi

6. Định Giác Chi (SAMADHI) 

Đặc tính: Không tán loạn

Công năng: Tâm tập trung

Biểu hiện: An lạc tĩnh lặng

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh định là chú tâm sáng suốt nhằm vào việc phát triển định tâm

Theo chú giải: Có mười một nguyên nhân:

1.Sạch sẽ nội ngoại xứ 
2.Quân bình tâm (quân bình ngũ căn: tín, tấn, niệm, định, huệ) 
3.Thiện xảo trong đề mục định tâm 
4.Nâng đỡ tâm khi tâm suy yếu, sa sút 
5.An định tâm khi tâm quá phấn chấn 
6.Khích lệ tâm bị héo mòn vì đau nhức 
7.Liên tục quân bình chánh niệm trong mọi lúc 
8.Tránh người không định tỉnh 
9.Gần người định tâm 
10.Nhớ đến sự bình an tĩnh lặng của sự nhập định 
11.Hướng tâm vào việc phát triển định tâm

7. Xả (UPEKKHA)

Đặc tính: Quân bình các tâm sở đối nghịch

Công năng: Làm đầy những cái thiếu và làm giảm những cái thừa trong ngũ căn (tín, tấn, niệm, định, huệ)

Biểu hiện: Tình trạng dễ dàng và quân bình

Nguyên nhân phát sinh:

Theo Kinh Tạng: Nguyên nhân phát sinh xả là sự chú tâm sáng suốt, nghĩa là tiếp tục chánh niệm hướng tâm vào việc phát triển xả

Theo chú giải: Có năm nguyên nhân:

1.Phải có thái độ xả đối với tất cả chúng sanh, không quá luyến ái hay dính mắc vào ai cả 
2.Có thái độ xả đối với vật vô tri, vô giác như tài sản chẳng hạn 
3.Tránh người quá luyến ái, thiếu tâm xả 
4.Thân cận người không quá luyến ái và thân cận người có tâm xả 
5.Hướng tâm vào việc phát triển tâm xả