THERAVĀDA
PHẬT GIÁO NGUYÊN THỦYKHO TÀNG PHÁP HỌC
BODHISĪLA BHIKKHU
(Tỳ Khưu GIÁC GIỚI)--- o0o ---
Namo tassa bhagavato arahato sammāsambuddhassa
[01]
CHƯƠNG PHÁP MỘT CHI
--- o0o ---
[1] Một pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma):
"Tất cả chúng sanh duy tồn do vật thực" (sabbe sattā āhāraṭṭhitikā). Nhờ sắc vật thực như đoàn thực, danh vật thực như xúc thực, tư niệm thực và thức thực, nên thân danh sắc của chúng sanh được hiện khởi, được phát triển và được duy trì kế tục.
D. III: Dasuttara sutta.
[2] Một pháp cần thắng tri (abhiññeyya-dhamma) khác:
"Tất cả chúng sanh duy tồn do pháp hành" (sabbe sattā saṅkhāraṭṭhitikā). Hành đây là thân hành, khẩu hành và ý hành hoặc phi phúc hành, phúc hành và bất động hành; tức là nghiệp (kamma) thiện và bất thiện tạo ra sự kế tục luân hồi đời này sang đời khác, dù chúng sanh địa ngục bị lửa đốt vẫn không tiêu hoại, do quả ác nghiệp duy trì để thọ khổ...
D. Saṅgiti sutta
[3] Một pháp cần được sanh khởi (uppāde-tabbadhamma):
"Bất động trí (akuppaṃ ñāṇaṃ). Tức là trí trong tâm quả siêu thế. Trí này khi đã chứng đắc rồi không thể hoại mất, mãnh lực của trí ấy không hề biến thái.
D. III: Dasuttara sutta.
[4] Một pháp khó thể nhập (duppaṭivijjha-dhamma)
"Vô gián tâm định" (ānantariko ceto samādhi). Tức là định trong tâm đạo; loại định này cho phát sanh quả tức khắc không xen hở thời gian, nghĩa là sát na trước là tâm đạo liền sát na sau là tâm quả.
D. III: Dasuttara sutta.
[5] Một pháp cần biến tri (pariññeyyadhamma):
"Xúc cảnh lậu cảnh thủ" (phasso sāsavo upā-dāniyo). Tức là xúc thuộc pháp hiệp thế; loại xúc này còn bị pháp lậu pháp thủ biết được, còn bị pháp lậu pháp thủ bắt lấy làm cảnh.
D. III: Dasuttara sutta.
[6] Một pháp cần được đoạn trừ (pahātabba-dhamma):
Ngã mạn" (asmimāno). Sự chấp ta, cũng gọi là thân kiến. Khi chúng sanh chấp ngã đối với ngũ uẩn, thì phát sanh tham ái ưu bi...
D. III: Dasuttara sutta.
[7] Một pháp đa dụng (bahukāradhamma).
"Sự không dể duôi trong thiện pháp" (appamādo kusalesu dhammesu). Cũng dịch là bất khinh suất. Tức là sống không thất niệm, luôn có chánh niệm ghi nhớ trong hành động; thận trọng, nghiêm túc, phòng hộ trong hành động; biết rõ điều nên làm và không nên làm.
D. III: Dasuttara sutta; D.II. 156; S.I. 86,89;
[8] Một pháp cần tu tập. (bhāvetabbadhamma).
"Thân hành niệm câu hành hỷ" (kāyagatāsati sātasahagatā). Tức là sự tu tập về đề mục niệm 32 thể trược của thân. Sự tu tập thân hành niệm là một đề mục chỉ tịnh để ngăn ái tham xác thân.
D. III: Dasuttara sutta.
[9] Một pháp thuộc phần thù thắng (visesa-bhāgiyadhamma).
"Sự khéo tác ý" (yonisomanasikāro) là sự nhận định như thật như chân đối với các pháp, dùng trí quán sát bản chất, quán sát theo lý nhân quả.
D. III: Dasuttara sutta; S. V.2,30; A. I.11,31; It. 9.
[10] Một pháp cần được tác chứng (sacchi-kātabbadhamma):
"Bất động tâm giải thoát" (akuppā cetovimut-ti). Tức là sự chứng ngộ Níp-bàn, thoát khỏi các lậu hoặc; bất động tâm giải thoát chính là mục đích cứu cánh của phạm hạnh này.
D. III: Dasuttara sutta; M. I .197.
[11] Một pháp thuộc phần hạ liệt (hānabhāgi-yadhamma):
"Sự không khéo tác ý" (ayoniso manasikāro). Tức là sự không nhận định đúng đắn đối với các pháp, sự không dùng trí tuệ quán xét theo nhân quả.
D. III: Dasuttara sutta