2973. Thực tế lý địa, Phật sự môn trung đều viên mãn.
(Hết phần III, xin xem tiếp phần IV và các phần tiếp theo. Đây là phần ghi âm không có chú thích. Xin xem bản dịch có chú thích tại các trang Tàng thư Phật học, Thư Viện Hoa Sen, Rộng Mở Tâm Hồn)
[2] (s: avaivart, 阿鞞跋致): còn gọi là A Tỳ Bạt Trí (阿毘跋致), A Duy Việt Trí (阿惟越致); ý dịch là bất thối chuyển (不退轉, không thối lui), tức là không thối lui trên con đường tiến lên thành Phật. Đây là tên gọi của giai vị Bồ Tát, trãi qua tu hành một đại A Tăng Kỳ Kiếp mới có thể đạt đến địa vị này. Như trong Đại Trí Độ Luận (大智度論, Taishō Vol. 25, No. 1509) quyển 38, Vãng Sanh Phẩm (往生品), có đoạn rằng: “Cúng dường thập phương chư Phật, thông đạt Bồ Tát đạo, cố nhập Bồ Tát vị, tức thị A Bệ Bạt Trí địa (供養十方諸佛、通達菩薩道、故入菩薩位、卽是阿鞞跋致地, cúng dường mười phương chư Phật, thông đạt Bồ Tát đạo, nên nhập vào địa vị Bồ Tát, tức là cảnh địa không thối chuyển).” Hay trong Phật Thuyết A Di Đà Kinh (佛說阿彌陀經, Taishō Vol. 12, No. 366) cũng có đoạn: “Cực Lạc quốc độ chúng sanh sanh giả, giai thị A Bệ Bạt Trí (極樂國土眾生生者、皆是阿鞞跋致, những chúng sanh nào sanh vào quốc độ Cực Lạc, đều là bực Không Thối Chuyển).” (Phật học Tinh Tuyển )
[3] (蓮華藏世界) Phạm: Kusuma-tala garbhavyùhàlaôkàraloka-dhàtu-samudra, hoặc Padma-garbha-loka-dhàtu. Cũng gọi Liên hoa quốc. Chỉ cho thế giới hàm chứa vô lượng công đức trang nghiêm rộng lớn từ trong hoa sen sinh ra.
bao gồm Tứ thiền (1-4) và bốn xứ của Vô sắc giới (s: arūpasamādhi; xem Ba thế giới) sau:
1. Định Không vô biên xứ (空無邊處定; s: ākāśanantyāyatana, p: ākāsanañcāyatana): hoàn toàn vượt khỏi sắc tướng (rūpa), đối ngại tưởng biến mất, và không tác ý đến những tưởng sai biệt. Với ý tưởng »Hư không là vô biên,« đạt Không vô biên xứ; 2. Định Thức vô biên xứ (識無邊處定; s: vijñānanantyāyatana, p: viññāṇañcāyata-na): vượt khỏi Không vô biên xứ, đạt Thức vô biên xứ với ý niệm »Thức là vô biên«; 3. Định Vô sở hữu xứ (無所有處; s: ākiṃ-canyāyatana, p: ākiñcaññāyatana): hoàn toàn vượt khỏi Thức vô biên xứ, đạt Vô sở hữu xứ với ý niệm »Vô sở hữu.« Lìa được trạng thái không quán, thức quán và tâm sở hữu; 4. Định Phi tưởng, phi phi tưởng xứ (非想非非想處定; s: naivasaṃjñā-nāsaṃjñā-yatana, p: nevasaññā-nāsaññāyatana): hoàn toàn vượt khỏi Vô sở hữu xứ, trú tại Phi tưởng, phi phi tưởng xứ.
Bốn định của vô sắc giới (無色界定; s, p: arūpasamādhi) này có thể được Phật thu thập từ truyền thống thiền của Ấn Độ trước đó và sau được hợp lại với Tứ thiền trở thành Bát định. (Tự điển Đào Uyển)
[8] Sở tri 所知:Cái biết; điều nhận thức được; điều sẽ được biết; điều nên phải biết, đối tượng của cái biết (s: jñeya). Sự chướng ngại của lý trí, còn gọi là “ tri chướng”, chướng ngại của nhận thức, còn gọi là “trí chướng”(智障 s: jñeya-āvaraṇa). Đây là người chướng ngại vi tế của nhận thức, chủ yếu căn cứ vào thiếu sự thâm nhập vào nguyên lý tính không về sự cấu thành các pháp. Trong thuật ngữ thông dụng, nó có nghĩa là bị chướng ngại giải thoát không gì khác hơn là do tri kiến , do thói quen trong cách nhìn của chính mình. Nghĩa là, ta cứ nghĩ điều ta biết là đúng, chính điều ấy đã ngăn không cho ta được giác ngộ. Là khái niệm thường gặp trong các kinh văn của Du-già hành tông như Du-già sư địa luận, Nhiếp Đại thừa luận,v.v..., và cũng có thể gặp trong các kinh luận được phát triển ở Đông Nam Á sau nầy như Luận Đại thừa khởi tín và Kinh Viên Giác. Chướng ngại nầy được trình bày là đi cùng với phiền não chướng (Nhị chướng) là nghiệp chướng do tập khí ái nhiễm. Trong khi phiền não chướng hầu như có thể trừ diệt bằng pháp tu quán chiếu của hàng Nhị thừa, thì sở tri chướng vi tế chỉ có thể được trừ sạch bằng tu tập từ bi và trí tuệ của hàng bồ-tát. Thường được gọi chung là “nhị chướng”.
[9] “Vô sư tụ chứng ngộ, bất do thứ đệ hành”, xin đọc Luận về Pháp Hoa Kinh An Lạc Hạnh Nghĩa, Daniel B. Stevenson & Hiroshi Kanno biên soạn, Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm phiên dịch, nxb Phương Đông, 2012; thuvienhoasen.org; ghi âm trên Youtube.
[10]趙州從諗 778-897;Thiền sư Trung Quốc, môn đệ thượng thủ của Nam Tuyền Phổ Nguyện.
[11] Thiền sư Nghĩa Tồn Tuyết Phong sanh năm 822 tại Tuyền Châu (bây giờ thuộc tỉnh Phúc Kiến). Năm mười hai tuổi sư đến ở chùa và xuất gia năm 17 tuổi.
[14] (寂照) Nghĩa là vắng lặng (tịch)và chiếu soi (chiếu). Bản thể của trí là rỗng lặng, có tác dụng chiếu soi, tức là đương thể của tọa thiền, chỉ quán. Đại thừa vô sinh phương tiện môn (Đại 85, 1274 trung) nói: Vắng lặng (tịch) mà thường có tác dụng, có tác dụng mà thường vắng lặng; tức tác dụng tức vắng lặng, lìa tướng là vắng lặng, vắng lặng chiếu soi chiếu soi vắng lặng.Vắng lặng mà chiếu soi thì từ tính mà khởi tướng; chiếu soi mà vắng lặng thì nhiếp tướng về tính. (Từ điển Phật Quang )
[16] Thiền tông lấy thuyết Tâm tịnh Phật độ tịnh của kinh Duy ma làm căn cứ, cho rằng nếu thấy rõ tâm tính thì tức tâm tức Phật, chỗ sáng suốt của tâm mình tức là Tịnh độ, gọi là Duy tâm tịnh độ. (Từ điển Phật Quang)
[22] (一生補處) Phạm: Eka-jàti-pratibadha. Cũng gọi Nhất sinh sở hệ. Gọi tắt: Bổ xứ. Người sinh ra 1 lần cuối cùng ở nhân gian để thành Phật. Bổ xứ là chỉ cho địa vị tối cao của Bồ tát, tức là bồ tát Đẳng giác. Hiện nay, bồ tát Di lặc thường được gọi là Bồ tát Nhất sinh bổ xứ. Cứ theo kinh Di lặc thướng sinh, bồ tát Di lặc hiện đang ở trên cung trời Đâu suất, đợi hết đời này thì sinh xuống nhân gian lần cuối cùng để tu hành thành Phật, nối sau đức Phật Thích ca. Nhất sinh bổ xứ còn được gọi là Nhất sinh sở hệ, nghĩa là vị Bồ tát này chỉ còn bị trói buộc(hệ)1 đời này nữa trong thế giới mê muội, rồi đời sau sẽ thành Phật. Ngoài ra, theo Vô lượng thọ kinh kí quyển thượng, Bồ tát Nhất sinh bổ xứ được chia làm 4 cấp bậc: 1. Bồ tát an trụ ở chính định. 2. Bồ tát tiếp cận Phật địa. 3. Bồ tát trụ ở cung trời Đâu suất. 4. Từ trời Đâu suất sinh xuống nhân gian tu hành thành Phật. [X. phẩm Thập địa trong kinh Bồ tát bản nghiệp; phẩm Cụ duyên chân ngôn trong kinh Đại nhật; Di lặc thướng sinh kinh tông yếu]. (Từ điển Phật Quang)
[23] Xin xem Thiên Thai Tư Giáo Nghi, Sa môn Đế Quán biên soạn, BS Trần văn Nghĩa và Từ Hoa Nhất Tuệ Tâm phiên dịch và tường chú, nxb Hồng Đức, 2015; thuvienhoasen.org; ghi âm Youtube.
[27] (分段生死): Phật Giáo chia sanh tử của chúng sanh làm 2 loại: Phần Đoạn Sanh Tử và Biến Dị Sanh Tử (變異生死). Phần Đoạn Sanh Tử, còn gọi là Phần Đoạn Tử (分段死), Hữu Vi Sanh Tử (有爲生死), đối xưng với Biến Dị Sanh Tử, tức chỉ chúng sanh mỗi đời quả báo chiêu cảm không giống nhau, cho nên hình tướng, thọ mạng cũng khác nhau; đó được gọi là Phần Đoạn Thân (分段身). Sau khi thọ thân này, tất phải có một lần kết thúc sinh mạng, vì vậy có tên là Phần Đoạn Sanh Tử. (Phật học Tinh tuyển )
[32] Xin xem đồ biểu 17, ở cuối bản dịch, bảng tóm tắt và phân loại các Chướng và Hoặc trong “Tứ Giáo Nghi, Sa môn Đế Quán biên soạn, BS Trần văn Nghĩa và Từ Hoa Nhật Tuệ Tâm phiên dịch và tường chú, nxb Hồng Đức, tháng 6, 2015.
[33] Nam nữ xuất gia và cư sĩ tại gia trong các cõi trời người.
[34] Bốn pháp giới (四法界 dharmadhātus) do các bậc đạo sư tông Hoa nghiêm chủ trương; 1. Sự pháp giới; 2. Lý pháp giới; 3. Lý sự vô ngại pháp giới; 4. Sự sự vô ngại pháp giới.
[35] Kinh Hoa Nghiêm, Tâm, Phật, Chúng Sinh, cả ba không khác.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.