Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Sự khác nhau giữa mô tả và thực tế

22 Tháng Mười Hai 20161:01 CH(Xem: 3475)
Sự khác nhau giữa mô tả và thực tế

Sự khác nhau giữa mô tả và thực tế

Giữa mô tả và thực tế, sự khác biệt nhau là hoàn toàn. Mô tả là điều con người có thể hiểu, có thể thấy, còn thực tế là điều con người không thể thấy, không thể hiểu được.

Mô tả là thế nào? Mô tả là dùng trí óc nhận thức và diễn tả bằng ngôn ngữ, âm thanh hay hình ảnh, chữ viết. Đối tượng của mô tả là gì ? Là Danh 名và Sắc 色. Danh bao gồm các khái niệm, tư tưởng, tình cảm, lời nói, chữ viết. Sắc là vật chất bao gồm các hạt cơ bản, nguyên tử, phân tử, cấu trúc, hình dáng, màu sắc, khối lượng, số lượng.
Thực tế là thế nào ? Thực tế là sự thật, là chân lý, mà xưa nay con người nói rất nhiều mà không thể mô tả được, ngay cả đức Phật hay những bậc giác ngộ khác cũng đều không thể mô tả được. Tất cả mọi mô tả đều không phải là thực tế.

Trong suốt cuộc đời mình, đức Phật đã giảng rất nhiều về Phật pháp. Trong kỳ kết tập kinh điển lần thứ tư, khoảng 600 năm sau khi Phật nhập diệt, lời giảng của Phật lần đầu tiên được viết thành văn bản trên lá bối thành các bộ kinh. Nhưng dù diễn tả bằng lời nói hay viết thành kinh sách, kinh điển cũng chỉ là mô tả, không phải là chân lý. Vấn đề này Phật đã có tuyên bố rõ ràng trước lúc nhập diệt rằng : “Trong suốt 49 năm qua, ta chưa hề nói một chữ”. Trong Kinh Kim Cang, Phật nói với Tu Bồ Đề : “若人言如來有所說法即為謗佛。不能解我所說故。須菩提。說法者無法可說。是名說法” Nhược nhân ngôn Như Lai hữu sở thuyết pháp tức vi báng Phật. Bất năng giải ngã sở thuyết cố. Tu Bồ Đề, thuyết pháp giả vô pháp khả thuyết, thị danh thuyết pháp (Nếu ai nói Phật có thuyết pháp là phỉ báng Phật, không thể hiểu ý ta nói . Này Tu Bồ Đề, thuyết pháp tức là không pháp có thể thuyết. Đó mới là thuyết pháp).

Như vậy, nếu nói các kinh điển không phải do Phật thuyết là mô tả không đúng, vì những kinh điển đó đều do Phật thuyết trong suốt quá trình truyền đạo 49 năm.

Còn nói những kinh điển đó là do Phật thuyết thì không đúng với thực tế, vì sự thật là Phật không thuyết pháp, không pháp nào có thể thuyết được cả, kinh điển không phải là chân lý, chỉ là chiếc bè dùng tạm để qua sông, qua được rồi thì phải bỏ chiếc bè.

Kinh điển mô tả rằng Đức Phật đã chứng Vô thượng chánh đẳng chánh giác dưới gốc cây Bồ Đề vào khoảng năm 593 Trước Công nguyên, sau đó Ngài đi khắp nơi ở miền bắc Ấn Độ (ngày nay là hai bang Uttar Pradesh và Bihar) giảng pháp trong 49 năm, vào khoảng năm 543 TCN, Ngài nhập diệt tại Câu Thi Na (拘尸那, sa. kuṣinagara). Mô tả đó dựa vào sự thật lịch sử, ngày nay cũng còn dấu tích, ví dụ, vườn Lâm Tỳ Ni là nơi Phật Đản sinh:
 Vườn Lâm Tỳ Ni (藍毗尼 Lumbini) nơi hạ sinh thái tử Tất Đạt Đa (ngày nay thuộc Nepal)
Nhưng khi Phật giảng Bát Nhã Tâm Kinh, Phật nói với Xá Lợi Phất:

3/舍利子,是諸法空相,不生不滅、不垢不淨、不增不減。是故空中無色、無受想行識、無眼耳鼻舌身意、無色聲香味觸法、 無眼界、乃至無意識界

XÁ LỢI TỬ! THỊ CHƯ PHÁP KHÔNG TƯỚNG, BẤT SANH BẤT DIỆT, BẤT CẤU BẤT TỊNH, BẤT TĂNG BẤT GIẢM, THỊ CỐ KHÔNG TRUNG VÔ SẮC, VÔ THỌ, TƯỞNG, HÀNH, THỨC, VÔ NHÃN, NHĨ, TỶ, THIỆT, THÂN, Ý, VÔ SẮC THINH, HƯƠNG, VỊ, XÚC, PHÁP, VÔ NHÃN GIỚI NÃI CHÍ VÔ Ý THỨC GIỚI :

Này Xá Lợi Phất! các pháp đều là hiển thị của tánh không : không sanh, không diệt, không dơ, không sạch, không tăng, không giảm; như vậy trong tánh không, không có Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức; không có mắt, tai, mũi, lưỡi, thân, ý; không có sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp, không có thế giới của hình tướng, màu sắc (nhãn giới) cho đến không có thế giới của tư tưởng ý thức (ý thức giới).

4/ 無無明、亦無無明盡、乃至無老死、亦無老­死盡

VÔ VÔ MINH, DIỆC VÔ VÔ MINH TẬN, NÃI CHÍ VÔ LÃO TỬ, DIỆC VÔ LÃO TỬ TẬN:

Không có vô minh, cũng không có già chết nên cũng không có hết vô minh, hết già chết.

無苦集滅道  VÔ KHỒ, TẬP, DIỆT, ĐẠO:

Vì không có vô minh, không có già chết luân hồi sinh tử, nên cũng không có khổ, không có lý do hay nguyên nhân đau khổ, không có hết đau khổ, không con đường giải thoát : Khổ, Tập, Diệt, Đạo. 

Phật đã nói rõ với Xá Lợi Phất rằng tất cả những câu chuyện trên thế gian đó chỉ là mô tả chứ không phải thực tế, thực tế chỉ là tánh không chứ không có gì cả.

Tất cả những chuyện sinh lão bệnh tử và tu hành giải thoát, khổ tập diệt đạo, chỉ là mô tả theo tưởng tượng của bộ não của loài người thế gian chứ không phải sự thật.

Thế còn các nhà khoa học ngày nay nhận thức vấn đề này như thế nào?

Những nhà khoa học hàng đầu thế giới như Niels Bohr, David Bohm, Amit Goswami…hầu như nhất trí với Đức Phật, họ nhận thức rằng cảnh giới của thế gian chỉ là thực tại ảo.

Niels Bohr và Albert Einstein từng có cuộc tranh luận để đời về cơ học lượng tử.

Niels Bohr nói : “Isolated material particles are abstractions” (Hạt vật chất cơ bản cô lập là những sự vật trừu tượng- tức không phải vật thật). Hạt cơ bản đã là ảo thì thế giới cấu tạo bằng hạt cơ bản chỉ là thực tại ảo.

Đối với Einstein, luôn luôn tồn tại một hiện thực khách quan, dù ở bất cứ cấp độ nào – vĩ mô hay hạ nguyên tử – và nhiệm vụ của khoa học đơn giản là làm sao hiểu được hiện thực khách quan đó. Dù đối tượng nghiên cứu là các hành tinh khổng lồ hay các hạt lượng tử vô cùng bé, tất cả đều giống nhau ở chỗ chúng tồn tại khách quan, độc lập với nhận thức của chúng ta. Có lần Einstein nói rằng ông không thể tin mặt trăng sẽ ngừng tồn tại khi chúng ta ngừng quan sát nó – nếu mặt trăng không tồn tại thì vũ trụ sẽ trở thành vô nghĩa và khoa học không đáng để chúng ta phải mất công vì nó. Những gì nói về mặt trăng cũng có thể nói về electron hay bất cứ một hạt lượng tử nào khác. Nếu khoa học có thể thiết lập nên những định luật xác định dưới dạng toán học cho thế giới thông thường thì cớ gì không thể làm được điều đó cho thế giới lượng tử.

Trong khi hai ông còn sống thì cuộc tranh luận chưa ngã ngũ (Einstein mất năm 1955, Niels Bohr mất năm 1962). Đến năm 1982 thì Alain Aspect đã tiến hành một cuộc thí nghiệm lịch sử tại Paris, lần đầu tiên áp dụng bất đẳng thức của John Bell để kiểm chứng giả thuyết EPR của Einstein, Podolsky và Rosen. Kết quả không thể tưởng tượng, kết quả thực nghiệm với những tính toán chính xác cho thấy là nhóm EPR sai, cơ học lượng tử mặc dù rất khó tin nhưng rõ ràng có cơ sở khoa học không thể phủ nhận. Kết luận gây kinh ngạc tột độ cho giới khoa học, hạt photon vốn không có sẵn những đặc trưng như khối lượng, điện tích, số spin, những đặc trưng này là do ý thức của người làm thí nghiệm gán cho nó lúc đo đạc. Tính chất này gọi là phi hiện thực (non realism, vật không có thật). Một tính chất thứ hai là hạt photon không có vị trí nhất định, nó ở khắp mọi nơi, nhưng trong ý thức của người làm thí nghiệm, khi anh ta nhìn ở đâu thì nó xuất hiện ở đó. Anh ta sẽ mô rả rằng hạt photon có thể xuất hiện đồng thời ở hai hay nhiều vị trí khác nhau trong không gian, khi hạt ở chỗ này bị tác động thì hạt ở tất cả mọi vị trí đều bị tác động giống nhau một cách tức thời không tùy thuộc khoảng cách không gian. Tính chất này gọi là bất định xứ (non locality). Trước kia người ta luôn nghĩ photon ánh sáng chỉ là sóng, nhưng Einstein đã chứng minh photon cũng là hạt, nhờ áp dụng lượng tử để giải thích thành công hạt ánh sáng với hiệu ứng quang điện. Chính phát hiện này đem lại giải Nobel Vật lý cho Einstein năm 1921. Điều trớ trêu là về sau Einstein lại không tin cơ học lượng tử kể từ năm 1927 khi Werner Heisenberg công bố Nguyên lý bất định, bởi vì nguyên lý này trái với niềm tin của ông về thế giới khách quan và xác định.

David Bohm quan niệm rằng thực tại mà chúng ta tiếp xúc hằng ngày chỉ là một loại ảo tưởng giống như một bức tranh toàn ảnh (hologram). Dường như thực tại có hai mức: một mức ở sâu hơn gọi là mức tiềm ẩn (cuộn lại) /implicate (enfolded) và một mức gọi là mức tường minh (mở ra) /explicate (unfolded). Một film toàn ảnh (hologram) và hình ảnh nó tạo ra là ví dụ của hai mức tiềm ẩn và tường minh. Cuộn film thuộc mức tiềm ẩn vì hình ảnh được mã hóa trong các dạng giao thoa chứa trong film còn hình ảnh chiếu ra thuộc mức tường minh vì các giao thoa mã hóa được mở ra (unfolded).

Còn đối với Amit Goswami, đỉnh cao trong những công trình riêng của của ông là cuốn sách The Self-Aware Universe: How Consciousness Creates the Material World (Vũ Trụ Tự Thức: Làm Thế Nào Ý Thức Tạo Ra Thế Giới Vật Chất). Goswami cùng với một số người khác có cùng quan điểm tương tự, chắc chắn rằng vũ trụ, để có thể tồn tại, đòi hỏi phải có một sinh linh có ý thức để nhận thức được nó. Nếu không có người quan sát, ông tuyên bố, nó chỉ tồn tại như một khả năng. Và theo cách nói trong cộng đồng khoa học, Goswami đã giải được bài toán của ông. Sắp xếp các chứng cứ từ những nghiên cứu gần đây trong tâm lý học nhận thức, sinh học, tâm lý học siêu hình,  và vật lý lượng tử, và nương tựa nhiều vào các truyền thống huyền học của thế giới cổ đại, Goswami đang xây dựng một mô hình mới mà ông gọi là “chủ nghĩa duy ý nhất nguyên” (monistic idealism) với quan niệm rằng ý thức chứ không phải vật chất, là nền tảng của vũ trụ.

Để có một cái nhìn thấu triệt về vấn đề mâu thuẫn và bổ sung cho nhau giữa mô tả và thực tế, cần lấy một thí dụ. Dưới đây là mô tả về nguyên tử Hydrogen :

Nguyên tử nhỏ nhất là nguyên tử hidrogen có bán kính khoảng 0,053nm. (1 nm nanomét = 1 phần tỉ của mét tức 10-9 m.
Nguyên tử hydrogen chỉ có 1 proton và 1 electron
Đường kính của hạt nhân nguyên tử còn nhỏ hơn, vào khoảng 10-5nm.

Như vậy đường kính nguyên tử lớn hơn đường kính hạt nhân tới 10.000 lần. Cái vật gọi là nguyên tử, thực tế chỉ là một khoảng không trống rỗng. Chỉ vì nó quá nhỏ, mắt trần không thể nhìn thấy, mới cho là nguyên tử là một vật cứng đặc, đó chỉ là tưởng tượng của con người. Vô số nguyên tử tạo ra một vật thể, ví dụ cục sắt, nặng và cứng rắn, đó cũng chỉ là tưởng tượng. Tính cứng của nguyên tử là trò ảo hóa của 4 lực tương tác cơ bản của vật chất gồm lực mạnh, lực yếu, lực điện từ và lực hấp dẫn. Chính những lực này giữ cho cấu trúc nguyên tử và phân tử của vật tương đối bền vững khiến con người tưởng rằng vật chất là cứng chắc.

Còn thực tế thế nào? Nguyên tử hydrogen chỉ là một ảo tưởng bởi vì nó trống rỗng, những hạt cơ bản cấu tạo nên nó chỉ là hạt ảo. Nguyên tử của tất cả nguyên tố trong bảng phân loại tuần hoàn cũng đều như vậy. Do đó có những nhà khoa học như Craig Hogan đặt nghi vấn rằng vũ trụ có bản chất là số (digital) tức là ảo. Vũ trụ chỉ là video 3 chiều được dựng lên từ những dữ liệu chứa trong mặt phẳng 2 chiều. Các bit thông tin của vũ trụ từ 2 chiều khi được dựng đứng lên thành 3 chiều, nó phải tăng kích thước lên rất lớn, việc đó tạo ra một độ nhòe, hậu quả là tạo ra tiếng ồn toàn ảnh. Năm 2012, một nhóm khoa học gia của Đức và Anh làm việc trong dự án GEO600 đã phát hiện được tiếng ồn toàn ảnh này.

Chúng ta hãy xem xét một trường hợp thật cụ thể về khoảng cách không gian được mô tả và thực tế như thế nào.

Hãy xem khoảng cách từ Sài Gòn qua Luân Đôn là 10.195 km, một khoảng cách xác định. Nếu chúng ta vạch một đường thẳng từ Tp.HCM đến Luân Đôn thì thấy như sau : lộ trình đi qua vịnh Thái Lan, lục địa Châu Á, Biển Đen và lục địa Châu Âu. (Theo như tôi biết thì đường bay thực tế của Việt Nam Airlines không thẳng băng như thế, nó có đi qua biển nội địa Caspian). Như vậy lộ trình mặt đất gồm đất liền và biển.
 Đường bay Sài Gòn – Luân Đôn
Nếu hành khách ngồi trên máy bay Boeing 777 bay từ Sài Gòn qua Luân Đôn với vận tốc trung bình 900km/giờ thì sẽ mất 11 giờ 33 phút để đến nơi, đó là khoảng thời gian xác định. Những con số 10.195 km và 11 giờ 33 phút đều là những số lượng xác định đo độ dài không gian và đo thời gian cần thiết khi đi bằng máy bay từ điểm này tới điểm kia. Tóm lại cuộc sống đời thường của chúng ta dường như cái gì cũng xác định. Nếu có cái gì không thể xác định thì chúng ta sẽ rất phân vân bối rối. Ví dụ ta có thể phân vân không biết nên chọn trường nào để đi học, chọn người hôn phối nào để làm bạn đời, chọn thành phố nào để sống lâu dài v.v…và thường chúng ta cũng dựa vào những gì mình đã biết để xác định. Cuộc sống đời thường của con người là phải xác định.

Bây giờ ta xem khoảng cách không gian giữa Sài Gòn – Luân Đôn có phải là một độ dài xác định không. Vấn đề sai số của phép đo không quan trọng, dù đúng là 10195 km hay 10.000 km vẫn được coi là xác định. Câu hỏi đặt ra là liệu nó có thật không ? có thực chất không hay chỉ là biểu kiến, là ảo ? Sở dĩ nêu câu hỏi là vì chúng ta biết rằng nguyên tử vật chất thật ra trống rỗng. Video sau đây thuyết minh điều đó:

Vật chất trống rỗnghttps://www.youtube.com/watch?v=R9exTFzafCo
Khoảng cách bằng đất đá và biển thực chất chỉ là những phân tử, nguyên tử vật chất trống rỗng. Vì quả địa cầu có đường kính 12.756km và thực chất cũng chỉ là trống rỗng, nên có thể nén lại còn vài milimét, khi đó Sài Gòn và Luân Đôn sẽ chồng lên nhau và không còn khoảng cách. Các nhà khoa học về hố đen trong vũ trụ đã tìm thấy những hố đen có khối lượng bằng mặt trời, khi xưa ắt có đường kính 1,3 triệu km, nhưng nay chỉ còn 3km. Điều đó chứng tỏ rằng việc Trái đất bị nén lại chỉ còn vài milimét là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Giả thuyết Big Bang nổi tiếng cũng nói rằng vũ trụ nguyên thủy chỉ là một vi hạt cực nhỏ có đường kính là 10-33 (mười lũy thừa âm 33) centimét mà bây giờ đã có đường kính là 93 tỉ quang niên.
Hiện tượng vướng víu lượng tử (quantum entanglement) cũng đặt ra một câu hỏi rất quan trọng. Ví dụ trong thí nghiệm tiến hành năm 2008 tại đại học Geneva Thụy Sĩ do Nicolas Gisin chủ trì. Họ cho một photon xuất hiện đồng thời ở hai vị trí cách nhau 18km. Khoảng cách 18km là một con số xác định, nhưng điều lạ lùng là khi họ tác động lên photon này thì photon kia tức thời bị tác động tương ứng không mất thời gian, giống như không có khoảng cách. Do đó nếu họ nâng khoảng cách lên 50 km hay 1000km thì sự kiện xảy ra cũng giống như vậy, không khác chút nào. Thế thì khoảng cách trở thành bất định, xa bao nhiêu cũng như nhau. Einstein đã không thể hiểu được hiện tượng này, chứng cứ rõ ràng là câu nói “Spooky action at a distance” (Tác động ma quái từ xa). Vậy khoa học ngày nay hiểu như thế nào ? Khoa học ngày nay hiểu rằng khoảng cách 18km không phải là con số xác định, mà là bất định. Tất cả mọi số lượng mà chúng ta đo đạc được đều không có thực chất, có nghĩa chỉ là ảo, là tưởng tượng, là thói quen tâm lý của chúng ta gán ghép cho vật. Tất cả mọi vật trên thế gian đều không có thực chất, chỉ là tưởng tượng, chỉ là mô tả.

Trên đây là quan điểm của các nhà khoa học, nhất là vật lý học. Còn về các nhà tâm linh học thì thế nào?

Một nhân vật rất nổi tiếng về tâm linh là Edgar Cayce (1887-1945), người này có những khả năng đặc biệt, được cháu nội của ông là Charles Thomas Cayce, kể như sau :
 Edgar Cayce (1887-1945)
Ông tôi, Edgar Cayce, sống tại Virginia Beach, bang Virginia, đã tiến hành hoạt động về kiếp sống khiến ông trở thành nhân vật thần bí lớn nhất của nước Mỹ. Khi ông ở trong tình trạng giống như ngủ, ông có thể nhìn thấy tương lai và quá khứ; ông có thể mô tả những sự kiện hiện hành đang diễn ra ở khoảng cách xa; và ông có thể làm kinh ngạc các bác sĩ với cái thấy của ông về cơ thể con người. Mô tả của ông hay những lời ông nói ra trong tình trạng này, được ghi âm cẩn thận. Sau đó, không còn nghi ngờ gì nữa, ông đã trở thành một nhà huyền học được dẫn chứng nhiều nhất, người đã từng sống trên đời. Sự chính xác trong mô tả và tiên tri của ông thật sự gây kinh ngạc.       

Edgar Cayce cũng có nói về sự giống nhau trong cấu trúc vũ trụ ở mọi quy mô như sau:

All things, including the souls of individuals, were created as “fractals” of God for companionship with God – the “Whole.” A fractal  This revelation from Cayce revealed the astonishing fact of how self-similar the universe is on every scale: from the atom to biological organisms, from human beings to the planet Earth, from solar systems to galaxies, from the universe(s) to God.  

Vạn pháp, bao gồm linh hồn của cá thể, được tạo ra như là “hóa thân” của Thượng Đế để làm bạn đồng hành với Thượng Đế (cái Toàn thể). Một hóa thân, sự phát hiện này của Cayce từ sự kiện gây kinh ngạc đã được phát hiện về việc vũ trụ giống-mình như thế nào trên mọi quy mô : từ nguyên tử tới cơ thể sinh vật, từ nhân loại tới hành tinh quả Địa cầu, từ hệ mặt trời tới các thiên hà, từ vũ trụ tới Thượng Đế.  

Sự giống-mình trên mọi quy mô này có thể hiểu : Tất cả là Một. Từ đó có thể suy luận rằng những gì chúng ta đang thấy trên Địa cầu cũng có thể diễn ra ở những nơi khác trong vũ trụ, toàn thể vũ trụ đều liên thông, các linh hồn của cá thể là hóa thân của Thượng Đế và có thể chu du khắp vũ trụ.

Đó là nền tảng tư tưởng cho các nhà khoa học nghiên cứu về tái sinh chuyển kiếp luân hồi đem lại cho chúng ta một số dữ liệu đáng suy nghĩ. Bác sĩ Brian Weiss là một trong số người đó.
 Brian Weiss
Dr. Brian Weiss, MD, is a leading authority on past-life regression therapy and author of the bestseller books Many Lives, Many Masters,Through Time into Healing, and Only Love Is Real. His book Many Lives, Many Masters has sold more than 2 million copies and has been translated into more than 30 languages since its release. Dr. Weiss says that  “There is some powerful curative force in this realm, a force apparently much more effective than conventional therapy or modern medicines.” Dr. Weiss served as Chief Resident in the Department of Psychiatry at Yale Medical School and was chairman of the Department of Psychiatry at Mt. Sinai Medical Center in Miami, Florida, where he maintains a private practice.
Tiến sĩ bác sĩ Brian Weiss là nhà nghiên cứu hàng đầu có thẩm quyền về liệu pháp hồi quy nhớ lại tiền kiếp, tác giả của những quyển sách bán rất chạy : Many Lives, Many Masters (nhiều kiếp sống, nhiều bậc thầy); Through Time into Healing (Chữa bệnh bằng cách đi xuyên qua thời gian); Only Love Is Real (Chỉ có Tình yêu thương là thật). Quyển sách Many Lives, Many Masters đã bán được hơn 2 triệu bản và đã được dịch ra hơn 30 ngôn ngữ từ lúc nó được tung ra. Bác sĩ Weiss nói rằng : “Có một năng lực chữa bệnh trong thế giới này, một năng lực tỏ ra có hiệu quả hơn nhiều so với những phương thuốc quy ước hiện đại”. Bác sĩ Weiss phục vụ với tư cách Trưởng khoa thường trực của phân khoa Tâm thần học của đại học Y khoa Yale, và là Chủ nhiệm khoa Tâm thần học tại Trung tâm Y khoa Mount Sinai tại Miami, bang Frorida (Mỹ) nơi ông có duy trì một phòng khám tư.

Trong quyển sách Same Soul, Many Bodies (cùng linh hồn, nhiều thể xác) Bác sĩ Brian Weiss có kể về một bệnh nhân ông thôi miên để phát hiện tiền kiếp, người này tên là Patrick, một trong các tiền kiếp của anh ta xảy ra cách nay 60.000 năm, anh ta sống trên một hành tinh khác. Một bộ phận trong giống nòi của anh ta đã di cư tới địa cầu và khi họ đến, họ gặp những cư dân khác đến từ những hệ mặt trời khác.

Trong lịch sử cuộc đời của Đức Phật cũng có kể về việc Phật đi tới những cõi giới khác.

Trong bản đồ thánh tích Phật giáo, chúng ta thấy có địa danh Sankasya (Tăng Già Thi 僧伽施 gần New Delhi ngày nay), địa danh này tương đối ít được biết. Đó là nơi Đức Phật dùng thần thông lên trời Đạo Lợi 忉利天 thuyết pháp cho mẹ là hoàng hậu Ma Da nghe, Phật lên cõi trời chỉ một buổi thôi, nhưng người trần gian thấy là ba tháng, sau ba tháng Phật mới trở về trần thế, có Đế Thích và Phạm Thiên theo hầu. Điều đó cũng tương tự như pháp sư Khoan Tịnh đến viếng cõi Tây phương Cực lạc chỉ trong 20 giờ thôi, nhưng người đời thấy là 5 năm 6 tháng.
Bia đá tạc sự tích Đế Thích và Phạm Thiên hầu Phật trở về thế gian tại Sankasya (Tăng Già Thi)
Cõi trời Đao Lợi (忉利天) ở đâu ? Chúng ta không thể tìm thấy trong vũ trụ này, nhưng không phải là không có. Theo Stephen Hawking (nhà vật lý người Anh, hiện mang chức danh Giáo sư Lucasian tức giáo sư Toán học của Đại học Cambridge, chỉ những nhà khoa học xuất sắc như Isaac Newton hay Paul Dirac mới có chức danh này) và Neil Turok (sinh năm 1958 tại Johannesburg, South Africa, Giáo sư Vật Lý của Đại học Princeton, Giám đốc Viện Perimeter về Vật Lý lý thuyết), hai người nói trong một định đề (postulate) : “The quantum world is one of virtual particles continually fluctuating in and out of existence, even in a vacuum, of superstrings vibrating and twisting in ten or eleven dimensions, most of which are ‘rolled up’ and invisible, of a reality in which gravitation, spacetime and matter are or were merged in one ‘instanton” (Thế giới lượng tử là thế giới của các hạt ảo không ngừng dao động qua lại giữa hiện hữu và cả hư không, của siêu dây rung động và biến dạng trong 10 hoặc 11 chiều kích_ mà phần lớn những chiều kích ấy bị cuốn lên và vô hình_của một thực tại trong đó lực hấp dẫn, thời không, và vật chất, được hoặc đã được kết hợp lại trong ‘sát na hiện tiền’). Vậy cõi trời Đao Lợi nằm trong một vũ trụ song song với vũ trụ của chúng ta, thuộc các chiều kích không gian bị cuốn lại nên người trần không thể thấy, nhưng người có thần thông như Đức Phật thì có thể thấy và đến được. Đến bằng cách nào ? Bằng cách dùng tâm niệm, chỉ một niệm là đến. Đây là phương thức di chuyển chủ yếu trong Tam giới.

Đó cũng là cách mà các thần thức (người đời hay gọi là linh hồn) từ các hành tinh khác hay vũ trụ khác đến Địa cầu.

Chúng ta nên nhớ lại hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) cụ thể là thí nghiệm của Nicolas Gisin của đại học Geneva, Thụy Sĩ năm 2008. Ông cho một photon xuất hiện đồng thời tại hai vị trí cách nhau 18km. Hễ tác động lên photon này thì photon kia cũng bị tác động y hệt ngay tức thời không mất chút thời gian nào. Điều đó chứng tỏ khoảng cách 18km là không có thật. Nói một cách tổng quát không gian vũ trụ không có thật. Không gian vũ trụ chỉ là mô tả, không phải là thực tế.

Vấn đề tiếp xúc với người ngoài hành tinh, có một câu chuyện khác cũng rất nổi bật. Đó là từ chòm sao thất nữ Pleiades. Cụm sao Pleiades – được biết đến với cái tên cụm sao Thất Nữ hoặc M45 – là thiên thể có thể quan sát được ở hầu hết những nơi có sự hiện diện của con người. Thất Nữ có hình dạng như một nhóm sao màu xanh sáng mờ. Với khoảng cách 541 năm ánh sáng từ Trái Đất chúng ta, Pleiades là một trong những cụm sao gần nhất và sáng nhất có thể quan sát bằng mắt thường. Cụm sao này chứa khoảng 1000 ngôi sao trẻ, nóng và có màu xanh được hình thành cách đây khoảng 100 triệu năm. Chòm sao Pleiades còn có tên M45 bởi vì vào ngày 4 tháng 3 năm 1769, Charles Messier đã liệt kê thêm một thiên thể nữa vào cuốn danh mục những thiên thể giống sao chổi nhưng không phải sao chổi của ông, thiên thể đó mang số hiệu 45 và nó là cụm sao Pleiades. Vậy M45 có nghĩa là Messier 45, là thiên thể thứ 45 trên tổng số 110 thiên thể do Messier liệt kê ra.

Cách tìm Pleiades trên bầu trời. Bạn hãy tìm ra cho mình chòm sao Orion (Thợ săn), chòm sao này đặc trưng bởi ba ngôi sao thẳng hàng và cách đều nhau. Từ ba ngôi sao đó bạn hãy nhìn qua bên phải và bạn sẽ thấy những ngôi sao xếp thành hình chữ V với một ngôi sao sáng ở giữa. Chữ V đó chính là khuôn mặt con bò vàng của chòm sao Taurus. Ngôi sao sáng trong hình chữ V đó là Aldebaran – tượng trưng cho mắt của con bò vàng này. Qua khỏi Aldebaran một chút, bạn sẽ thấy cụm sao Thất Nữ tức Pleiades – cụm sao này được tưởng tượng như là là vai của con bò vàng.
 Orion-taurus-pleanides

Trên mạng có nhiều tài liệu nói rằng ở chòm sao đó có người sinh sống, họ là người Pleiadian. Tiếng kêu của họ là thông điệp họ truyền đến Địa cầu qua sự tiếp điển của bà Barbara Marciniak ở bang North Carolina, Mỹ. Những đạo lý của người Pleiadian được bộ não của bà Barbara Marciniak tiếp nhận theo kiểu mặc khải và được viết ra bằng tiếng Anh và in thành sách từ năm 1988.
Chẳng hạn các quyển :
Những người mang đến ánh bình minh
Trong quyển sách này Bà Barbara Marcianiak tiếp nhận thông điệp của người Pleiadian nói rằng:

The Pleiadians are alien beings from the star cluster in the constellation Taurus known as the Pleiades. Barbara Marciniak claims that the Pleiadians chose her  to be their messenger. She reveals this in her channeled book, Bringers of the Dawn. According to Marciniak the message is: “If you can clear people of their personal information, they can go cosmic.”

Người Pleiadians là những sinh vật ngoài hành tinh từ các cụm sao trong chòm sao Taurus được gọi là Pleiades. Barbara Marciniak tuyên bố rằng người Pleiadians chọn bà làm sứ giả của họ. Bà tiết lộ điều này trong cuốn sách của mình tiếp điển, “Những người mang đến ánh bình minh”. Theo bà Marciniak, thông điệp là: “Nếu bạn có thể giải thoát mọi người khỏi nghiệp cá nhân (sở tri chướng) của họ, họ có thể du hành trong vũ trụ.”
Trái đất, chìa khóa của người Pleadian để vào Thư viện Sống
Con đường của quyền năng
Tại sao Bà Barbara Marciniak có thể tiếp điển để nắm được thông điệp từ con người ở sao Pleiades?

Pleiadians Navigate Other Worlds Often Without Spaceships Through Human Consciousness

Although in physical time, the Pleiadians are 541 light years away, they have learned to navigate other worlds, although not always in space ships. They understand our fear of the unknown, and so they come to help in ways that are non-threatening. They are coming now, sometimes in physical form where they can blend in, but most often through human consciousness. Their intent is not to harm but to help us evolve and develop.

Người Pleiadian du hành đến các thế giới khác thường không cần phi thuyền không gian mà qua tâm linh con người.

Mặc dù xét về thời gian vật lý, người Pleiadian cách xa chúng ta 541 năm ánh sáng, tuy nhiên họ đã học được cách du hành đến các thế giới khác không phải lúc nào cũng bằng phi thuyền không gian. Họ hiểu nỗi sợ hãi của chúng ta về sự bất minh, vì vậy họ đến để giúp đỡ bằng cách không gây ra cảm giác đe dọa. Bây giờ họ đang đến, đôi khi bằng hình thái vật chất mà họ có thể hòa lẫn, nhưng phần lớn qua tâm linh con người. Ý định của họ không phải để làm hại mà để giúp chúng ta tiến hóa và phát triển.

Đối với tâm linh thì khoảng cách không gian là không có thật, giống như hiện tượng liên kết lượng tử (quantum entanglement) đã chứng tỏ, do đó khoảng cách 541 năm ánh sáng cũng chỉ một niệm là đến. Đó cũng chính là cách mà chúng sinh ở hành tinh khác hoặc vũ trụ khác có thể đầu thai tái sinh trên Trái đất một cách dễ dàng.

Tóm lại, con người hoàn toàn sống trong thế giới mô tả, thế giới tưởng tượng không có chút thực tế nào, nhưng vẫn cứ tưởng tượng đó là cuộc sống thực, có không gian, thời gian, có sông núi biển đảo, có nhà cửa, xe cộ, đường xá, lương thực thực phẩm, nam nữ tình yêu, tính dục, văn hóa xã hội, công nghệ, nền văn minh…và cũng có cả thiên tai : dông bão, lụt lội, núi lửa, động đất, sóng thần…; nhân họa : tranh giành, chiến tranh, áp bức, bất công, bạo lực, bóc lột, tai nạn giao thông, tàu chìm, máy bay rớt, nghèo đói, bệnh tật…
 
Các nhà khoa học có làm phim tư liệu để thuyết minh rõ ràng cho chúng ta hiểu tại sao thế giới mô tả đời thường của chúng ta chỉ là tưởng tượng.

Vạn Pháp duy thức
https://www.youtube.com/watch?v=kIAyKblFluM

Con chim bên ngoài chỉ là một cấu trúc ảo cấu thành từ các hạt ảo như quark, proton, neutron, electron, nguyên tử. Con chim là một ảo ảnh, hay nói như David Bohm, là một toàn ảnh, do não phóng hiện ra không gian 3 chiều và tương tác với nó như một vật thật. Cơ chế này được thí nghiệm 2 khe hở chứng minh.

Double Split Experiment – Thí Ngiệm Hai Khe Hở – Phụ đề Việt ngữ
https://www.youtube.com/watch?v=65zcksBusxA

Electron chính là cái mà cái mà chúng ta cảm nhận là vật chất có màu sắc, có hình thể, cứng chắc…vốn chỉ là sóng vô hình, không phải là vật chất, nhưng dưới tác dụng nhận thức của bộ não, đã sụp đổ thành hạt vật chất. Việc bộ não lựa chọn và phóng ra sóng nào để thành vật gì trong cảnh giới nào là do nghiệp (karma) quyết định. Video sau đây chứng minh quyết định đã được hình thành trước khi ý thức nhận biết.

Não phản ánh Tâm đã quyết định trước Ý thức 6 giây
https://onedrive.live.com/?id=3A697DD6BE1AB73E%214932&cid=3A697DD6BE1AB73E&group=0&parId=3A697DD6BE1AB73E%21106&authkey=%21AEAUpiDgnE9v0xc&o=OneUp

Con người không làm chủ được mình, số phận của mình. Con người chỉ có ảo tưởng về độc lập, tự do, dân chủ, không biết họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào cái bản ngã vô minh với vô số sở tri chướng, bị cuốn trôi trong lục đạo luân hồi sinh tử vô cùng khổ sở. Kiếp súc sinh, trâu, bò, gà, heo, chó, tôm, cá…bị bắt làm thịt. Kiếp ngạ quỷ, địa ngục thì khỏi nói rồi, đó là đau khổ triền miên. Ngay cả kiếp người cũng không ít thảm cảnh mà chúng ta thấy hàng ngày trên truyền thông.

Con người giác ngộ ắt không hoàn toàn tin tưởng vào mô tả mà phải cảnh tỉnh, phải tìm cách làm chủ được số phận. Thế nào là làm chủ số phận? Ta làm chủ được số phận khi ngôi nhà của mình không bao giờ bị thiên tai; chiến tranh bạo lực, áp bức, bất công cũng không chạm được vào mình; bản thân mình không bị bệnh nan y, không chết bất đắc kỳ tử; thân nhân con cái của mình không bị chìm tàu, rớt máy bay hay tai nạn, cũng không bị bệnh nan y. Tại sao được như vậy? Vì không gây ra nghiệp bất thiện. Và cuối cùng, quan trọng nhất là sinh tử tự do. Ta có thể quyết định lúc nào mình nhập diệt, có tái sinh hay không và nếu có thì sẽ sinh ở đâu. Trên đời có ai làm chủ được như thế chăng? Hãy quan sát cuộc sống đời thường chung quanh bạn, không phải có nhiều người may mắn, hạnh phúc, xinh đẹp, giàu có đó sao? Nói cho cùng đó cũng chỉ là mô tả, thực tế là điều không thể nghĩ bàn.

Nói tóm lại, chúng ta đang sống trong mê muội, trong thế giới mô tả. Thế giới mô tả không phải là thực tế, chúng ta nên hướng tới giác ngộ, giác ngộ rồi thì tự do, muốn tịch diệt hay muốn tái sinh trong cảnh giới nào cũng tùy hỉ, sống trong thế lưu bố tưởng 世流布想 nhưng không sinh ra chấp trước tưởng 執着想.

Truyền Bình