Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
Danh Mục Tam Tạng
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Phẩm Thứ Chín Bát Nhã Ba La Mật

10 Tháng Giêng 201712:59 CH(Xem: 2193)
Phẩm Thứ Chín Bát Nhã Ba La Mật

PHÁT BỒ ĐỀ TÂM LUẬN
Thích Nguyên Ngôn dịch

 Phẩm Thứ Chín Bát Nhã Ba La Mật

 Luận nói: Vì sao hàng Bồ Tát phải tu tập Bát Nhã Ba la mật ?

Tu tập Trí Huệ Bát Nhã là vì tự lợi và lợi tha, cho đều khi cả hai đều lợi ích viên mãn. Như vậy , có Trí Huệ là có khả năng trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Bồ Tát vì muốn điều phục chúng sanh, khiến họ xa lìa khổ lão cho nên phải tu tập Trí Huệ.

Bồ Tát tu tập TRÍ HUỆ, tất phải rõ biết các pháp thế gian, xã tham sân sikiến lập Từ tâm thương xót, làm lợi ích cho tất cả chúng sanhthường niệm cứu tế và làm người hướng dẫn chân chính, có khả năng phân biệt học thuyết của cáctà đạo và chánh đạocho đến phân biệt rõ ràngthiện ác. Đó là hàng Bồ Tát tu tập Pháp Trí Huệ lúc ban đầu vậy. Tu tập Trí huệ thư vậy, viễn lyvô minhtrừ phiền não chướng và Trí huệchướng, được như thế gọi là tự lợi. Lại phải giáo hóa chúng sanh khiến họ được điều phục thanh tâm, gọi đó là lợi tha. Bởi do tu Vô thượng Bồ đề, lại giáo hóa chúng sanh khiến họ đồng lợi íchnhư mình, bây giờ gọi là cả hai đều viên mãnvậy. Do nhơn tu tập Trí huệ nên thành tựu quả Sơ địacho đến chứng đắc Tát Bà Nhã Trí, bây giờ gọi là trang nghiêm Đạo Bồ Đề.

Bồ tát tu hành Trí Huệ có 20 môn tâm pháptuần tự kiến lập

1. Phải phát khởi thiện tâm thân cận thiện hữu tri thức.

2. Phải xả ly tâm kiêu mạn, và phóng dật.

3. Phải tùy thuận giáo hoá, và tâm luôn vui vẻ cầu được nghe Pháp.

4. Khi được nghe Pháp tâm không nhàm chán, phải khéo léo tư duy.

5. Phải thực hành Tứ phạm hạnhtu tập Chánh trí.

6. Phải quán Bất tịnh hạnh và tu yếm ly tâm.

7. Phải quán sát Tứ Chơn đế, và 16 pháp thánh tâm

8. Phải quán sát 12 Nhơn duyên, và tu Minh Huệ tâm

9. Khi nghe các Pháp Ba la mật tâm luôn luôn ghi nhớ, vui thích tu tập.

10. Phải khởi tâm quán các pháp: vô thườngkhổ khôngvô ngãbất tịnh.

11. Phải khởi tâm quán các pháp, không ,vô tướngvô nguyệnvô tác.

12. Phải khởi tâm quán sát: 5 ấm, 18 giới, 12 nhập là các pháp khổ đau sai lầm đối với chúng sanh.

13. Phải khởi tâm hàng phục phiền não ( chớ thân cận phiền não).

14. Phải khởi tâm giữ gìn thiện pháp, tự coi đó là bạn hữu thân thích của mình.

15. Phải khởi tâm ức chế ác pháp, khiến dần dần trừ diệt.

16. Phải khởi tâm tu tập Chánh pháp, khiến được tăng trưởng quảng đại.

17. Tuy còn tu tập Pháp Nhị thừa nhưng phải khởi tâm xả ly.

18. Khi nghe được Bồ đề tạng pháp, thì khởi tâm vui vẻ phụng hành.

19. Phải khởi tâm tùy thuận tăng trưởng để tự lợilợi tha, và tăng tấn các thiện nghiệpthiện pháp.

20. Phải khởi tâm thọ trì Chân thật. hạnh, cầu đắc Nhứt thiết Phật pháp.

Lại nữa, Bồ Tát tu hành Trí huệ, lại có 10 pháp thiện tư duy tâm không cùng với hàng Thanh Văn, Bích Chi Phật:

1. Tư duy dể phân biệt Định, Huệ, căn bản.

2. Tư duy về hai pháp bất xả đoạn thường nhị biên.

3. Tư duy về Nhơn duyên sanh khởi các pháp.

4. Tư duy về Vô ngã, Vô nhơn, Vô chúng sanhVô thọ giới

5. Tư duy về các pháp không có ba đời khứ, lai trụ.

6. Tư duy về không bỏ sót các hạnh, mà chẳng đoạn nhơn quá khứ.

7. Tư duy về pháp nhị không, nhưng phải thâm sâu thiện pháp, chớ giải đãi.

8. Tư duy về Pháp Vô tướng để độ chúng sanh, chớ thiếu sót.

9. Tư duy về Pháp Vô nguyện; nhưng luôn luôn cầu thành tựu Đạo Bồ đề, chớ lãng quên.

10. Tư duy về Pháp Vô Tác, nhưng luôn luôn thọ-thân-độ sanh, không xả bỏ.

Lại nữa, Bồ Tát có 12 phép khéo léo tu tập

TRÍ HUỆ môn :

1. Khéo tu tập thành tựu pháp Không-đẳng-tam- muội, mà chẳng chấp thủ chứng đắcthiện.

2. Thành tựu chư Thiền tam muội, mà chẳng tùy theo thiện sanh.

3. Thành tựu chư Trí thông, mà không chấp trước chứng Vô lậu pháp.

4. Thành tựu Nội quán pháp, mà không chứng quyết định.

5. Thành tựu Quán nhất thiết chúng sanh không tịch, mà chẳng xả ly Đại từ.

6. Thành tựu Quán nhứt thiết chúng sanh vô ngã, mà không xả ly Đại bi tâm.

7. Có khả năng vào các cõi ác, nhưng chẳng vì NGHIỆP CŨ mà thọ sanh khổ.

8. Thành tựu Ly dục pháp nhưng chẳng chứng ly dục pháp.

9. Thành tựu xả sở dục lạc, nhưng chẳng xả pháp lạc.

10. Thành tựu xả nhứt thiết hỷ luận chư giác, nhưng chẳng xả ly phương tiện các Quán pháp.

11. Thành tựu Tư duy hữu vi pháp đa quá hoạn, nhưng chẳng xả ly hữu vị pháp.

12. Thành tựu Vô vi pháp thanh tịnhviễn ly, nhưng chẳng trụ vô vi pháp.

Như vậy, hàng Bồ Tát thường tu tập, nhứt thiết thiện nhập pháp môntức hay khéo léo biện giải “tam thế không vô sở hữu”. Nếu khởi tác quán sát như vậy, quán tam giớikhông, do Trí huệ lực vậy. Nếu ở nơi tam thế chư Phật đâu có gieo trồng vô lượng công đức tất đều đem hồi hướng quả vị Vô thượng bồ đề. Cho nên gọi là Bồ Tát quán tam thếphương tiện pháp.

Lại nữa, Bồ tát tuy thấy rõ các pháp quá khứ, tận vị lai đều rốt ráo, nhưng thường tu thiệncăn, tinh cần chẳng giải đãi. Quán vị lai pháp tuy không sanh khởi, nhưng cũng không xả bỏ Pháp tinh tấn, nguyện hồi hướng Bồ đề đạo. Quán hiện tại pháp, tuy là niệm niệmsanh diệt, nhưng tâm không quên lãng, dõng mãnh đến quả vị Bồ đề. Đó gọi là Bồ TátQuán Tam Thế Phương Tiện, rằng: Quá khứ đã diệt, vị lai chưa đến, hiện tại bất trụ, tuy là như vậy, nhưng lại quán triệt tâm vươngtâm sở, pháp sanh diệt tán hoại, mà thường chẳng xả ly, tích tập thiện căn Trợ Bồ đề pháp. Đó gọi là Bồ Tát “Quán tam thế phương tiện” vậy.

Lại nữa, Bồ Tát quán nhứt thiết thiện, bất thiện, vô ngã, ngã, thật, bất thật, không và bất khôngthế đế và chơn đếchánh định và tà địnhhữu vi và vô vi hữu lậu , vô lậuhắc phápbạch phápsanh tử và Niết bànnhư pháp giới tánh, nhứt tướng vô tướngở trong đó không pháp nào có thể gọi là vô tướng, cũng không pháp nào nhơn đó là vô tướng.

Như vậy gọi là Nhất thiết Pháp ấn bất khả ngại. Pháp ấn ấy, đối với các Pháp ấn khác cũng Vô tướng ấn, gọi đó là Chơn-thật-trí-huệ-phương-tiện Bát nhã Balamậtđa. - Đó là Phát Bồ Đề tâm. (Tóm ý câu này, có nghĩa là: Thị pháp trụ pháp vị, thế gian tướngthường trụ).

Bồ Tát Ma Ha Tát nên như vậy mà hành trì, tức gần gũi với A Nậu Đa La Tam Muội Tam Bồ ĐềBồ Tát Ma Ha Tát tu hành Trí huệTâm vô sở hành , Pháp tánh tức thanh tịnh. Đó là viên mãn Bát nhã Ba la mật vậy.