Bản chất thật của Tâm là rỗng lặng , khg có vật chất , khg xúc chạm được . Chúng ta có rất nhiều ý niệm về thế giới : sự vật có hay khg , chúng ta ở đó hay khg ở đó . Tất cả những khái niệm đó chỉ là những xáo động của Tâm . Không Cần phải nghĩ tưởng quá nhiều để hiểu được bản chất thực sự của các hiện tượng , bản chất thực sự của Tâm . Và ngay chổ ấy chúng chung nhau một đặc tính , một bản chất là sự rỗng lặng .
Khi chúng ta hiểu được điều đó , bất kỳ sự bám luyến nào khởi lên trong Tâm , bất cứ những thứ gì được xem như hiện tượng sẽ lập tức tan biến , vì chúng ta biết rằng bản chất của mọi sự là sự rỗng lặng . Chúng ta khg Cần bám níu vì tất cả chỉ là huyễn ảo .
Vậy , sự hiểu biết về hình tướng bên ngoài là kết quả của Tâm . Nếu vậy , sự biểu hiện ấy khg thể tách rời Tâm . Nếu nó là Tâm , và Tâm thì rỗng lặng . Vậy hình tướng ấy khg có một hình dạng , một màu Sắc thật sự . Tuy nhiên, các hiện tượng rỗng lặng ấy được trông thấy . Chúng ta thấy sự vật . Chúng ta trông thấy các vật ấy vốn chỉ là Tâm mà về bản chất là rỗng lặng . Khi chúng ta giải quyết điều có vẻ như mâu thuẩn này , chúng ta hiểu được điều mà người ta gọi là sự kết hợp của rỗng lặng và các hiện tượng trong cách nhìn của Đại Ấn ( Mahamutra ) .
Người ta khg thể khẳng định rằng có sự vật. Người ta cũng khg thể khẳng định sự vật khg có , cũng khg thể khẳng định chúng là sự phối hợp của cả hai , vừa có vừa khg có . Người ta cũng khg thể khẳng định rằng chúng là sự chốI bỏ của sự phốI hợp ấy . Vậy khi chúng ta quan niệm rằng các hiện tượng ở ngoài các Thái cực có và khg có , chúng ta hiểu rằng Tâm ở ngoài các khả năng và vận dụng trí Tuệ . Chúng ta thấy rằng các hình tướng ấy không là tất cả , chúng bị giới hạn và khg bao hàm hết Tâm . Một khi thấy được bản chất của Tâm là rỗng lặng , mà cùng lúc là không gian trong đó có mọi sự biểu hiện , và hai khía cạnh ấy không mâu thuẩn nhau , chúng ta phát triễn trí Tuệ Thăng hoa . Người ta gọi đó là sự hoàn Thiện của Tâm là Prajnaparamita ( trí tuệ hoàn Thiện ) . Tuy nhiên , trí Tuệ không phải là một đốI tượng của sự hiểu biết , nó là trí Tuệ " nguyên thủy".
Nếu ai hiểu điều gì , người đó khg hiểu gì cả . Thật vậy , nếu hiểu điều gì thì đó gồm cả hai mặt Chủ thể và đối tượng . Trí Tuệ có tính Thăng hoa , vì ở ngoài sự hiểu biết của trí thông Minh , nó là kinh nghiệm đầu tiên của Tâm , nơi chính Tâm và do chính Tâm .
Nếu chúng ta có thể lý luận như thế , nghĩa là một cách không hai (bất nhị ) , chúng ta có thể gọi điều đó là một sự " không hiểu " , tức là sự thấu suốt rốt ráo . Bây giờ không còn Chủ thể và đối tượng , không có căng thẳng . Sự chấp có không hai này vốn là nguyên nhân của đau khổ , tan biến trong CÁI thấy của Tâm bởi chính nó . Đó là công việc của Thiền : đạt đến chổ Tâm chứng được bản chất thật của nó và thấy nơi mình sao cho mọi chấp trước , nguồn gốc của mọi sự đau khổ tan biến đi .
Nếu đi tìm giác ngộ ở bên ngoài , chúng ta rơi vào sự chi phối của hy vọng . Chúng ta sợ không đạt được nó , chúng ta bị lo sợ chi phối . Vậy , phải bỏ đi hy vọng và lo sợ đó . Không phải sợ sẽ không đạt Giác ngộ , vì Giác ngộ là bản chất của Tâm ta . Chúng ta Đa Giác ngộ rồi , chỉ vì chúng ta không biết điều đó . Ta không Cần phát triễn hy vọng tạo được một trạng Thái khác . Tâm ta ở đó , và không phải đi tìm Giác ngộ mà Phật ở chổ nào ngoài nó . Nếu ta không hy vọng và lo sợ , chúng ta tự an trú một cách tự nhiên trong Tâm bản nhiên , Tâm bình thường . Tâm " bình thường " vì nó không ở " bên ngoài " . Đó chính là Tâm và lúc đó là Giác ngộ . Không có gì phải tạo tác , không có gì phải làm . Chúng ta chỉ đặt trong bản chất của Tâm một cách tự phát , không tìm Cầu , cũng không theo phương Pháp nào đê xây dựng cái gì , vì Tâm tự nó đã viên mãn . Nếu ta Thiền một cách giả tạo , đầy hy vọng và lo sợ , ta sẽ khái niệm hoá kinh nghiệm của mình và sẽ không bao giờ thấy được Tâm Bình thường , cái Tâm bản nhiên . Chúng ta luôn quan sát kinh nghiệm của mình . Phê Bình nó , nghĩ rằng : " đúng nó rồi , không phải nó . Tốt , không tốt . Mình đã Đắc , mình không Đắc ." Trong mọi trường hợp , khi chúng ta nói :" tôi đã Đắc " tức chúng ta không Đắc gì cả vì có Chủ thể quan sát đối tượng , vẫn có hai .
Phải từ từ đạt tới chổ chứng Đắc một cách tự phát , tự nhiên , mà bỏ qua tất cả những gì thuộc phẩm chất Thiền tốT , Thiễn xấu , hoặc những gì do trí phán đoán " Tôi đã Đắc , Tôi không Đắc " . Trong sự buông xả ấy , trong sự bỏ đi các khái niệm , Tâm bản nhiên sẽ Hiển lộ . Điều này không xảy ra giữa một Chủ thể và một đối tượng . Đó là Tâm tự thấy , nơi chính nó và do chính nó ./.
- Từ khóa :
- Sư Hồng Nhật