Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.

Đặc San Hoa Sen Vu Lan 2008

10 Tháng Tám 20148:10 CH(Xem: 8199)
Đặc San Hoa Sen Vu Lan 2008
Đặc San Hoa Sen Vu Lan 2008


Chùa phật ân - Hội phật giáo việt nam tại MinnesotaĐặc San Hoa Sen
Vu Lan 2008

Chùa Phật Ân - Minnesota
Đặc San
Vu-Lan 2008

Chủ Trương:
Ban Trị Sự Chùa Phật Ân

Thực Hiện:
Vạn Hòa
Nguyên Đoan
Nguyên Diệu
Nguyên Thiện
Đồng Hiếu
Nguyên Phước

Với Sự Cộng Tác Của:
TT Thích Nguyên Siêu
TT Thích Đồng Văn
ĐĐ Thích Hạnh Đức
ĐĐ Thích Hạnh Tuệ
Trí Viên,
Tâm Thành,
Tâm Đoan,
Quỳnh Kim Tuyết,
Bích Đông,
Thiện Trí,
Minh Phúc,
Nguyễn Thái Hai,
Võ Phương Trâm


XIN PHÉP
Với mục đích hoằng pháp lợi sanh Hoa Sen xin đăng lại hình ảnh của Chư Tôn Đức và các nhiếp ảnh gia. Kính xin Chư Tôn Đức và quý vị từ bi hoan hỉ.

Mục Lục Trang
Tổ Chức của Chùa Phật Ân - BTS 4
Chương Trình Sinh Hoạt - BTS 5
Lá thư Ban Trị Sự 6
Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống Thượng Huyền Hạ Quang 9
Vu Lan - Mùa Cứu Độ Các Oan Hồn Phiêu Bạt - TT Thích Nguyên Siêu 12
Thơ: Vu Lan Nhớ Cha - TT Thích Nguyên Siêu 14
Phước Đức Từ Sự-Kinh Kim Cang - Thọ Trì, Đọc Tụng, Giảng Thuyết Vạn Thông 15
Bướm Về Nghe Pháp - ĐĐ Thích Hạnh Đức 18
Đạo và Đời, Tham - Sân - Si - Tâm Đoan 19
Một Bông Hồng Hạnh Phúc - Quỳnh Kim Tuyết 23
Hoa Sen Trong Văn Hóa Phật Giáo - ĐĐ Thích Hạnh Tuệ 24
Thư Gửi Mẹ - Bích Đông 30
Ngày Vu Lan Làm Theo Lời Thầy - Thiện Trí 33
Bông Hồng Trắng Riêng Tôi - Quỳnh Kim Tuyết 35
Bếp Chùa Phật Ân - Người Được Thọ Chúng Liên Trì 36
Vu Lan, Mùa Báo Hiếu - Tâm Thành 37
Chấp và Xả - Nguyễn Thái Hai 39
Chuyến Từ Thiện Của Cuộc Đời - Minh Phúc 41
Thơ: Tình Mẹ - Võ Phương Trâm 45
Thơ: Nguồn Sáng Phật Đạo - Võ Phương Trâm 45
Tin Phật Sự Chùa Phật Ân - BTS 46
Lớp Việt Ngữ Chùa Phật Ân - LVN 50
chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-02


Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống-Nhất Hải-Ngoại tại Hoa-Kỳ
Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota
CHÙA PHẬT-ÂN

Lãnh-Đạo Tinh-Thần:
  • Thượng-Tọa Thích Nguyên-Siêu,
  • Viện-Chủ chùa Phật-Đà và Tu-Viện
  • Pháp-Vương, San Diego, California.

Hội-Đồng Hộ-Trì Tam-Bảo:
  • Nguyên-Kim Lũ-Mộng-Chi (nhiệm kỳ 2008-2014)
  • Thanh-Hương Bùi-Thị-Yến (nhiệm kỳ 2008-2014)
  • Tâm-Thành Lê-Cảnh-Di (nhiệm kỳ 2004-2010)
  • Thanh-Đức Nguyễn-Đình-Trí (nhiệm kỳ 2004-2010)
  • Nguyên-Tịnh Tôn Thất Định (nhiệm kỳ 2006-2012)
  • Quảng-Nghiệp Trịnh-Văn-Nông (nhiệm kỳ 2006-2012)
  • Chánh Thư-Ký: Trí-Viên, Phạm-Anh-Toàn (nhiệm kỳ 2008-2010)



Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam
Thống-Nhất Hải-Ngoại tại Hoa-Kỳ
Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota

CHÙA PHẬT-ÂN

Ban Trị-Sự nhiệm kỳ 2008-2010

Chủ-Tịch: Trí-Viên Phạm-Anh-Toàn
Phó Chủ-Tịch: Lalito Nguyễn-Thành-Lộc, Minh-Quang Võ-Huỳnh-Ánh, Diệu-Kim Đàm Thị Thanh-Quý
Tổng Thư-Ký: Nguyên-Phước Hòang Đức Lộc
Phó Tổng Thư-Ký: Minh-Tâm Tô Thành Kiêm
Thủ-Quỹ: Trần Thiện Hùng
Phó Thủ-Quỹ: Minh-Tịnh Nguyễn An
Kiểm-Soát-Viên: Minh-Nguyên Hà Văn Tiên, Phạm Gia Tuấn, Hồ Đình Sang




Chương-Trình Sinh-Hoạt

Chùa PHẬT-ÂN


Khóa lễ hàng Tuần:
10 giờ sáng mỗi Chủ-nhật
Sau khóa lễ là buổi Nói Chuyện Giáo-Lý ngắn (15 phút) của Ban Tu-Học.
Phật-Tử có thể xin cầu-an hoặc cầu-siêu cho thân nhân trong các khóa lễ hàng tuần.
Xin lưu ý đây là khóa lễ chung hàng tuần cho Phật-tử. Các Phật-tử theo Tịnh Tông xin xem phần
Niệm Phật và Bát Quan Trai ở dưới.

Khóa Hồng Danh Sám-Hối và Bố-Tát:
7 giờ tối ngày 14 và 30 (hoặc 29 nếu tháng thiếu) âm lịch.
Nếu là ngày Chủ-nhật, khóa lễ Sám-hối sẽ được khai lễ lúc 1 giờ chiều.
Sau khóa lễ Sám Hối là lễ Bố-Tát cho các Phật-tử đã thọ Bồ-Tát giới.

Khóa Tu Niệm Phật:
Khóa Tu Niệm Phật Cầu Vãng Sanh được tổ chức vào ngày Thứ Bảy thứ nhất mỗi tháng từ 9 giờ 30 sáng đến 5 giờ chiều. Muốn biết chi tiết về khóa tu này xin liên lạc Đạo-hữu Lalito Nguyễn Thành Lộc qua số điện thọai (651)503-1164.

Chương Trình Thiền tập:
Mỗi Thứ Bảy từ 7 giờ sáng đến 9 giờ sáng.
Thứ Bảy thứ hai và Thứ Bảy thứ tư mỗi tháng sẽ thực tập từ 7 giờ sáng đến 12 giờ trưa.
Xin liên lạc đạo-hữu Nga (Nita) Truitner điện thoại (651)644-8641 hoặc qua điện-thư (email) ngatruitner@yahoo.com

Khóa Tu Bát Quan Trai:
Khóa tu Bát Quan Trai được tổ chức vào ngày Thứ Bảy thứ ba mỗi tháng. Khóa tu khởi sự từ 6 giờ 30 chiều Thứ Sáu đến 7 giờ chiều Thứ Bảy.Muốn biết chi tiết về khóa tu này xin liên lạc Đạo-Hữu Trí Viên qua điện thoại (651)483-2737 hoặc qua điện-thư (email) chua_phatan@yahoo.com

Tang lễ:
Thể theo yêu cầu của các tang gia, Ban Hộ-Niệm chùa Phật-Ân sẽ đến các nhà quàn và nghĩa trang để tụng niệm cho các hương linh quá vãng.
Xin liên lạc Đạo-Hữu Lalito Nguyễn Thành Lộc qua điện thoại (763)784-1569 hoặc (651)503-1164

Hôn lễ:
Các Phật-Tử muốn xin làm lễ cưới và ký giấy hôn-thú (Mariage Certificate) xin liên lạc Đạo-Hữu Hội Trưởng Trí-Viên (điện thoại nhà: (651)483-2737, Cel. (651)334-4724 ) Ít nhất một tháng trước ngày lễ.

Mọi thắc mắc khác xin liên lạc với Đạo-Hữu Hội-Trưởng Trí-Viên điện thọai nhà (651) 483-2737, Cell. (651) 334-4724 hoặc qua điện-thư (email) chua_phatan@yahoo.com




Lá Thư
Ban Trị Sự

Nhân mùa Vu-Lan, Ban Trị-Sự chùa Phật-Ân chúng con xin thành tâm cảm niệm ân đức của chư Tôn Đức Tăng Ni trong vai trò trưởng tử Như-Lai, hành Như-Lai xứ đem chánh pháp trao truyền đến hàng Phật tử chúng con. Kính nguyện ơn trên Tam Bảo gia hộ cho chư Tôn Đức được tứ đại điều hòa, Phật sự viên mãn.

Chúng tôi cũng xin chân thành cảm tạ Quý Hội-Đoàn, Quý Cơ-Sở Thương mại, cùng chư Phật tử xa gần đã trực tiếp hoặc gián tiếp đóng góp và yểm trợ cho các sinh hoạt Phật sự và xã hội của chùa Phật-Ân. Cầu chúc Quý Vị sức khỏe tròn đầy, vô lượng an lạc.

Mùa Vu-Lan thường được gọi là mùa báo hiếu. Báo hiếu ở đây, trong đạo Phật, không chỉ giới hạn nơi tứ thân phụ mẫu hiện đời, mà là báo hiếu đến cha mẹ nhiều đời nhiều kiếp. Hay nói đúng hơn báo hiếu (hay báo ân) đến tất cả chúng sanh vì theo như kinh ―Phụ Mẫu Báo Ân‖, tất cả chúng sanh đã từng là cha mẹ quyến thuộc của ta.

Nói rộng ra, mùa Vu-Lan là mùa tưởng nhớ đến tứ ân. Đối với hàng Phật tử tại gia, theo như kinh ―Tâm Địa Quán‖, chúng ta tưởng nhớ đến ơn cha mẹ, ơn chúng sanh, ơn Quốc gia, và ơn Tam Bảo.

Ơn Tam Bảo, ở đây nhân mùa Vu-Lan, xin được nhấn mạnh đến ơn Tăng Bảo, đặc biệt ân đức của chư Tăng Ni sau mùa an cư kiết hạ. Tăng Ni Việt Nam vẫn cố gắng công cuộc hoằng pháp lợi sanh dù trong hoàn cảnh khó khăn áp bức. Giáo Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất, Giáo-Hội truyền thừa của nền Phật-Giáo Việt-Nam với trên hai ngàn năm lịch sử, từ sau 1975 đã bị gián tiếp cấm đoán và cho tới nay vẫn chưa được phục hoạt. Chư Tôn Đức Lãnh-Đạo suốt ba mươi năm hoặc bị giam cầm hoặc bị quản thúc, không được hành bồ tát đạo để cứu nhân độ thế. Nhưng không vì bị kìm kẹp, cũng không vì tuổi già sức mỏi mà các Ngài chậm bước, cũng không vì thế lực vô minh ngăn cản mà các Ngài vẫn hiên ngang tiến tới, trải lòng từ che phủ cho những người dân vô tội đang bị áp bức tù đầy. Những Vị Lãnh Đạo này, đặc biệt Đức Đệ Tứ Tăng-Thống và Hòa-Thượng Viện Trưởng Viện Hóa-Đạo đã là những tấm gương sáng chói cho Phật Tử chúng ta quy ngưỡng. Thân giáo của Quý Ngài là những bài pháp từ bi vô lượng. Hành động của Quý Ngài là những hành hoạt của Bồ Tát thị hiện để cứu độ chúng sanh.

Vài tuần trước đây, sau nhiều năm bị áp bức làm hao mòn sức lực, Đức Đệ Tứ Tăng-Thống đã xả bỏ báo thân, thâu thần thị tịch. Không là người Phật tử có lẽ sẽ không hiểu được sự mất mát to lớn chừng nào cho Phật Giáo Việt-Nam. Đặc biệt trong giai đoạn vô cùng khó khăn hiện tại. Chúng con kính nguyện Giác-Linh Ngài hãy che chở cho những người con thân yêu của Ngài, những Phật tử Việt Nam trên khắp năm Châu bốn Biển, và gia hộ cho sự phục hoạt của Giáo-Hội Phật-Giáo Việt-Nam Thống Nhất để Phật tử chúng con có nơi nương tựa tâm linh.

Nhất tâm đảnh lễ Tân Viên Tịch Nguyên-Thiều Đường Thượng, Đệ Tứ Tăng-Thống Giáo-Hội Phật Giáo Việt-Nam Thống-Nhất huý thượng Huyền hạ Quang, Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh thùy từ chứng giám.





Chân thành cảm tạ

Ban báo chí chùa Phật Ân chúng con xin chân thành cảm tạ :

Thượng Tọa lãnh đạo tinh thần
Thượng Tọa Thích Nguyên Siêu, Viện chủ chùa Phật Đà
và Tu Viện Pháp Vương, San Diego California
cùng quý thượng tọa, đại đức
không quản ngại thời gian eo hẹp trong lịch hoằng pháp
vô cùng bận rộn, đã hoan hỉ đóng góp bài vở cho
Đặc San Hoa Sen Vu Lan PL 2552

Xin chân thành cảm ơn quý Đạo hữu gần xa
đã nhiệt tình ủng hộ, đóng góp bài vở,
hình ảnh, công sức cho việc in ấn và phát hành
Đặc San Hoa Sen Vu Lan PL 2552

Ban báo chí chùa Phật Ân—Minnesota xin chân thành cảm ơn
quý vị mạnh thuờng quân, các cơ sở kinh doanh tại Song thành
đã hoan hỉ bảo trợ :

Trường Thành / Seafood Palace: $100
Phở 79 & Caravelle Restaurant: $100
Quê Việt Restaurant : $100
Vĩnh Lợi: $50
Đại Lợi Oriental Market: $50

Các cơ sở kinh doanh đã phát nguyện bảo trợ:
Quang Deli và Hiền Deli





TIN BUỒN

Được tin

Đức Tăng-Thống
Đại-Lão Hòa-Thượng
thượng Huyền hạ Quang

đã xả bỏ báo thân an nhiên thị tịch lúc 1 giờ 15 chiều
ngày 25 tháng 7 năm 2008, nhằm ngày 3 tháng Sáu
năm Mậu-Tý, trụ thế 89 năm, hạ lạp 69 tuổi

Kính nguyện Giác Linh Đức Cố Tăng-Thống
cao đăng Phật Quốc

Chùa PHẬT-ÂN
Hội Phật-Giáo Việt-Nam tại Minnesota




TIỂU SỬ
ĐỨC ĐỆ TỨ TĂNG THỐNG GHPGVNTN

Hòa thượng Thích Huyền QuangĐaị lão Hòa Thượng Thích Huyền Quang, Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, thế danh Lê Đình Nhàn, sinh ngày 19 tháng 9 năm 1920 (tức ngày 8 tháng 8 năm Canh Thân) taị làng Háo Đức, xã Nhơn An, huyện An Nhơn, Tỉnh Bình Định, trong một gia đình tin Phật nề nếp nho phong.

Năm 1934, Ngài xuất gia tại chùa Vĩnh Khánh, thờ Hòa Thượng Chơn Đạo làm thầy, được ban pháp danh Như An, Pháp tự Giải Hòa.

Năm 1935, Ngài thọ giới SaDi. Sau khi Hoà Thuợng Bổn Sư viên tịch, Ngài thọ giáo với Hòa Thượng Bích Liên - một bậc Cao Đức Thạc học trong Sơn Môn, được ban pháp hiệu Huyền Quang.

Năm 1937, Ngài mới 18 tuổi nhưng nhờ phẩm chất xuất chúng, Ngài được đặc cách miễn tuổi để thọ Đại giới Tỳ Kheo và Bồ Tát Giới tại Giới Đàn chùa Hưng Khánh.

Năm 1939, Ngài vào Nam học tại Phật Học Đường Lưỡng Xuyên, Tỉnh Trà Vinh. Sau khi tốt nghiệp Phật Học Đường này, Ngài ra Huế tiếp tục tòng học lớp Đại học Phật Giáo tại Phật Học Đường Báo Quốc.

Năm 1945, Ngài tham gia và lãnh đạo phong trào Phật Giáo Cứu Quốc, kháng chiến giành độc lập dân tộc tại liên khu 5.

Năm 1955, Ngài được cung thỉnh làm Giám Đốc Tăng Học Đường ở Khánh Hòa; sau đó, được suy cử vào trong ban lãnh đạo Phật Học Viện Hải Đức Nha Trang.

Năm 1958, Ngài cùng với Chư Tôn Đức trong Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Bình Định khai sáng Tu Viện Nguyên Thiều, sau đó thành lập Phật Học Viện Nguyên Thiều và được cung thĩnh làm Giám Đốc Phật Học Viện này.

Từ năm 1958 đến năm 1962, Ngài được suy cử giử chức Phó Hội Trưởng Hội Phật Giáo Việt nam tại Trung Phần và làm Hội Trưởng Hội Phật giáo Thừa Thiên Huế.

Năm 1963, Ngài tham gia và trở thành một trong những vị lãnh đạo phong trào đấu tranh đòi hỏi tự do tín ngưỡng công bằng xã hội của Phật Giáo dưới chế độ tổng thống Ngô Đình Diệm. Đêm 20 tháng 8 năm 1963, trong kế hoạch nước lũ, tấn công vào các chùa, của chế độ này, Ngài bị bắt cùng các vị lãnh đạo Phật Giáo và hàng ngàn Tăng Ni Phật tử khác; và được thả tự do sau Cuộc Đảo Chánh ngày 01 tháng 11 năm 1963.

Đầu năm 1964, Đại Hội Thống Nhất Phật Giáo được tổ chức tại chùa Xá Lợi, Sài Gòn, Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ra đời, Ngài được suy cử vào chức vụ Tổng Thư Ký Viện Hóa Đạo Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Từ năm 1964 đến năm 1974, đại diện cho Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài từng nhiều lần đi tham dự các Đại Hội các Tôn Giáo Thế Giới vì Hòa Bình ở Nhật Bản, Thụy Sỹ, Bỉ Quốc…. và đi hành hương chiêm bái các Thánh Tích Phật Giáo tại Thái Lan, Ấn Độ.

Năm 1974, Đại Hội Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất kỳ 6, cung thỉnh Ngài vào chức vụ Phó Viện Trưởng Viện Hoá Đạo.

Năm 1975, Cộng Sản chiếm miền nam, thiết lập chế độ mới. Trước chính sách đàn áp thô bạo của chế độ mới này, cùng với cố Hòa Thượng Thích Thiện Minh, Hòa Thượng Thích Quảng Độ . . . , Ngài tiếp tục lãnh đạo Giáo Hội trong cơn đổi đời đầy khủng bố đe dọa, nêu cao tinh thần đối kháng với bạo lực áp bức của
Tăng, Tín đồ Phật Giáo.

Năm 1977, Ngài bị bắt cùng với Hòa Thượng Thích Quảng Độ và các vị lãnh đạo Phật Giáo khác. Do áp lực quốc tế và sự phản đối của đồng bào Phật tử, nhà nước Cộng Sản phải đưa Ngài ra tòa án nhân dân xét xử với kết quả là bản án 2 năm tù treo và bị quản chế tại chỗ.

Không chấp nhận ý đồ khống chế Phật Giáo bằng cách thành lập một Giáo Hội Phật Giáo mới của nhà nước Cộng Sản, Ngài lại bị bắt ngày 25 tháng 2 năm 1982 và bị đưa ra quản chế cô lập tại chùa Hội Phước, Tỉnh Quãng Ngãi.

Chư tăng ni, phật tử hộ giá
Chư tăng, ni và Phật tử hộ giá sau
Kim quan Đức Đệ Tứ Tăng Thống
Năm 1992, cố Đại Lão Hòa Thượng Thích Đôn Hậu, Đệ Tam Tăng Thống viên tịch. Ngài đã bất chấp tất cả mọi đe dọa khũng bố, ngăn trở vượt đường ra Huế dự tang lễ và tiếp nhận Ấn Tín cùng Di Chúc của Đức Đệ Tam Tăng Thống, làm Xử Lý Hội Đồng Lưỡng Viện để tiếp tục lãnh đạo việc đòi hỏi phục hồi quyền sinh
hoạt pháp lý của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất. Tại đây, Ngài đã ứng khẩu, lên tiếng nói cho Phật Giáo và cho cả khối quần chúng bị áp bức bởi cường quyền, công khai phát động phong trào đòi hỏi tự do, nhân quyền cho dân tộc và cho sự phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Sau đó không lâu trong tình trạng bị quản chế, Ngài chính thức đưa ra yêu sách 9 điểm trong Đơn Xin Cứu Xét Nhiều Việc nhằm tố giác những bách hại của chế độ với Phật Giáo, nhất là trong việc triệt hạ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Từ đó về sau, tiếp tục lên tiếng cho những khát vọng tự do, nhân quyền, và cho sự phục hoạt của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất, Ngài nhiều lần cho công bố những văn thư, tuyên cáo gởi cho nhà cầm quyền Cộng Sản, can đảm đề xuất những biện pháp giải quyết nhưng không được nhà cầm quyền đáp ứng.

Năm 2003, Ngài được đưa ra Hà Nội chữa bệnh. Tại đây, thủ tướng Phan Văn Khải tiếp kiến Ngài; và sau đó nhà cầm quyền để ngài tự do đi vào Huế và Sài Gòn; thăm viếng các bậc Tôn Túc; và cuối cùng, trở về tu Viện Nguyên Thiều, Bình Định.

Năm 2003, sau Đại Hội Bất Thường tại Tu Viện Nguyên Thiều, thành hình cơ cấu Hội Đồng Lưỡng Viện, Đại Hội Bất Thường của Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất tại Tu Viện Quảng Đức, Melbourne, Úc Châu đã suy tôn Ngài lên ngôi vị Đệ Tứ Tăng Thống Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất.

Tịnh dưỡng tại Tu Viện Nguyên Thiều, dù tuổi già thân bệnh, ngài vẫn kiên trì với tinh thần bất khuất trước cường quyền, vẫn là biểu tượng cho Tăng Tín Đồ Phật Giáo Việt Nam trong và ngoài nước quy ngưỡng.

Ngày 27 tháng 5 năm 2008, căn bệnh đến hồi trầm trọng, Ngài lại phải vào bệnh viện Đa Khoa Quy Nhơn. Sau khi được y, bác sĩ, các bậc Tôn Túc trong Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất và Sơn Môn Pháp Quyến tận tình chăm sóc; nhưng thấy cơn vô thường sắp đến, Ngài tỏ ý và được đưa trở về Tu Viện Nguyên Thiều an nghỉ.

Ngày mùng 5 tháng 7 năm 2008, vào lúc 1 giờ chiều, Ngài xã báo thân, an nhiên thị tịch, trụ thế 89 năm, hạ lạp 69 tuổi.

Là một nhà lãnh đạo mang hạnh nguyện ―vì dân thọ khổ‖, cuộc đời của Ngài đã gắn liền với vận nước, vận đạo trãi dài trên sáu mươi năm. Là một bậc cao tăng đạo hạnh, một lòng hoài bão cho Phật Pháp, Ngài đã dày công kiến lập Tu Viện, Học Viện đễ tiếp tăng độ chúng; và đã tận dụng thời gian, ngay cả trong những năm tháng tù đày hay bị quản chế, đọc toàn bộ Đại Tạng Kinh, biên dịch nhiều tác phẩm làm căn bản cho nếp sống, lễ nghi của người tu sĩ như Thiền Môn Chánh Độ, Pháp Sự Khoa Nghi. . .

Cây đại thọ của Phật Giáo Viêt Nam thời hiện đại đã nằm xuống. Cuội đời và nhân cách của một bậc Hùng Sư Đại Sỹ, dù đã ra đi nhưng vẫn còn đó cho Tăng Ni, Phật Tử, và cho cả dân tộc Việt Nam ngày nay.

Nam Mô Tân Viên Tịch Nguyên Thiều Đường Thượng, Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Giáo Hội Đệ Tứ Tăng Thống, húy thượng Như hạ An, tự Giải Hòa, hiệu Huyền Quang, Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh Liên Tòa
chứng minh.

Lễ Nhập Bảo Tháp của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN

Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong tang lễ
Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ trong tang lễ
BÌNH ĐỊNH (VB) - Khoảng 800 chư Tăng, 200 chư Ni, 2,000 huynh trưởng và đoàn sinh Gia Đình Phật Tử và hàng ngàn đồng bào Phật tử đã tham dự lễ Nhập Bảo Tháp của Đức Cố Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN đã diễn ra tại Tu Viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Định, Việt Nam, lúc 7 giờ sáng ngày 11 tháng 7 năm 2008, theo tin của một số chư Tăng và huynh trưởng Gia Đình Phật Tử đang có mặt tại Tu Viện Nguyên Thiều cho phóng viên Việt Báo biết trong các cuộc điện đàm từ chiều tối ngày 10 và sáng ngày 11 tháng 7, giờ California, Hoa Kỳ.

Quang lâm chứng minh, hộ niệm và cung tiễn kim quan của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống GHPGVNTN nhập bảo tháp gồm có chư tôn giáo phẩm lãnh đạo Hội Đồng Lưỡng Viện đứng đầu là Đại lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ và chư tôn giáo phẩm như HT Thích Thiện Hạnh, HT Thích Như Đạt, HT Thích Đức Chơn, HT Thích Không Tánh, TT Thích Viên Định, TT Thích Thanh Quang, TT Thích Chơn Tâm, v.v…; chư tôn đức đại diện các tỉnh thành trong nước và hải ngoại như HT Thích Tịnh Hạnh (từ Đài Loan về dự tang), TT Thích Thái Hòa (từ Huế), TT Thích Hải Tạng (từ Quảng Trị), v.v..; và các thầy từ Chùa Già Lam (Saì Gòn) như TT Thích Nguyên Giác, TT Thích Thanh Huyền... chư tôn đức tăng ni trong sơn môn toàn tỉnh Bình Định như HT Thích Bảo An, HT Thích Phước Thành, HT Thích Giác Tâm, HT Thích Thiện Nhơn, v.v..; chư môn đồ pháp quyến tại Tu Viện Nguyên Thiều như HT Thích Tịnh Nhãn, TT Thích Minh Tuấn, v.v..; các huynh trưởng GĐPTVN trong và ngoài nước như Htr Nguyên Tín Nguyễn Châu, Htr Tâm Kiểm Bạch Hoa Mai, Htr Nguyên Tịnh Trần Tư Tín, Htr Nguyễn Đình Khôi, Htr Tâm Tựu Sử Thành, Htr Lê Công Cầu, v.v..; cùng hàng ngàn đồng bào Phật tử tại địa phương cũng như các tỉnh lân cận về tiễn đưa kim quan đức cố Đệ Tứ Tăng Thống.

Lễ nhập bảo tháp tại tu viện Nguyên Thiều—Bình Định
Lễ nhập bảo tháp tại tu viện Nguyên Thiều—Bình Định
Trong lễ phát nguyện trước giờ di quan, Đại Lão Hòa Thượng Thích Quảng Độ Viện Trưởng Viện Hóa Đạo GHPGVNTN đã thay mặt Hội Đồng Lưỡng Viện kính cẩn đọc Lời Tác Bạch trước kim quan đức cố Đệ Tứ Tăng Thống.

Kim quan của đức cố Đệ Tứ Tăng Thống đã chính thức được cung nghinh đúng vào lúc 7:30 phút sáng. Kim quan đã được nhập vào Bảo Tháp lúc 8:30 phút, và buổi lễ Nhập Bảo Tháp đã viên mãn vào lúc 9:30 sáng. Hàng trăm câu liễn, vòng hoa gửi đến Tu Viện Nguyên Thiều từ khắp nơi trong và ngoài nước. Trong một số hình ảnh được phổ biến trên các diễn đàn internet sáng ngày 11 tháng 7 năm 2008, người ta thấy có tấm liễn đặt trên vòng hoa đề Hòa Thượng Thích Minh Tâm, GHPGVNTN Âu Châu. Bên cạnh tấm liễn của Hòa Thượng Thích Minh Tâm là nhiều vòng hoa điếu tang từ khắp nơi gửi về, trong đó có một vòng hoa đề tên hai ông Lý Thái Hùng và ông Nguyễn Hoàng Điềm -- hai nhà hoạt động nhân quyền tại Hoa Kỳ.

Nguồn:
Theo bản tin từ Việt Báo Online ngày 12 tháng 7, năm 2008 .



VU LAN - MÙA CỨU ĐỘ CÁC OAN HỒN PHIÊU BẠT
NGUYÊN SIÊU

Thí Vô Giá Hội là đàn tràng được thiết lập có đủ hương hoa, trà quả, thực phẩm, gạo muối, cờ phướng... kể cả ấn chú để cứu độ các loài cô hồn, hoạnh tử phiêu diêu, phưởng phất đầu ghềnh cuối bãi, tha ma mộ địa... không nơi nương tựa, không người chăm nom, nhờ năng lực của ấn chú, nhờ sự nhất tâm gia trì của vị Sám chủ, của chư Tăng Kinh Sư mà được siêu thoát. Đây là ý nghĩa của lòng Từ bi, của sự thương tưởng được ban bố khắp mọi loài. Lòng Từ bi này cứu khổ ban vui cho sự no đủ mà còn giải thoát một kiếp chúng sinh khổ lụy trong ba đường.

chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-04Một kiếp sống chìm nổi, thăng trầm Theo vận nghiệp, theo tác nhân mà chịu khổ quả luân hồi trong tam đồ lục đạo nhiều đau thương:

"Thăng trầm tam giới luật khả thương
Luân hồi lục đạo khổ nan đương
Bổn tự tư tu đăng thượng phẩm
Chỉ nhơn trục vọng lạc biên hương
Hắc hắc minh đồ vô nhật nguyệt
Mang mang nghiệp hải thiểu từ hàng."

Loài cô hồn phiêu bạt ấy, khi thì thác sinh vào thế giới này, khi thì đầu thai vào thế giới kia, nhưng chưa thoát ra được nỗi thương tâm, sự sầu tủi của kiếp phù sinh, lang bạt phiêu trầm rày đây mai đó. Sự khổ đau trong sáu đường luân hồi khó mà chịu nổi, nhưng vì nghiệp lực nặng nề đã cưu mang đâu không gánh lấy.

Bằng tâm Từ bi tế độ, bằng tâm tư vì lợi ích chúng sinh mà ra tay cứu độ, các chùa viện hàng năm vào rằm tháng bảy, mùa Vu Lan báo hiếu, xá tội vong nhân, thiết lập đàn tràng siêu độ cõi âm, an lạc cõi dương mà sắm sửa hương đèn phẩm vật hiến cúng. Những loài chúng sinh siêu mồ lạc mả, ở trong đường tăm tối không ánh sáng mặt trời, mặt trăng soi rọi, lặn hụp trong biển nghiệp mịt mùng sóng gió không có thuyền từ đón đưa.

Từ thực cảnh cái khổ của cô hồn, cái đói của ngạ quỷ, cái vất vưởng của chúng sinh nơi cõi âm mà Bồ Tát đem đức Từ tâm Bi mở cửa Cam Lồ Vô Giá Hội để thuyết pháp cứu khổ, nhờ năng lực Phật pháp mà thoát kiếp phù sinh:

"Dục khai Cam Lồ Vô Giá Hội
Đàn nội tiên tu khởi Giác hoàng."

Đàn tràng được thiết trí ngũ phương, ngũ Phật, uy nghiêm thanh tịnh hiển lộ tánh đức Từ bi ban vui cứu khổ của chư Phật, chư Bồ Tát, chư Hiền Thánh Tăng và hiện tiền chúng Tăng nơi nội đàn Thí Vô Giá Hội ấy:

"Ngũ phương ngũ Phật đại oai thần
Kiết giới hàng ma biến sát trần
Kim tiêu tỳ hư quan thượng hiện
Nhứt triêm nhứt lễ tổng quy chơn
Đông phương thế giới A Súc Phật
Nam phương thế giới Bảo Sanh Phật
Tây phương thế giới Di Đà Phật
Bắc phương thế giới Thành Tựu Phật
Trung ương thế giới Tỳ Lô Phật."

Lòng thành khẩn cứu độ các loài oan hồn phiêu bạt nơi đàn tràng siêu độ này được lợi ích an vui, no đủ là tùy thuộc vào vị Sám chủ cũng như ban Kinh Sư biểu tỏ lòng từ và nhất tâm định ý chú nguyện. Bởi vì vị Sám chủ, Kinh Sư thay Phật để thuyết pháp cho cô hồn uổng tử nghe, cho nên chúng ta thấy một bảo tọa trang nghiêm, cao lớn, bên trên có thiên thùy bảo cái che phủ, biểu tỏ cái Hùng cái Dũng nhưng không thiếu cái Bi cái Từ nơi đó:

"Bảo tọa cao cao vô ngại
Thượng hữu thiên thùy bảo cái
Thỉnh Sư Na bộ đăng đàn
Đại vị cô hồn thuyết giới."

Chuông trống Bát Nhã rền vang như cung thỉnh chư Tăng đăng bảo tọa như tiễn đưa các loài cô hồn uổng tử siêu sanh Tịnh Độ, hay thoát kiếp trầm luân:

"Đả cổ tam thông đăng bảo tọa
Cô hồn phất tử tận siêu thăng."

Đó là mục đích của đàn tràng Thí Vô Giá Hội mà nơi đó có chư Phật ngự tọa, có chư Đại Bồ Tát hiện thân, có Tôn giả Nan Đà thiền định, có Diện Nhiên Đại Sỹ hóa thân của Bồ Tát Quán Thế Âm, để chứng minh tiếp trợ, để tạo thắng duyên cứu mọi loài, để gia tâm giải trừ cái khổ bị treo ngược, cái đói khát cháy cổ họng vì nghiệp chướng oan khiên:

"Hội khởi Mông sơn tối thắng duyên
Giác hoàng tùy phạm lợi nhơn thiên
Kinh tuyên bí điển siêu đồ thán
Giáo diễn chơn thường cứu đảo huyền
Nan Đà tôn giả nhơn tập định
Cứu khổ Quán Âm thị Diện Nhiên."

Một khi lòng Từ bi được thi thiết, đại Bi tâm được trang trải thì không có một ai mà không đượm nhuần ân cứu độ, kể cả những loài bị tội chướng trầm luân cũng được thừa hưởng phúc lạc, chứ nói chi đến con người hay chư thiên của các cõi trời.

Bằng ý nghĩa đó mà Hội Cát Tường - nơi tập họp các điều lành, phước thiện, trong sáng được khởi xướng; cửa Cam lồ mát mẻ tươi thắm được mở ra cho tất cả loài cô hồn phất tử đến để thọ nhận giáo pháp, hương trai mà vĩnh viễn thoát khỏi luân hồi, dứt con đường tăm tối khổ não:

"Cát tường hội khởi Cam lồ môn khai
Cô hồn phất tử giáng lâm lai
Văn pháp phú hương trai
Vĩnh thoát luân hồi
U ám nhất thời khai."

Lòng Từ bi được trang trải đến mọi loài đều ân triêm công đức thì nơi đây đàn tràng Thí Vô Giá Hội đã nhất tâm triệu thỉnh các loại cô hồn khi còn sanh tiền là Vua quan tể tướng, là thi nhân mặc khách, là tài phiệt trâm anh, là tướng quân chiến sĩ, nhung bạc đai vàng hay sẩy thai, đoản mạng, lữ khách giang hồ... Sau khi xả bỏ thân mạng mà không nơi nương tựa, hồn siêu phách lạc chẳng biết nương tựa nơi đâu, tất cả được triệu thỉnh về đàn tràng thừa hưởng phước lạc:

"Nhất tâm triệu thỉnh
Lụy triều đế chúa
Lịch đại hầu vương
Cửu trùng điện khuyết cao cư
Vạn lý sơn hà độc cứ."

Thời sinh tiền giang sơn một cõi, cung điện nguy nga, Tây phạt Đông chinh hùng khí ngất trời, nhưng rồi tất cả cơ đồ vương bá, sự nghiệp trăm năm thoát chốt gởi theo tiếng Đỗ quyên lạc giọng, rỉ giọt máu đào vì uất hận, để làm loài cô hồn phưởng phất:

"Tây lai chiến hạm
Thiên niên vượng khí nga thâu
Bắc khứ loan du,
Ngũ quốc oán thanh vị đoạn.
Ô hô !
Đỗ quyên kiếu lạc đào hoa nguyệt,
Huyết nhiễm chi đầu hận chính trường.
Như thị: Tiền vương hậu bá chi lưu,
Nhất loại cô hồn đẳng chúng."

Hay một loại cô hồn khác làm loài mọi rợ man di, mắt mù, miệng câm, thân thể ghẻ lác phung hủi ... vì một thời đã tạo nhân bất thiện, khinh khi Tam Bảo, chửi rủa Thánh hiền, phỉ báng chư Tăng, ác ngôn, ác khẩu. Chẳng kể Thầy bạn ngỗ nghịch cha mẹ mà bị rơi vào loài cô hồn các bác:

"Nhất tâm triệu thỉnh
Nhung di man địch
Ám á manh lung
Cần lao thất mạng hung nô
Đố kỵ thương thân tỳ thiếp.
Khinh khi Tam Bảo
Tội khiên tích nhược hà sa,
Ngỗ nghịch song thân,
Hung ác phù du vũ trụ.
Ô hô !
Trường dạ mang mang hà nhựt
hiểu
U quan ẩn ẩn bất tri xuân.
Như thị: Sân ngoan bội nghịch
chi lưu,
Nhứt loại cô hồn đẳng chúng."

Lòng Từ bi vô phân biệt, chẳng kể loài nào cũng nhất tâm cầu nguyện được siêu sanh Tịnh độ, đó chính là giá trị đích thực của đàn tràng Thí Vô Giá Hội này. Ai có duyên may gặp được đàn tràng Vô Giá mà thừa hưởng công đức, rồi nhờ đó mà nhập Thánh siêu phàm giải thoát khổ đau.

"Hạnh ngộ kim tiêu vô giá chi
hội, trượng thừa hoằng nguyện bí
mật chi công, hà sa phất tử, tùng
tư nhập thánh siêu phàm, tự thử
thừa ân giải thoát."

Cuối cùng nhờ đức chúng như hải, nhờ sức chú nguyện ấn quyết của vị Sám chủ mà tất cả các thức ăn nước uống được thanh tịnh nhiệm mầu, ít biến thành nhiều, hương vị thanh tao, ý vị nhu nhuyến làm cho các loài cô hồn bỏ lòng tham lam keo kiệt mà siêu sanh Tịnh độ. Vô lượng công đức được thành tựu nơi đây:

"Thần chú gia trì tịnh pháp thực
Phổ thí hà sa chúng cô hồn
Nguyện giai bảo mãn xả xan tham
Tốc thoát u minh sanh Tịnh độ."

Hôm nay, đại lễ Vu Lan -Mùa Báo Hiếu - sắp về trong tâm tư những người con Phật, tất cả chúng ta hãy cùng chắp tay nguyện cầu cho những người con nhớ ơn sinh dưỡng của cha mẹ mà vuông tròn hiếu thảo. Hiếu thảo như là cái đạo làm người, cái đạo phụng thờ Tổ tiên ông bà quá vãng. Cái đạo hiếu thảo lễ nghĩa với các bậc cha mẹ sinh tiền hiện đời quý kính. Hiếu thảo tạo thành nét đặc thù của nền văn hóa đẹp đẽ, cao quý của xã hội loài người.

Đồng thời ngày Rằm tháng Bảy, Mùa Vu Lan, cũng mang nhiều ý nghĩa thù thắng: Ngày lễ chư Tăng Tự tứ, ngày chư Phật hoan hỷ, ngày xá tội vong nhân, ngày giải đảo huyền ... Đây chính là ý nghĩa thiết tha phụng sự cho
người sống và siêu độ cho người chết. Âm dương lưỡng lợi, sống chết bình đẳng trên tinh thần Từ bi.

Nguyện cầu cho các loài oan hồn, uổng tử sớm được siêu sanh về Tịnh cảnh và thế giới loài người được thanh bình tịnh lạc trong hương vị Từ bi là nguồn sống vô tận.

Vu Lan Mậu Tý 2008



Thích Nguyên SiêuVu Lan Nhớ Cha
Thích Nguyên Siêu

Tự thuở nằm nôi Cha đâu xa vắng
Ở quanh con như giọt nắng hiên nhà
Ngó trước trông sau vườn rau mướp đắng
Giàn cà non vừa trổ nụ hương hoa

Ngọn gió mùa đông phủ tràn khắp lối
Lạnh thân con Cha đắp tấm chăn êm
Liếp cửa buồng ngăn ấm lòng chất ngất
Lời ru hời nghe ngọt tận trong con

Vu Lan về con nhớ Cha nhiều lắm
Nhớ thủa sinh tiền đều đặn nén hương
Niệm Phật thắp nhang qua làn khói quyện
Bằng tâm thành Cha kính lễ mười phương

Và như thế dòng đời trôi chảy mãi
Cho đến khi tan vỡ cuộc vô thường
Đường Cha đi ngàn vạn dặm sầu thương
Con ở lại sống đời tương dưa muối

chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-thich-nguyen-sieu-02Con học nơi Cha sức người cặm cụi
Bằng đôi tay xây dựng những yêu thương
Từng bước đi trong kiếp sống tha hương
Tưởng nhớ lại đoạn đường thời gian khổ

Vu Lan về lá vàng rơi lỗ đổ
Như giọt mưa thấm mộ quê hương Cha
Lời ru xưa vang động bóng chiều tà
Con lạy Phật Cha ơi ! Về Tịnh Độ

Giấc mộng đời thế gian nhiều giông tố
Bóng Cha già thăm thẳm chốn u linh
Đêm nay đây con khẽ tụng thời kinh
Cầu nguyện khắp nhân sinh nhiều an lạc

Cha ơi ! Cha, bóng Cha như cánh hạc
Bay trên cao mãi mãi ở trên cao
Là cội tùng là vách đá trăng sao
Là bầu trời rộng rạt rào vô tận.



PHƯỚC ĐỨC TỪ SỰ
KINH KIM CANG
THỌ TRÌ, ĐỌC TỤNG, GIẢNG THUYẾT

VẠN THÔNG


Có tất cả tám lần, Phật đặt vấn đề thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật có phước đức và công đức hơn cả người phát tâm bố thí của cải, trân bảo nhiều thật nhiều như tam thiên đại thiên thế giới, ở trong Kinh Kim Cang.

Lần thứ nhất:
Phật hỏi, Tu Bồ Đề người bố thí của cải nhiều có phước đức nhiều không? Dĩ nhiên Tu Bồ Đề trả lời, rất nhiều. Nhưng Phật nói, ai trì Kinh, đọc tụng, giảng nói có phước đức nhiều hơn người đó.
Bởi vì Phật xác định Pháp nầy sinh ra Chư Phật, chư vị Bồ Tát và Pháp nầy tuy là Pháp Phật nhưng không phải giáo pháp của Phật mà là chân lý giải thoát.

Giải:
Thật vậy:
Tụng (khán) Kinh giả minh Phật chi lý
Niệm Phật giả cảm Phật chi ân
Lễ Phật giả niệm (kỉnh) Phật chi đức
Tọa Thiền giả đăng Phật chi địa
Thuyết Pháp giả tuyên Phật chi ngôn
Tu hành giã hành Phật chi hạnh

Người tu tập, thọ trì, đọc tụng kinh điển và giảng nói kinh cho người nghe là người đang làm việc của Phật, tu công đức của Phật, tuyên thuyết lại lời Phật, tập sống và chuyển hóa như Phật. Sẽ đạt đến nơi Phật đã đến, có trí tuệ, có công đức và công đức đó là công đức của trí tuệ, giải thóat, cho nên có thể nói rằng nhờ giáo Pháp mà có Chư Phật, chư Bồ Tát. Và giáo Pháp ấy là chân lý, không phải của riêng ai.

Lần thứ hai:
Phật dạy, Phước đức của người bố thí của cải rất nhiều không bằng phước đức của người thọ trì, đọc tụng, giảng nói Kinh Kim Cang cho dù một bài kệ bốn câu. Bởi vì nơi nào có người giảng Kinh Kim Cang, nơi đó có Trời, Người, A Tu La đến cúng dường, nơi đó có Tháp Miếu Phật, có Phật, có đệ tử Phật.
Người tụng kinh được vô lượng vô biên phước đức và thành tựu Pháp tối thượng.

Giải:
Thật vậy:
Tâm bình thế giới bình
Tâm tịnh thế giới tịnh

Phước đức người bố thí có được chỉ từ tâm không tham chấp, không keo kiệt, bỏn xẻn. Phước Đức đó chỉ trang nghiêm thế giới vật chất hữu lậu mà thôi, gọi là Tài Thí, còn bị vô thường chi phối.
Phước đức người giảng thuyết Kinh Kim Cang là công đức khai mở trí tuệ cho người nghe, làm cho người nghe không tham luyến, keo kiệt, bỏn xẻn, chấp ngã, chấp pháp, giải thoát, giác ngộ; thuộc về pháp thì vượt qua
sự chi phối của vô thường.
Khi tâm người giảng, người nghe thanh tịnh, dù chỉ trong một niệm, thế giới tương ứng là thế giới Tịnh Độ. Nơi đó có đầy đủ thánh nhân, Bồ Tát và phước điền của Thiên nhơn…
Vì thế, khi minh Phật chi lý, hiểu rõ Phật lý, người tụng kinh liền có phước đức vô lậu vì ánh sáng giác ngộ đã chiếu vào tâm, hẳn nhiên người tụng kinh thành tựu được pháp tối thượng đó là chân lý buông xả không còn Ngã
chấp và pháp chấp.

Lần thứ ba:
Phật dạy phước đức người bố thí sáng, trưa và chiều đến ngàn muôn ức kiếp không bằng người nghe và tin kinh này bởi vì:
Kinh nầy, Như Lai nói cho người phát tâm Đại Thừa, bậc tối thượng thừa, những người còn kẹt vào bốn tướng: NGÃ, NHÂN, CHÚNG SANH, THỌ GIẢ không thể nghe và chấp nhận.
Nơi nào có kinh này, nơi đó là ruộng Phước, Trời, Người, A Tu La đến cúng dường và lễ lạy cũng như đi nhiều chung quanh bởi vì nơi đó có Phật.

Giải:
Sự khác nhau giữa Phật, Bồ Tát, Thanh Văn và chúng sanh là tâm mê và giác mà thôi. Phật là bậc Đại giác, vì Ngài đã thật biết và thật chứng thế giới nầy là vô thường, con người là vô ngã cho nên ngài hòan tòan vượt lên khỏi không gian chấp ngã và chấp pháp. Bồ Tát là bậc giác Tha; đang mở rộng tâm giải thoát ra để bao dung chúng sanh. Dù vẫn biết thế giới là vô thường, con người là vô ngã, nhưng với Bồ Tát vẫn còn kẹt vào phương tiện hóa độ. Vẫn còn bị ảnh hưởng Pháp hữu dù đã được Ngã Không. Thanh Văn là bậc Tự giác đã biết thế giới vô thường, con người vô ngã nhưng chưa dám dấn thân vào cuộc đời để hóa độ chúng sanh, chủ trương của Thanh Văn là đi ra nhà của ba cõi cho nên gọi là Tiểu Thừa. Tuy đã giải thóat nhưng vẫn còn kẹt trong trạng thái an lạc Niết Bàn. Phàm phu chúng sanh là những ai còn mê mờ, mắc kẹt bốn tướng: NGÃ, NHÂN, CHÚNG SANH và THỌ GIẢ.
Nội dung Kinh Kim Cang là tiêu trừ chấp Ngã và chấp Pháp để được giải thoát hoàn toàn, cho nên với những ai chỉ cầu ra khỏi ba cõi khổ đau này, rõ ràng không thích hợp. Vì thế họ không thể chấp nhận. Ngược lại, với những ai đang hướng về quả vị Phật, dấn thân vào đời cứu độ chúng sanh hẳn nhiên vô cùng hữu lý. Bởi vì Kinh này là ánh sáng xua tan bóng mờ ngã pháp của họ. Hễ có chút chấp Ngã, chấp Pháp nào len lén sinh ra sau khi họ tạo thiện nghiệp, lập tức bị xua tan ngay, không thể nào hiện hữu.
Ai thọ trì Kinh, tu tập theo kinh, người ấy là Phật, Bồ Tát là ruộng phước cho Thiên Nhân; được Thiên Nhân cung kính đảnh lễ tôn trọng: nhất là tu tập theo. Thế cho nên Phước Đức hữu lậu của việc bố thí cúng dường ở thế gian nầy làm sao sánh với Phước Đức vô lậu của người tu Kim Cang, không chấp bốn tướng Ngã, Nhân, Chúng Sanh, Thọ Giả.

Lần thứ tư:
Phật dạy, ai trì kinh nầy bị người khinh khi xài xễ nghĩa là đang giải nghiệp, vì đáng lẽ họ phải đọa vào tam đồ, nhưng nhờ phước đức tụng kinh chuyển hóa nghiệp lực, cuối cùng sẽ thành tựu Phật vị; giải thoát.
Phật nói công đức người trì Kinh lớn hơn phước đức của người đã từng hầu hạ, cúng dường chư Phật không hề mỏi mệt, vì Kinh nầy có nghĩa lý sâu xa, không thể nghĩ bàn, cho nên phước báo của người trì Kinh cũng không thể nghĩ bàn.

Giải:
Về nhân quả, không ai có thể trốn tránh quả báo mà mình phải nhận. Tuy nhiên cường độ và thời gian thọ nhận có thể thay đổi, nếu có ngọai duyên hoặc trợ duyên tác động vào. Một người bị tội tử hình, có thể bị xử bắn, nhưng nhờ hối cải, nhờ luật xá tội v.v… có thể được giảm còn chung thân …
Chuyện chú tiểu được thầy cho về thăm nhà, khi Thầy thấy số mạng chú tiểu đã đến ngày mạng chung; Thế nhưng trên đường chú tiểu đã cởi áo để vớt đàn kiến đang bị trôi trên dòng nước; chú tiểu về lại chùa với sự ngạc nhiên của sư phụ.
Tụng Kinh, chắc chắn sẽ chuyển đổi nghiệp lực bởi vì mỗi khi tụng kinh, tâm người tụng thanh tịnh, thân thanh tịnh, khẩu thanh tịnh, ba nghiệp trở nên thanh tịnh như những giọt nước trong đổ vào bình nước đang ô nhiễm để giải quyết việc tịnh hóa bình nước.
Vả lại ác nghiệp dù đọa đến địa ngục, ngạ quỉ, súc sanh vẫn là tương quan nhân quả hữu lậu. Tụng kinh là rọi chiếu ánh sáng trí huệ vào không gian mê mờ này tâm thức người tụng kinh sáng rõ nhân quả, chấp nhận quả báo, nhất là không còn sợ hãi, đau khổ, khi phải thọ nhận, vì họ đã hiểu tất cả các pháp là không, và chính bản thân mình cũng không.
Hơn nữa, con đường nào cũng đầy gian lao thử thách. Khi đã phát nguyện đặt chân lên con đường xóa trừ bản ngã (chấp ngã), và triệt tiêu chấp Pháp, hành giả phải có những cơ hội thử thách nguy hiểm như bị mắng nhiếc, khinh khi, xài xể, v.v… Chính những trạng huống nầy giúp cho hành giả tu hành (người tu tập) nhanh chóng đạt đến quả vị giải thoát giác ngộ.
Nghĩa lý Kinh Kim Cang đặt nặng vào hai vấn đề Ngã chấp và Pháp chấp. Ai xóa sạch chấp Ngã và triệt tiêu Pháp chấp người ấy thật sự vượt qua sanh tử cho nên nói là người có công đức lớn.

Lần thứ năm:
Phật hỏi phước đức của người bố thí của cải thất bảo đầy tam thiên đại thiên thế giới có nhiều không? Dĩ nhiên, ngài Tu Bồ Đề trả lời rất nhiều, Đức Phật cũng đồng ý với Tu Bồ Đề, nhưng ngài xác định rõ hơn "nếu Phước Đức
có thật, Như Lai không đồng ý Phước Đức nhiều, nhưng vì Phưước Đức vốn không, Như Lai mới nói Phước Đức nhiều."

Giải:
Bởi vì những gì thật có bằng hình dáng, âm thanh, địa vị, danh vọng, những cái ấy đều phải vô thường. Tuy có đó nhưng rồi lại không; gọi là sớm còn tối mất.

"Chư Pháp tùng duyên sanh
Diệc tùng nhân duyên diệt."

Hễ còn bố thí, còn cúng dường thì còn Phước Đức ngược lại làm việc xấu, ảnh hưởng xấu, Phước Đức không còn, thế cho nên Phước Đức dó không thể gọi là nhiều.
Tuy nhiên, nếu Phước Đức này được chuyển thành trí huệ vô lậu rõ ràng không bao giờ suy chuyển. Làm sao chuyển được? Chuyển như thế nào?…
Chuyển tâm tham lam, bỏn xẻn bằng trí bát nhã vô phân biệt, không thấy mình là người cho, họ là người nhận.
Chuyển hữu lậu thành vô lậu,Chuyển Phước tướng thành Đức tánh vô ngã.

Lần thứ sáu:
Phật dạy, Phước Đức của người thọ trì, đọc tụng, giảng nói Kinh Kim Cang Bát Nhã dù chỉ một bài kệ bốn câu hơn người bố thí của cải tam thiên đại thiên thế giới.

Giải:
Kinh Kim Cang là con đường đưa người tu đi đến khung trời giải thóat, siêu việt ngã pháp; dù chỉ đọc tụng, thọ trì, giảng nói chỉ bài kệ bốn câu thôi cũng là vẽ ra, lần bước và đi lên con đường trí tuệ nầy, bởi thế phước đức của
người tu được tương ứng bằng ánh sáng trí tuệ được gọi là vô lậu. Dù là ánh sáng yếu ớt cũng xua tan bóng tối ngã chấp và pháp chấp.
Còn người bố thí của cải, dù cả tam thiên đại thiên thế giới đi nữa, cũng chỉ là xây thêm cho cao và rộng ngôi nhà ngã pháp của mình mà thôi… Ngôi nhà sẽ trở thành cổ và họai diệt nhưng ánh sáng trí tuệ không bao giờ tắt, một
khi đã được thắp lên.
Vả lại dù "Tài, Pháp nhị thí, đẳng vô sai biệt” nhưng đức Phật vẫn thường nhắc nhủ "Chư Pháp cúng dường trung, Cúng dường Pháp tối thắng" giải thuyết Kinh Kim Cang nghĩa là thắp lên ngọn tuệ đăng vô ngã chấp, vô pháp
chấp cho đời. Vì thế làm sao phước đức bố thí bằng được.

Lần thứ bảy:
Phật dạy ai nhận biết các pháp không có tự tánh cố định, người ấy chứng nộ Pháp nhẫn vô sanh, công đức của họ nhiều hơn Bồ Tát bố thí của cải nhiều như tam thiên đại thiên thế giới; bởi vì họ không nhận Phước Đức. Thế thì, ngài Tu Bồ Đề hỏi không nhận Phước Đức là sao, Phật dạy không nhận Phước Đức nghĩa là làm việc Phước Đức mà không khởi tâm chấp trước công việc của mình.

Giải:
Vô sanh pháp nhẫn còn gọi là vô sanh nhẫn là trạng thái tâm an trụ nơi lý vô sanh, vô diệt. Không còn dao động trước nghịch cảnh.
Trong thập địa của Bồ Tát, người chứng ngộ nầy đã đạt đến vị trí bất động địa, Địa thứ 8; thấy được thật tướng của chân lý, liễu ngộ trí bát nhã vô lậu, tâm tự tại vô ngại.
Rõ ràng cho đến khi nào nhận biết các pháp không có tự tánh cố định nghĩa là liễu ngộ Pháp không; Không còn chấp vào tướng NHÂN, tướng CHÚNG SANH, tướng THỌ GIẢ nghĩa là không trở ngại trước đối tượng trước không gian và thời gian.
Thế thì vấn đề phước đức nếu có cũng không trở thành Pháp chấp đối với họ cho nên Phật nói họ không khởi tâm chấp trước công việc của mình.

Lần thứ tám:
Phật dạy phước đức của người phát tâm Bồ đề, thọ trì, đọc tụng, giảng thuyết cho người nghe, dù chỉ một bài kệ bốn câu nhiều hơn phước đức của người bố thí của cải thất bảo nhiều như tam thiên đại thiên thế giới.
Nhưng phải giảng nói "Không chấp thủ pháp tướng và hãy như như bất động" và quán tưởng "tất cả các pháp hữu vi như mộng, huyễn, bóng chớp, bọt nước, sương mai, điện chớp …"

Giải:
Không gì hơn trí huệ, bởi vì trí huệ là ánh sáng xua tan bóng đêm mê mờ tội lỗi; trí huệ là gươm Kim Cang chặt đứt tất cả những sợi dây phiền não ràng buộc vào thế giới khổ đau của buồn, giận, hờn, vui, … Trí huệ là năng lực an vui, tự tại, trước mọi nghịch cảnh giữ tâm bất động; trí huệ là bầu không gian lồng lộng không vướng mắc các tướng pháp.
Người đã phát tâm, thọ trì, đọc tụng và giảng thuyết Kinh Kim Cang, dù chỉ là một bài kệ bốn câu trong trạng thái không chấp thủ pháp tướng và như như bất đồng là truyền trao ánh sáng trí tuệ, khai mở con đường bát nhã trí, để cho mọi người nhận diện thế giới hữu vi nầy không thật có, vượt khỏi chướng ngại chấp Pháp, chấp Ngã, trở về với bản thể thanh tịnh bất động, tự tại vốn có của mình. Thế thì còn Phước Đức nào hơn.

chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-buom-ve-nghe-phap
Bướm về nghe pháp
Thích Hạnh Đức

Bên bình hoa
bướm về nghe pháp
vang ngân
Ta bà
Issa
(Nhật Chiêu dịch)
(Hanaoke ni
chò mo kiku kayo ichidaiji).

Rong ruổi giữa cõi Ta bà, Issa nhìn thấy cánh bướm cũng ở nơi đâu cùng mình bay về nghe pháp.
Hoa bên bướm, bướm bên hoa, bên Issa, con người và vạn vật đang tắm đẫm ánh sáng Như Lai.

Tóm lại:
Kinh Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật là bản kinh dành cho những ai muốn bay vào không gian siêu việt của trí Bát Nhã, lồng lộng và thung dung không vướng mắc các tướng Ngã, Nhân, Chúng Sanh và Thọ Giả. Không còn bị trói buộc bởi các quan niệm thường tình về con người, về tha nhân, về không gian, về thời gian. Thành tựu được Trí Bát Nhã Ba La Mật nghĩa là đạt được Phật vị, nhìn các pháp như thật tướng, như thật tánh, như thật thể … vì thế dù vẫn sống trong thế giới hữu vi nhưng tâm hồn tự tại ung dung như hoa sen thơm ngát giữa bùn, như cánh
chim đại bàng bay lượn trong không trung, đến và đi cho đời và vì sự an lạc cho đời.

Còn cảnh giới gì an nhiên hơn, tự tại hơn khi Pháp đang lan truyền đến hết thảy chúng sanh. Mùa An cư, mùa Tăng Tự tứ, pháp về gieo ánh sáng muôn nơi. Mọi người đều được nhìn thấy Như Lai, đều được nghe pháp. Huống hồ cánh bướm kia, an nhiên, tự tại. Tự chân cánh bướm cũng đã rạng ngời nét mặt Như Lai, trong mùa pháp về này. Vạn vật vô thường, chướng vật cũng vô thường. Vứt bỏ chướng vật, nghe pháp không gián đoạn, không ngờ vực, không mưu cầu…thì tự tánh cũng sẽ sanh ra vạn pháp vậy.

Cánh bướm kia cùng với Issa về bên hoa nghe pháp. Hoa là của Phật, pháp cũng là của Phật, thì còn điều chi chướng ngại. Thờ A Di Đà Phật, niệm A Di Đà Phật thì tâm mình sẽ thành A Di Đà Phật. "Tự tánh của ta sẽ là A Di
Đà”.

Cảnh giới của bướm cũng là cảnh giới của Chư Thiên, vì cảnh giới ấy có pháp môn vi diệu, cứu độ chúng sanh qua bao nhiêu tiền kiếp luân hồi sanh tử. Quên đi cái vui hút nhụy mà nghe kinh là pháp của bướm, quên đi cái cảnh
Ta bà mà cùng bướm nghe kinh là pháp của Issa. Cảnh giới mà Issa và bướm đang cùng nhau hiện hữu là cảnh giới của Chư Phât vậy.

Hòa điều cùng vũ trụ, pháp cũng là nhạc của thiên nhiên, cũng là tụng ca của bướm. Nghe pháp mà thấy lòng thanh tịnh, thấy đường đi thẳng tắp thì tâm hồn ấy thật đáng quý biết bao.

Cùng bướm về nghe pháp, cùng Issa lắng lòng trước những giai điệu ngân vang của không trung để đi đến con đường Tịnh độ … ấy cũng là một pháp tu của người nay vậy.



ĐẠO VÀ ĐỜI
Tu là cội phúc, tình là giây oan
(Nguyễn Du)

THAM SÂN SI
TÂM ĐOAN

Nữ ca sĩ nhạc Pop Tina Turner
Nữ ca sĩ nhạc Pop Tina Turner
Trong số những người nghệ sĩ nổi tiếng theo đạo Phật của Hoa Kỳ, Tina Turner là người mà tôi nhớ đến một cách đặc biệt. Cô là nữ ca sĩ nhạc Pop da mầu nổi tiếng trong hai thập niên 80 và 90. Nhớ đến cô là nhớ ngay đến bài hát ― What’s Love Got to Do with It‖ và cách trình diễn vô cùng kích động với dáng dấp hấp dẫn, đầu tóc bung xù độc đáo và cặp đùi rất đẹp dù đã vào lứa tuổi gần 50 lúc đó..

Nhìn cô xinh như thế, trình diễn táo bạo, mạnh mẽ như thế, có ai ngờ trước đó cô là nạn nhân của một ông chồng vũ phu. Tươi cười lúc trình diễn nhưng ở nhà thì bị đánh đập đôi khi bầm tím mặt mày, phải make-up thật nhiều để che dấu khi lên sân khấu. Cuộc đời của cô đã được ghi lại trong quyển tự truyện "I, Tina" của Tina Turner và Kurt Loder xuất bản năm 1986, bán rất chạy và được quay thành phim năm 1993 với tựa đề cùng tên bài hát nói trên, do Angela Basset thủ diễn.

Tina Turner tên thật là Anna Mae Bullock, sinh năm 1939 tại Tennessee. Cha mẹ luôn bất hòa rồi tan rã, cuộc sống khó khăn ngay từ khi còn nhỏ. Năm 16 tuổi, tài năng cô được khám phá bởi Ike Turner, ca nhạc sĩ, trưởng
một ban nhạc thời đó, người đã đổi tên cô thành Tina. Trong thời gian này cô sống và có con với một nhạc sĩ, rồi anh chàng đã bỏ cô đi không một lời từ biệt. Thế rồi cô dọn về ở với Ike, ban nhạc "Ike and Tina Turner Revue" ra
đời năm 1960 và nổi tiếng khắp nước Mỹ. Họ thành hôn năm 1962 tại Mexico, thật nhạt nhẽo khi Ike chìa giấy tờ bảo cô ký .

Không đám cưới, không ăn mừng. Hắn chỉ muốn chính thức buộc ràng cô vào hắn vì biết cô là người nòng cốt tạo sự thành công cho ban nhạc.

Suốt 16 năm chung sống với Ike, cô phải chịu đựng tính khí bất thường, vũ phu, lại nghiện ngập và lăng nhăng công khai của chồng. Ike đã dùng bạo lực để áp đảo làm cô khiếp sợ mà vâng lời. Một cuộc sống gia đình đầy giông tố, bạo hành và nước mắt. Cô đã có lần tự tử bằng thuốc ngủ và được cứu sống. Năm 1974, cô gặp Valerie Bishop, thư ký mới của Turner Revue, một Phật tử. Cô này chỉ làm việc cho Ike trong một thời gian ngắn nhưng chính Valerie đã hướng dẫn cô tìm hiểu Đạo Phật, cho Tina sách Phật. Những lời Phật dạy đã đánh động lòng Tina nhất là cho thấy không một ai khác ngoài chính ta đã định đoạt số phận của mình. Tùy cái Tâm suy nghĩ đưa đến những thái độ sống khác nhau làm ảnh hưởng đến cuộc đời sướng khổ. Cô Tina có duyên lành khi biết đến Đạo Phật, cô đã phục hồi lòng tự tin mà cô đã đánh mất từ lâu. Những kinh tụng niệm "Nam mô a di đà Phật" và chánh niệm đã nung nấu trong lòng cô một sức mạnh mãnh liệt để giúp cô dứt khoát với những ràng buộc ham muốn trong tình cảm, danh lợi, tiền tài, tưởng chừng như không có Ike, cô sẽ là con số không nên bám víu và phải chịu nhiều khổ nhục.

Thế rồi, khi hai người đang trên đường lưu diễn ở Dallas năm 1976, bị Ike đánh đập bầm rách mặt mày,cô dứt khoát ra đi, bỏ đằng sau ông chồng vũ phu, ban nhạc Revue và những hợp đồng ca hát dở dang. Lúc đó cô chỉ còn trong túi 36 cent và phải ẩn mình ở nhờ nhà bạn đồng đạo. Cô thố lộ rằng trong thời gian này, cô đã ngồi tịnh tâm tụng niệm kinh Phật hầu như bốn giờ mỗi ngày để xây đắp tinh thần. Hai năm sau, ở tòa án ly dị, không cãi cọ, không giận dữ, cô chịu từ bỏ tất cả để đánh đổi sự tự do. Và cũng với lòng tin số phận do chính mình định đoạt và nhân quả, cô đã ra sức tạo dựng lại cuộc đời, trả hết nợ từ những hợp đồng bỏ dở . Sau thời gian vắng bóng, cô trở lại sân khấu với lòng tự tin, nổi tiếng trong những thập niên 80, 90 với nhiều giải thưởng và trình diễn
khắp nơi trên thế giới. Đó là kết quả mà cô đã gặt hái sau bao nhiêu năm tháng gieo trồng. Cuộc đời của nữ ca sĩ nhạc Pop Tina Turner là một bằng chứng sống thực cho thấy Đạo Phật đã giúp cho con người thay đổi cuộc đời
mình như thế nào.

Làm người, không ai thoát khỏi khổ đau. Nhức một cái răng mình đã thấy đời mất vui, huống hồ chi những cơn bệnh ngặt nghèo, những tai biến làm thân thể không còn nguyên vẹn. Thiên tai như động đất, bão lụt, như sóng thần Tsunami trong phút chốc đã nuốt chửng cả một xóm làng, lôi cuốn biết bao sinh mạng vào lòng biển sâu, để lại đau khổ, tang thương cho những người còn sống sót. Sự nghèo khó, đói rét sản sinh thêm biết bao tệ hại, lôi kéo con người đến tột cùng vực thẳm.Và nhất là ở trong lòng của mỗi chúng ta cũng có biết bao đau khổ do Tâm
Tham Sân Si tạo ra.

Tham là trạng thái thiếu thốn, ham muốn. Muốn gần gũi các thứ mình yêu thích như vật chất, danh vọng, hoàn cảnh và muốn lôi kéo chúng về mình, thuộc sở hữu của mình [ ao ước, thèm khát, bám chấp…] .

Sân là trạng thái không hài lòng, bất mãn, không muốn gần người, vật hay hoàn cảnh không ưng ý [ buồn bực, thất vọng, ghét bỏ, căm thù…].

Si là trạng thái không biết, hoang mang, nghi nhờ, lẫn lộn, không ý thức được nhân quả của hành vi mình đang tạo tác [hiểu biết sai lầm, mất lý trí, cuồng tín…]. (1)

Đã là con người làm sao tránh khỏi Tham. Muốn ăn ngon, mặc đẹp; muốn giàu sang; thích chức phận quyền cao; muốn đạt được hoài bão mình mơ ước… nhất nhất đều là Tham theo như định nghĩa trên. Tôi thiết nghĩ cái Tham không xấu nếu như sự ham muốn của mình không đưa đến phiền não và cũng chẳng hại ai. Cái Tham mà Phật đề cập và khuyên hãy dứt bỏ là khi nó đã tạo nhiều đau khổ cho mình , làm hại ngưòi khác và xã hội.

Lấy thí dụ một người làm giàu bằng đường lối ngay thẳng, có sáng kiến hay, đó là một điều tốt, nhiều khi còn giúp đỡ, tạo việc làm cho nhiều người khác, xây dựng xã hội tiến bộ. Cái Tham chỉ đáng sợ khi nó như thùng không đáy, chẳng biết bao giờ mới đủ, vì tham mà mù quáng, sinh ra mánh khoé, lường lọc, hại người, hại xã hội rồi sớm muộn gì cũng chịu đau khổ vì hậu quả của việc mình làm. Ngoài ra, nếu ham muốn một điều gì mà không đạt được ý nguyện thì cũng nên xét lại, nhất là khi nó đã tạo cho mình nhiều đau khổ, rối rắm.

Khi nói đến tham, mình chỉ nghĩ đến tham tiền của, tham danh lợi, vật chất. Ít ai nghĩ đến cái tham trong tình cảm. Say mê, đắm đuối, tưởng như đó là nguồn hạnh phúc duy nhất của mình để rồi bám chấp, ràng buộc vào đối
tượng mà sinh ra bi lụy.

Trong các đau khổ, chỉ có đau khổ vì tình là được thi vị hoá.

Xuân Diệu đã than thở "yêu là chết trong lòng một ít", "yêu thì nhiều mà nhận chẳng bao nhiêu"… Chàng thi sĩ nào cũng ấp ủ mối tình tuyệt vọng để ray rứt "làm sao giết được người trong mộng, để trả thù duyên kiếp phũ phàng!"(2) rồi đau khổ chỉ riêng mình cam chịu..Vậy mà họ lại thích cái thú đau thương đó, như chất liệu để sáng tác, "Em cứ hẹn nhưng em đừng đến nhé, Để lòng buồn tôi dạo khắp trong sân…", "Nếu trót đi, em hãy gắng quay về. Tình mất vui lúc đã vẹn câu thề. Đời chỉ đẹp những khi còn dang dở."(3)

Ngày nay, thời đại văn minh, yêu cuồng sống vội, cái Tâm của người ta không yên, nói theo đạo Phật là Tâm không tịnh, khi tham đắm mê say ngừơi nào mà không được đáp lại thì tuyệt vọng, tự làm hại đời mình. Có người đâm ra sân hận, ghen tức đưa đến những hành động mù quáng , ngu si mà hậu quả vừa hại mình, hại người không lường được.

Năm 2002 bà bác sĩ nha khoa Clara Harris ở Houston đã bị đưa ra toà về tội giết chồng cũng là một nha sĩ .Ông nầy ngoại tình với cô thư ký cũ. Bà Clara làm đủ mọi cách để giữ tình yêu của chồng, chăm lo sắc đẹp mà không
thành công. Khi bắt gặp ông cùng người tình ở một khách sạn Hilton, ngoại ô Houston, bà đã điên cuồng lái ào xe Mercedes nghiến lên thân ông mấy vòng làm chết thảm thương. Bà bị kết án tù 20 năm.

Năm 2007, nữ phi hành gia của NASA tên Lisa Marie Nowak hầu toà vì tội âm mưu ám sát một nữ phi hành gia khác mà cô nghi là đang tìm cách thân mật với chàng phi hành gia cô mê đắm.

chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-NASA-Astronaut-Lisa-Nowak
NASA Astronaut Lisa Nowak (L) during a news conference
following the landing of the space shuttle Discovery on July
17, 2006 and following her arrest in Orlando, Florida on
February 5, 2007
Sự ham muốn chiếm đoạt tình yêu đó đã khiến cô hành động cuồng si khi quyết định lái xe một mình vượt 900 dặm từ Texas đến Florida tìm gặp tình địch tại phi trường quốc tế Orlando. Để có thể lái một mạch, cô đã mang tã phòng hờ khỏi phải ngừng đi tiểu. Khi gặp được tình địch đang lái xe nơi bãi đậu ở phi trường, cô với tóc giả cải trang, vờ hỏi đường, rồi tấn công cô này bằng hơi cay [pepper spray].Cô Lisa đã bị bắt ngay tại đây. Trong xe, ngoài tã lót và những vật để giúp cô khỏi bị nhận diện còn có air gun, búa, dao, những e-mail của tình địch gởi cho anh chàng đào hoa, những giấy tờ chỉ đường tới nhà cô này, bao bị , găng tay…Cô Lisa lúc đó 43 tuổi, có ba con với một giám đốc trong chương trình không gian, và cô mới ly thân với chồng chỉ vài tuần trước đó.

Cuộc đời quả thật vô thường, mọi sự biến đổi theo thời gian, không gian và lòng người cũng vậy, khó lòng đoán được. Nhìn hình cô phi hành gia Lisa chụp khi bị bắt, mặt mày hốc hác, thảm thương như một bóng ma, rồi nhìn hình cô ngày xưa vui tươi, sinh động, tự tin, lòng tôi bàng hoàng , tội nghiệp cô trước sự đổi thay, sự nghiệp tan tành, đó là chưa nói tới lòng cô. Học thức cao, thông minh, can đảm, nhiều kinh nghiệm, thành công trên đường đời, tự tin cũng không đủ để nghĩ rằng mình sẽ không bao giờ mù quáng, dấn thân vào con đường tội lỗi. Thế gian có câu : Cười người hôm trước, hôm sau người cười". Cái Tâm của con người mới thật là đáng sợ. Có những lúc ta không tự kềm chế được lòng ta, ta buông thả cho tức giận, ghen ghét, hận thù tung hoành, ta có những hành vi, những lời nói, những ý nghĩ bất thiện. Khi bừng tỉnh lại, ta hối hận, ta khổ, không hiểu tạo sao mình có thể làm như vậy.

Vì tham tình mà trở nên điên cuồng đã đành, Khi có tình mới, muốn dứt bỏ tình cũ; ly dị thì phải cấp dưỡng và còn ràng buộc con cái, không tự do chút nào; nên với một số người ích kỷ , họ không ngại dùng con đường táng tận lương tâm, tàn ác. Đó là trường hợp của anh chàng Scott Peterson 32 tuổi ở Redwood City thuộc California. Năm 2004, anh đã bị kết tội ám sát cô vợ đang mang bầu tám tháng đứa con đầu tiên của hai người. Sự việc như
sau: Christmas Eve hai năm trước đó, cô vợ ở nhà bỗng nhiên mất tích trong lúc anh đi câu cá. Khi cả nước, mọi người lo âu, ra sức tìm kiếm, anh vẫn tiếp tục xon xen bên người tình mới. Cành sát đã lưu ý đến anh ngay từ đầu.

Bốn tháng sau, cái xác không đầu của cô vợ và phần còn lại của bào thai tám tháng đã trôi dạt riêng rẽ vào bờ San Francisco Bay, cách 90 dặm từ nhà họ và gần nơi anh Scott đã khai với cảnh sát là anh đang câu cá một
mình ở đó trong ngày cô vợ mất tích. Không lâu sau khi thi thể vợ được tìm thấy, anh bị bắt tại San Diego, 400 dặm xa từ nhà anh nhưng rất gần biên giới Mexico.

Lúc đó tóc râu anh đã nhuộm màu cho khác xưa, anh mang theo trong người 15 ngàn đô la, và giấy tờ ID của người anh em. Anh bị kết án tử hình.

Ngày nay chúng ta không cần đọc chuyện hư cấu giết người rùng rợn mà nhà văn đã tưởng tượng , bởi vì qua báo chí hằng ngày tràn ngập những tin tức, những mẩu chuyện thật mà mình không thể tưởng tượng có thể xảy
ra trên trái đất này. Cái ham muốn, cái ích kỷ cá nhân, cái sân si đã làm con người có những toan tính, hành vi độc ác,bất nhân, thấp kém như cô Susan Smith ở tiểu bang South Carolina .

Cũng như anh chàng Peterson, cô này dù đã có chồng và hai con nhỏ, nhưng vẫn dan díu với con trai ông chủ hãng cô làm việc. Cô nghĩ quẩn rằng hai đứa nhỏ sẽ là một trở ngại lớn cho mối tình của cô, anh tình nhân sẽ không bao giờ muốn tiến xa hơn để lấy cô làm vợ. Do đó cô đã nghĩ ra kế tẩy trừ bằng cách để hai con trai, đứa lớn 3 tuổi, đứa nhỏ 14 tháng ngồi yên vào xe, rồi sang số Neutral để xe trượt từ từ xuống hồ mất biệt. Rồi cô đặt chuyện thương tâm để khai với cảnh sát là cô bị một tên Mỹ đen cướp xe mang luôn hai đứa nhỏ làm con tin. Chuyện này đã gây chấn động thương tâm khắp nước Mỹ, nhất là lời khai của cô đã ghi một ấn tượng không đẹp về những người da đen. Nhưng sự thật đã phơi bày khi cảnh sát điều tra và tìm thấy nhiều mâu thuẫn trong lời khai. Cuối cùng cô nhận tội giết con và ở tù. Trong tù, cô lại dan díu với cai tù. Quả là một con người không biết xấu xa tội lỗi là gì! Đó là những bằng chứng cho thấy tác động của Tâm Tham Sân Si trong tình cảm ở mức độ tận cùng ghê gớm.

Trong đời sống hằng ngày, tình cảm vui buồn cũng đã chi phối và ảnh hưởng thể chất và tinh thần ta rất nhiều. Có chuyện gì lo âu, buồn khổ, ta ăn không ngon, ngủ không yên. Nếu tình trạng kéo dài ta có thể mang bệnh như đau bao tử chẳng hạn. Những nỗi buồn, bực dọc, cay đắng, phẫn uất.. chất chứa trong lòng ,do không toại nguyện về một vấn đề gì đó, từ ngày này sang ngày khác, sẽ đưa đến chứng bệnh tinh thần như trầm cảm [Depression] làm người lúc nào cũng uể oải, không vui, khó chịu, không tập trung, không còn minh mẫn, thiếu phán đoán, nhiều khi chỉ muốn huỷ hoại đời mình.

Bệnh này cũng đưa đến nhiều thảm cảnh trong xã hội ngày nay.

Trong những năm tháng sau này, chúng ta đã nghe biết bao nhiêu vụ tàn sát thảm thương do Depression gây ra. Những người cha, người mẹ vì tình cảm lục đục, ghen tương , thù hận , bắn giết nhau, giết luôn cả con cái. Có những người mắc bệnh xách súng đi vào trường cũ, sở cũ, chỗ đông người để ria đạn giết những người vô tội trước khi tự kết kiễu đời mình. Có trường hợp đặc biệt, xin kể sau đây để mọi người suy nghĩ: Cô Andrea Pia Yates sinh năm 1964, có chồng là một kỹ sư về điện toán ở NASA. Tháng 6 năm 2001 cô đã giết một lượt năm đứa con nhỏ của mình bằng cách nhận chìm chúng vào nước trong bồn tắm đến chết. Cô và chồng kết hôn năm 1993 và theo đạo của một giáo phái tin tưởng rằng sanh càng nhiều con càng tốt khi tạo hóa cho phép và họ đã thề nguyền "seek to have as many children as nature allows" trong ngày cưới.

Năm 1998 sau khi sanh đến đứa con thứ ba và hư thai một lần, cô đã kiệt lực thấy rõ. Năm 1999 cô bị bệnh khủng hoảng tinh thần [ neurvous breakdown], đã hai lần tự tử được cứu sống. Bác sĩ đã cảnh cáo đừng sinh thêm con, nhưng do áp lực của người trưởng giáo phái , vợ chồng cô tiếp tục có thêm hai đứa nữa. Tinh thần cô
quá bệ rạc trong lúc này, bác sĩ phải đề nghị có người canh chừng và săn sóc các đứa nhỏ. Ngày 20 tháng sáu năm 2001, Russel, chồng cô đi làm, bà mẹ anh sẽ đến thay thế một giờ sau đó. Và cô Andrea đã nhận nước các con cô trong khoảng thời gian một tiếng đồng hồ ngắn ngủi không có người canh giữ này.

Thời đại văn minh , máy móc, sống nhanh sống vội, thời đại "mì ăn liền", cái gì cũng "instant", tâm hồn con người chạy theo những thay đổi trong cuộc sống một cách hối hả, không có thì giờ để tĩnh tâm suy nghĩ phải trái, để thư giãn, nên mặc cho Tham Sân Si xúi dục. Biết bao thảm cảnh đã xảy ra quanh ta vì tâm vọng động.

Biết bao người nhuốm bệnh tinh thần vì tâm đau khổ. Nếu bạn nhận thức rằng chuyện đó cũng có thể xảy đến cho bạn, hãy làm điều sau đây: Mỗi ngày bỏ ra độ một tiếng đồng hồ để đi bộ một mình trong công viên, quanh bờ hồ mát lạnh, hay trên những con đường tĩnh mịch nơi vùng bạn sống. Hãy hít thở thật sâu trong thư giãn. Hít vào ta biết ta hít vào, thở ra ta biết ta thở ra. Chỉ chú ý đến hơi thở mà thôi. Thật đơn giản nhưng có tác dụng giúp bạn định tâm , bỏ đi những bực dọc, những suy nghĩ lan man. Khi tâm ý đã nhẹ nhàng, bạn có thể bắt đầu suy nghĩ đến một vấn đề gì đó, chỉ một thôi, hãy nhìn và suy xét trong tình thần khách quan, biết phải trái và có tình thương.

Tâm ta khi bị giao động cũng giống như ao nước bị khuấy trộn đục ngầu , sau một thời gian để yên, nó sẽ trở nên trong mát, bao nhiêu bùn dơ lắng đọng ở đáy sâu. Đó là lúc ta trở về với tâm thật của ta. Đó là lúc ta dễ dàng nhận diện đúng sai, nên hay không nên, giải quyết như thế nào…nói theo đạo Phật, ta quán chiếu sự vật trong chánh niệm.

Để có được một tâm hồn an lạc, một cuộc sống thanh thản, không gì bằng giữ Tâm luôn an tịnh, bỏ đi những phiền toái không đáng làm mình khổ sở hằng ngày. Để đạt được điều đó, ta cần sự hướng dẫn để việc tu tập tâm linh có kết quả.

Hơn 2500 năm về trước, một hoàng tử xứ Ấn độ sống trong nhung lụa, sau khi nhìn thấy một số cảnh bi đát của người đời, đã nhận thức rằng con người sinh ra ai cũng có "bệnh" đau khổ, tinh thần lẫn vật chất. Với tấm lòng thương xót bao la cho chúng sinh, ngài đã từ bỏ cuộc sống vàng son để dấn thân ra đi làm khất sĩ, mong tìm ra con đường thoát khổ cho con người. Vị Giác ngộ đó là Đức Phật. Ngài giải thích bệnh đau khổ này là do Tâm Tham, Sân, Si mà ra. Ngài nói rằng những đau khổ tinh thần của ta có thể chữa được bằng cách từ bỏ, loại trừ những ham muốn, sân si ích kỷ đó.Và ngài dạy chúng ta con đường tu tập Bát Chánh Đạo, để biết sống và nghĩ đúng đắn, mở mang trí tuệ, phát triển lòng từ bi hỷ xả ,có chánh niệm qua Thiền định và Thiền quán, để đưa đến sự chấm dứt đau khổ, trong đó nỗ lực cá nhân là chính.

Tìm hiểu Đạo Phật là tìm hiểu về cuộc đời, tìm hiểu về chính mình và từ đó ta tìm ra con đường thoát khổ trong tình thương, lẽ thật.
Minnesota 6/23/2008

Sách Tham khảo:
I, Tina- My life Story-Tina Turner with Kurt Loder
[1] Phật Pháp Căn Bản- Suy Nghiệm Theo Nguyên Lý- Minh Không.
[2] Giết người trong mộng- Thơ Hàn Mặc Tử.
[3] Ngập Ngừng- Thơ Hồ Dzếnh.


Một Bông Hồng Hạnh PhúcMột Bông Hồng Hạnh Phúc

Em nghĩ gì khi cài hoa hồng đỏ
Mầu đỏ ngút ngàn chứa đựng thương yêu
Tháng ngày dài trong thai mẹnâng niu
Chưa thấy mặt đã là yêu con nhất
Chín tháng mười ngày oa oa tiếng khóc
Con chào đời mẹquên mất cơn đau
Quên giọt mồ hôi còn đọng xanh xao
Trong tim mẹsuối ngọt ngào tuôn chảy
Tình yêu mẹkhông tính tóan lời lãi
Ngày nhọc nhắn đêm còn phải ru con
Con ngủsay, giấc ngủmẹchưa tròn
Con trăn trởmẹhéo hon tấc dạ
Là điểm tựa cho con khi vấp ngã
Trên đường đời nhiều vất vảgian truân
Con trưởng thành lòng mẹvẫn bao dung
Lầm lỗi mấy mẹvẫn thương chẳng giận
Tình của mẹlà tình yêu bất tận
Bạc mái đầu vẫn lận đận vì con
Bất hạnh thay, nếu mai mẹkhông còn
Như hoa nởhéo hon vì thiếu nắng
Chúc mừng em với bông hồng đỏthắm
Hãy sướng vui vì hạnh phúc còn đầy
Hãy thiết tha với ơn mẹhôm nay
Vì mai sẽ, càng gần ngày xa mẹ.

Quỳnh Kim Tuyết



Hoa Sen trong văn hóa phật giáo

THÍCH HẠNH TUỆ

Hoa sen có cả sắc lẫn hương và sự vươn lên khỏi bùn nhơ để nở hoa của nó đã làm cho loài hoa này mang một ý nghĩa đặc biệt. Hoa sen có mặt trong hầu hết các lĩnh vực từ văn học nghệ thuật cho đến kiến trúc hội họa, và đặc biệt là tôn giáo... Phật giáo là một trong những tôn giáo lớn trên thế giới. Đối với Phật giáo, hoa sen hiển hiện khắc nơi từ trong kinh điển cho đến các sản phẩm thờ cúng, tư thế ngồi thiền, cách chấp tay... Hầu như ở đâu có Phật giáo, người ta sẽ tìm thấy ở đó có hoa sen, hay nói cách khác hoa sen là biểu tượng của Phật giáo.

Trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học, đến nay, người viết chưa thấy một công trình nào viết chuyên về đề tài hoa sen. Tuy nhiên, rải rác đâu đó trong các công trình nghiên cứu, các sách báo, trên mạng Internet... là những bài viết lẻ tẻ về khía cạnh này hay khía cạnh khác của nó. Trong tác phẩm Beasts, Birds, and Blossoms in Thai Art của Pamela York Taylor do nhà xuất bản Oxford University năm 1994 có nhắc đến hoa sen và cây bồ đề (The Lotus and Bodhi Tree); trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier "Alain Gheerbrant do nhà xuất bản Đà Nẵng giới thiệu năm 1997 cũng có nói về hoa sen; nhưng cả hai tác phẩm này đều chỉ giới thiệu một cách chung chung, sơ nét về hoa sen chứ chưa thật sự đi sâu vào từng chi tiết."

Nghiên cứu về hoa sen trong văn hóa Phật giáo, người viết sẽ bắt đầu đi tìm hiểu một loại hoa rất đặc trưng của nền văn hóa nông nghiệp, nền văn hóa gắn nhiều với nước. Và qua đó, người viết cố gắng lý giải vì sao Phật giáo đã chọn hoa sen làm biểu tượng cho mình mà không chọn một loài hoa nào khác. Trong bài viết này, phần chính gồm có ba vấn đề lớn: 1. Hoa sen với những vấn đề chung. Đây là phần giới thiệu và cũng là nghiên cứu sơ nét về hoa sen trước và ngoài Phật giáo. 2. Hoa sen trong văn hóa vật chất Phật giáo. 3. Hoa sen trong văn hóa tinh thần Phật giáo.

* * * * *

HOA SEN NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG

1.1 Hoa sen – môi trường địa lý sinh sống

Tên khoa học của hoa sen là Nelumbo nucifeca Gaertn và thuộc chủng loại Nymphaeaceae thường được thấy trong các ao hồ khắp vùng Châu Á có khí hậu nhiệt đới gió mùa.

Có thể nói hoa sen là thứ hoa nhất hạng, nở ở những vùng nước thường tù đọng và bẩn đục. (…) nó là sự sống xuất hiện lần đầu tiên, trên khoảng mênh mông không rõ sắc màu của những vùng nước khởi nguyên. Trong tranh
hình Ai Cập, nó đã xuất hiện như vậy đó, trước tất cả, sau đó tạo hóa và vầng thái dương mới lóe ra từ trái tim rộng mở của nó. Như vậy, hoa sen trước hết là bộ phận sinh dục, là âm hộ mẫu gốc, bảo đảm cho các cuộc sinh thành và tái sinh, truyền lưu mãi mãi... Hoa sen xanh được coi là linh thiêng nhất ở xứ sở các Pharaông, tỏa một hương thơm của cuộc sống thần thánh: trên các vách của những ngôi mộ dưới đất ở Thèbes, ta thấy hình ảnh những cuộc tụ họp gia đình, ở đấy cả những người sống và những người chết trịnh trọng hít thở bông hoa tím, cử chỉ trộn lẫn khoái lạc với thần diệu hồi sinh. [Jean Chevalier – Alain Gheerbrant 1997: 810].

Hoa Sen bên châu Á tương đương với hoa hồng bên Âu châu. Ở Việt Nam, hoa sen có ở mọi nơi, từ miền núi, trung du đến đồng bằng, nhiều nhất là ở Đồng Tháp Mười, vùng đồng trũng Hà Nam, Hưng Yên, Hải Phòng. Đặc biệt là Hồ Tây, vùng Đồng Trị, Thủy Sứ thuộc làng Tây Hồ. Bông sen nơi đây rất lớn, hương thơm ngát và có nhiều gạo sen.

1.2 Hoa sen – một biểu tượng văn hóa của các nước nông nghiệp

1.2.1 Hoa sen trong văn hóa vật chất

Hoa sen với những cánh, nhụy và gương hạt đã cấu thành một bông hoa sen có nét đẹp thanh thoát. Sen được đỡ bằng một cuống hoa dài và đưa sen mọc lên khỏi mặt nước. Lá sen xanh có một lớp nhung trắng phủ trên bề
mặt. Khi ánh nắng chiếu vào làm lớp nhung trắng đó óng ánh li ti tuyệt đẹp. Từ những hình ảnh thật sống động đó, hoa sen đã đi vào hầu hết các lĩnh vực của cuộc sống từ dược phẩm, ẩm thực cho đến kiến trúc hội họa.

- Hoa sen trong dược phẩm -ẩm thực:

Các thành phần của cây sen như sau: Hạt sen - liên nhục, liên tử; Tâm sen - liên tử tâm; Tua sen - liên tu; Gương sen - liên phòng;, Lá sen - hà diệp; Ngó sen - ngẫu tiết… trong thế giới thảo dược, ít có loài cây nào mà các bộ phận đều là những vị thuốc quý như vậy. Hương hoa sen là những gì tinh tuý nhất của trời đất tụ lại. Chè ướp hương sen là một vật phẩm quí giá, xưa kia chỉ dành cho những hàng vương tôn công tử và những gia đình quyền quý. ướp chè sen là một nghề, và hơn thế còn là một nghệ thuật, đòi hỏi ở người ướp sự nhẫn nại, đôi tay
tinh tế. Người Việt Nam cũng giống như người Nhật Bản rất thích uống trà. Cách pha trà cổ truyền nhất là dùng sương đọng trên cánh hoa hay trong lá sen để pha trà. Trong ẩm thực, người ta có thể dùng ngó sen, củ sen, gương sen, hạt sen… để làm những món ăn (canh, gỏi, súp…), gạo/hạt sen để nấu chè…

- Hoa sen trong kiến trúc xây dựng – điêu khắc

Ở New Delhi - Ấn Độ, có hẳn một ngôi đền lộng lẫy được thiết kế theo hình một hoa sen. Và ở đây, hoa sen còn được thể hiện rất đa dạng, có khi cánh sen được cách điệu làm mái vòm hành lang, có khi là hoa văn trên cửa… Ở
Macau, Trung Quốc cho đến đài tưởng niệm, hay bia mộ ở Việt Nam, những họa tiết trang trí cho đến những điêu khắc trên đá trên gỗ, người ta đều bắt gặp hình ảnh của hoa sen.

Ở Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc trong các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí…

- Hoa sen trong nghệ thuật

Đây là lĩnh vực dễ nhận thấy nhất, hoa sen được vẽ trên mọi chất liệu từ giấy, vải, decan… cho đến trên tường vách (bích họa), gốm sứ, gỗ… Hoa sen thông thường được thể hiện chung với những đối tượng khác như: hoa sen + rồng, hoa sen + người phụ nữ, hoa sen + chim/cá… Hoa sen còn xuất hiện trong tranh thêu, nghệ thuật xếp giấy, in tem, in tiền, in vé số.v.v… Hoa sen thể hiện sự tính cách thanh cao – rạng ngời, ý chí quật cường, bản lĩnh.

1.2.2 Hoa sen trong văn hóa tinh thần

- Hoa sen trong tâm thức con người

Theo huyền thoại Ấn Độ, hoa Sen tượng trưng cho khả năng sáng tạo và sự hồi sinh. Thần Visnu bảo tồn những thành quả sáng tạo, bốn tay cầm bốn lệnh bài là cái tù và, cái vòng, cái búa và cành hoa Sen tượng trưng cho bốn chất tạo nên vũ trụ. Theo văn minh Ai Cập: sen tượng trưng cho mặt trời, cho sáng tạo và hồi sinh.

Những cách điệu của hoa sen
Những cách điệu của hoa sen
Vì vậy, hoa sen còn tượng trưng cho lẽ phải, chân lý. Trong trí tưởng tượng của người Ấn Độ, bông hoa đẹp đẽ này gắn với thần thánh. Một văn bản thời Trung cổ đã miêu tả người phụ nữ như một bông sen. Văn học Ấn Độ phân chia phụ nữ thành bốn típ, trong đó cao nhất là Padmini, có nghĩa là "người phụ nữ hoa sen", với mùi hoa sen toả ngát trong từng hơi thở.

Trong tâm thức người Việt, hoa sen còn là biểu trưng cho sự thanh cao, cho tính chất "gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn". Biểu trưng này vừa đượm màu sắc triết lý Lão - Trang, vừa chứa đựng phong vị Phật giáo và cũng là sự tự tôn của các bậc "hiền nhân quân tử" của đạo Nho.

- Hoa sen trong âm nhạc, thơ ca

Trong âm nhạc, hoa sen cũng đi vào sâu thẳm tâm hồn người Việt, thể hiện qua tình yêu quê hương đất nước. Bài Lý Bông Sen thuộc dân ca Cửu Long (Sưu tầm và ký âm: Lư Nhất Vũ) là minh chứng cho nhận định này: Ai bằng đi, Châu bằng Đốc, Nam bằng Vang, ai í qua Đồng Tháp thấy bạt ngàn bông bằng sen, thấy bạt ngàn bông bằng sen.

Trở thành hình tượng văn học, hoa sen tượng trưng cho bước đi của người con gái đẹp. Trong Truyện Kiều, Nguyễn Du đã viết: "Gót sen vừa động giấc hài". Trong kho tàng tục ngữ - ca dao và câu đố… hoa sen xuất hiện rất đa dạng và phong phú: Bút trổ hoa sen; Đào hồ thả sen, làm men ủ bột; Ai cho sen muống một bồn, ai trồng chanh khế sánh cùng lựu lê; Đấy vàng đây cũng đồng đen, đấy hoa sói trắng, đây sen Nhị hồ; Đố ai mà được như sen…; Mẹ cha nàng ở Diêm Vương, sinh con lại ở Tây phương Phật đài?; Đầm sâu hoa trắng, hoa hồng, ai đẻo tạc lại cho ông Phật ngồi ?

1.3 Hoa sen với vấn đề cách điệu

Đến nay, hầu như đối với một số nước Châu Á, hoa sen trở thành một biểu tượng trong văn hóa. Chính vì lẽ đó, hoa sen không còn là một hoa sen thuần túy mà nó đã được con người với những cảm nhận văn hóa của mình tạo nên hình ảnh về hoa sen không đồng nhất. Với những điều khác nhau trong cách thể hiện hoa sen đó, chúng tôi gọi là sự cách điệu của hoa sen. Chúng ta dễ dàng nhận ra ở các hoa văn trên sách báo, ở trên tiền giấy, trên các logo, trên các phù điêu, trên gạch ngói, trên các sản phẩm mỹ nghệ và đặc biệt trong kiến trúc, hoa sen với các cách thể hiện rất phong phú và đa dạng. Sự khác nhau ấy sẽ còn được nhân lên khi so sánh, đối chiếu với các quốc gia khác.

Trong [Pamela York Taylor 1997: 97] đã thể hiện sự cách diệu của hoa sen trong nghệ thuật vẽ tranh và điêu khắc (hình trên)Yếu tố cách điệu này phụ thuộc vào thị hiếu thẩm mỹ, quan niệm thẩm mỹ của từng mỗi quốc gia, mỗi dân tộc, và không ai dựa vào một tiêu chuẩn thuần nhất nào để có thể bình phẩm thứ hạng giá trị của nó. Chính vì vậy, sự cách điệu này trở nên càng phong phú và đa dạng hơn.

2. HOA SEN TRONG VĂN HÓA VẬT CHẤT PHẬT GIÁO

2.1. Hoa sen thể hiện trong kiến trúc chùa, tháp

Trong nghệ thuật Việt Nam, hình tượng hoa sen dày đặc từ các phù điêu, đá tảng kê chân cột, bệ tượng Phật đến các dáng gốm và họa tiết trang trí. Song cô đọng và sáng tạo hơn cả là hình tượng hoa sen trong kiến trúc chùa tháp Phật giáo.

Những công trình kiến trúc tiêu biểu với hình tượng hoa sen thường xuất hiện trong những giai đoạn hưng thịnh của Phật giáo. Đó là thời Lý thế kỷ thứ 11 với Chùa Một Cột - Hà Nội; thế kỷ thứ 17 với tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp - Bắc Ninh; thế kỷ 18 với Chùa Tây Phương -Hà Tây, Chùa Kim Liên - Hà Nội.

Theo truyền thuyết chùa Một Cột hình thành từ một giấc mộng của vua Lý Thái Tông. Vào một đêm mùa xuân năm Kỷ Sửu (1049), vua nằm mộng thấy Phật Quan Âm ngồi trên đài hoa sen, dẫn vua lên đài. Khi tỉnh dậy, vua nói chuyện lại với triều thần, có người cho là điềm xấu, nhưng thiền sư Thiền Tuệ thì khuyên vua nên xây chùa, dựng cột đá giữa hồ, xây đài hoa sen có tượng Phật Quan Âm ở trên, đúng như hình ảnh đã thấy trong mộng. Các nhà sư chạy đàn xung quanh, tụng kinh cầu sống lâu và đặt tên là chùa Diên Hựu.

Hình tượng hoa sen ở tháp Cửu phẩm liên hoa, Chùa Bút Tháp là một tổ hợp kết cấu gỗ dạng tháp quay chín tầng chồng lên nhau. Mỗi tầng có một đài sen rộng chừng 2 m, cao 50 cm. Cả tháp cao 7 đến 8 m. Phía ngoài tháp các cánh sen bằng gỗ sơn đỏ tạo thành tầng tầng lớp lớp so le nhau. Tầng một đến tầng chín biểu hiện cho những nấc thang của sự tinh tiến trong đạo Phật.

2.2. Hoa sen trong các sản phẩm trang trí – thờ tự

Điều dễ dàng nhận thấy ở đây là hoa sen đã quá đỗi gần giũ với nhà chùa. Trên mái lợp của chùa cũng có hoa sen, gạch lót nền, những phù điêu trên vách, những chạm trổ trên cửa đều có hoa sen, thậm chí thông gió cũng là hình hoa sen… Điều này muốn nói lên rằng, ngoài tính biểu tượng cho những gì thuộc về triết lý cao siêu của nhân sinh, của Phật giáo; ngoài những gì thuộc về tính "bác học", hoa sen còn in đậm dấu ấn của mình trong tâm khảm của những nghệ nhân, những người thiết kế, những người tạo mẫu cho các sản phẩm xây dựng, trang trí. Ở đó, những đường nét của hoa sen cũng sống động, cũng hài hòa, thanh thoát.

Ở đây, người viết cho rằng những kiểu thức khác nhau trong cách thể hiện hoa sen có thể phân làm ba phong cách căn bản đó là Ấn Độ, Tây Tạng và Trung Quốc.

Với phong cách Ấn Độ, chúng ta dễ nhận thấy sự ảnh hưởng của nó trong tranh tượng – phù điêu của các nước như: Thái Lan, Lào, Campuchia, Việt Nam (Nam Tông - Khơme). Phong cách Tây Tạng đó là hoa sen với màu sắc sặc sỡ (chủ yếu là các màu nóng), và ít có tầm ảnh hưởng đến các nước khác. Có lẽ, Tây Tạng biệt lập với bên ngoài và thời tiết giá lạnh nên đã hình thành một phong cách rất riêng không thể trộn lẫn vào đâu được. Đối với phong cách Trung Quốc, và cũng là Việt Nam (Bắc Tông), người ta nhận thấy ở đây sự đơn giản trong cách thể hiện, không có nhiều những yếu tố cách điệu chồng chất lên nhau như Ấn Độ và cũng không quá màu sắc như Tây Tạng.

Thể hiện sự thanh khiết, hoa sen đã có mặt trong hầu hết các sản phẩm thờ cúng. Người ta bắt gặp ở đây rất nhiều từ trong chân đèn, lư hương, bình hoa, tách trà, đĩa bày trái cây, hộp đựng trầm… được thiết kế theo những kiểu thức hoa sen. Các sản phẩm thờ cúng này hầu như đều có hình dáng của hoa sen, hoặc ít ra thì hoa sen cũng được vẽ hay chạm trổ ở trên nó. Đây là điều vừa tạo nên yếu tố thẩm mỹ, vừa mang ý nghĩa thanh sạch. Cũng liên quan đến vấn đề thờ cúng này, hình tượng hoa sen còn được dùng để làm cái chum/hủ đựng cốt của người chết. Thể hiện một niềm tin được tái sinh vào cõi an lành hay một kiếp sống không còn khổ đau trần thế, hoa sen được xem là nơi trú ngụ của linh hồn sau khi chết và đợi đi tái sinh.

3. HOA SEN TRONG VĂN HÓA TINH THẦN PHẬT GIÁO

3.1. Hoa sen và yếu tố linh thánh

Hình Phật trang trí hoa sen theo  phong cách Tây Tạng
Hình Phật trang trí hoa sen theo phong cách Tây Tạng
Hoa sen là loại hoa có bốn đặc tính vượt trội hơn các loại hoa khác: 1. Ở bùn lầy mà không ô nhiễm; 2. Hoa và quả kết cùng một lúc; 3. Loài ong, bướm không hút lấy hương nhụy; 4. Phụ nữ không dùng hoa sen để trang điểm như giắt trên đầu. Do hoa sen không bị nhiễm bởi bùn nhơ, nên nó được dùng làm biểu trưng cho tánh giác tự nhiên của Phật, tổng quát hơn là biểu trưng cho Phật.

Trong Phật giáo, hoa sen biểu trưng cho những giá trị đạo đức, sự thuần khiết và thánh thiện. Hoa sen còn biểu trưng cho trí tuệ siêu việt. Nó thể hiện niềm khao khát giác ngộ. Trong Mật điển có thần chú Lục tự Đại minh là tâm chú của ngày Quán Thế Âm Bồ Tát: "Om Mani Padme Hum" (Án Ma Ni Bát Di Hồng). Trong đó, Padme tiếng Tây Tạng có nghĩa là hoa sen, biểu tượng cho trí tuệ siêu việt, trí tuệ chứng ngộ tự nhiên vượt ra ngoài vòng vây hãm của nhị nguyên luận.

Hoa sen trong quan niệm truyền thống không ít trường hợp được coi là biểu trưng của sự sinh sản, của sự sáng tạo. Người ta cho rằng hoa là bộ phận sinh dục của cây. Điều này hoàn toàn đúng xét về mặt sinh vật học lẫn về mặt văn hóa, nhất là văn hóa cổ đại, khi quan hệ giới tính còn được coi là thiêng liêng, là nguồn cội của lẽ sinh thành vạn vật (tín ngưỡng phồn thực). Hoa sen với gương sen của nó chứa đựng những chủng tử (hạt sen) đã được coi là biểu trưng của cơ quan sinh sản và sen là biểu trưng cho sự thịnh vượng, cho Phúc, một trong ba điều tối hảo: Phúc - Lộc - Thọ của người Trung Quốc.

Trong lịch sử Phật Thích Ca từ lúc đản sinh cho đến lúc nhập diệt, Ngài đều ở trên hoa sen. Điều này biểu trưng cho tinh thần bất nhiễm trần của người giác ngộ lẽ đời, và cũng tượng trưng cho trí tuệ, cho triết lý cao siêu của Phật giáo.

3.2. Ảnh hưởng của hoa sen trong tâm thức Phật giáo

Đối với người Ai Cập, sen được biểu hiện cho dương khí. Nhưng đối với Nam Á và phương Đông, sen lại chứa nhiều yếu tố âm, nó là bóng dáng của phái đẹp.

Trong nghệ thuật tạo hình ở Việt Nam, chúng ta từng gặp những đài sen là chỗ ngồi của Phật và các linh vật ở miền tịnh thổ (đất Phật) biểu hiện cõi chân như, yên lặng tuyệt đối, cõi không sinh, không diệt. Những người theo đạo Phật thường hiểu sen với những đường gân của nó như 84 vạn pháp môn chảy chung về một nguồn, đó là cuống sen và cũng chính là nguồn giải thoát, là nhất chính đạo đi về một hướng để chuyển tải Phật pháp hoà nhập vào cuộc đời.

Từ khi Phật giáo xuất hiện cho đến ngày nay, hoa sen với những ý nghĩa của nó đã thấm sâu vào tâm thức Phật giáo. Những triết lý tưởng chừng như bỏ ngõ cuộc đời, xa rời trần thế lại là những triết lý có nguồn gốc từ những khổ đau của chúng sanh. Đức Phật đã từng nói với các đệ tử của mình, như nước đại dương chỉ có một vị mặn, giáo lý của Như Lai cũng chỉ có một vị là giải thoát. Vị giải thoát đó chính là cởi trói cho những ràng buộc, những khổ đau, những cố chấp, bám víu .v.v… của chúng ta trong cuộc đời. Như thể hoa sen, lấy chất liệu là bùn nhơ, nước đục nhưng hương sắc của nó làm ấm áp lòng người.

3.3. Hoa sen trong kinh Phật

Hoa sen trong kinh Phật biểu tượng cho chân lý. Và chân lý đó là chân lý hiện thực trong cuộc đời. Về mặt xã hội và tôn giáo, hoa sen biểu trưng cho con đường "nhập thế sinh động" của Phật giáo. Đó là những thành ngữ thường được dùng như "Cư trần bất nhiễm trần" (Sống trong trần thế nhưng không bị ô nhiễm bởi trần thế), hoặc "Phật pháp bất ly thế gian pháp" (Phật pháp không rời các pháp thế gian mà có), hoặc "muốn đến Niết bàn hãy vào đường sinh tử" v.v... Về mặt triết lý, hoa sen tượng trưng cho nhân quả cùng thời...

Trong kinh Nhiếp Đại thừa luận thích, hoa sen có bốn đức: hương (thơm), tịnh (sạch), nhu nhuyễn (mềm mại) và khả ái (đáng yêu). Trong Hoa Nghiêm kinh thám huyền ký, hoa sen có mười đặc tính: 1. Vi diệu; 2. Khai phụ; 3. Đoan chính; 4. Phân minh; 5. Thích duyệt; 6. Xảo thành; 7. Quang tịnh; 8. Trang sức; 9. Dẫn quả 10. Bất nhiễm.

Như vậy, hoa sen trong kinh Phật sẽ được hiểu tùy theo những hoàn cảnh khác nhau. Có lúc, hoa sen chỉ thuần túy là hoa sen, có lúc hoa sen là chân lý tuyệt đối (Niêm hoa vi tiếu), và có khi hoa sen lại tượng trưng cho con đường du hóa của Tỳ kheo: “Như từ trong đống bùn nhơ vất bỏ, sinh ra hoa sen thanh khiết ngọt ngào làm đẹp ý mọi người; cũng thế, chỉ từ nơi chốn phàm phu ngu muội mới sản sinh những vị đệ tử bậc Chính Giác đem trí tuệ soi sáng thế gian" [HT. Thích Minh Châu - bản dịch 1980b: 58].

Hoa sen được ví cho người không bị nhiễm trần (ái nhiễm): "Như nước giọt lá sen, như hột cải đặt đầu mũi kim, người không đắm nhiễm ái dục cũng như thế; Ta gọi họ là Bà-la-môn" [HT. Thích Minh Châu - bản dịch 1980a:161] hay một đoạn khác: "Ta có thể là người với các lậu hoặc đã đoạn tận... Ví như bông sen xanh, bông sen hồng hay bông sen trắng sanh ra trong nước, lớn lên trong nước, vươn ra khỏi nước, đứng thẳng, không bị nước thấm ướt. Cũng vậy, sanh ra trong đời, lớn lên trong đời, Ta sống chinh phục đời, không bị đời thấm ướt…" [HT. Thích Minh Châu -bản dịch 1980a: 51]…

Như thế, hoa sen hiện diện rất nhiều trong Phật giáo, và có ý nghĩa biểu trưng cho người không bị đắm nhiểm bởi cuộc đời. Quan điểm này chúng tôi cũng thấy có trong ngạn ngữ Ấn Độ: "Mặt trăng có từ biển sâu tăm tối, cỏ Điva mọc từ phân bò, hoa sen mọc lên từ bùn đất... Một con người đâu cần phải xem xét lai lịch hắn từ đâu...".

Hoa sen trong kinh Phật thường có các màu: xanh, trắng, tím, hồng, vàng, đỏ và với số cánh hoa có khi là: 4 cánh, 6 cánh, 8 cánh, 10 cánh, 12 cánh, 16 cánh, 20 cánh, 100 cánh, 1000 cánh và với mỗi loại như thế chúng có những ý nghĩa nhất định. Như: Hoa sen tám cánh màu xanh được dùng làm logo cho Gia đình Phật tử Việt Nam. Tám cánh hoa ấy là Bát chánh đạo, và màu xanh thể hiện niềm tin vào sự giác ngộ, hay hoa sen nghìn cánh tượng trưng cho trí tuệ viên mãn của một đấng giác ngộ.

Ở Việt Nam, khi các kinh được dịch từ Hán tạng hay Pali tạng ra Việt ngữ thì hàm lượng từ Hán Việt vẫn còn rất nhiều, đặc biệt là tên riêng, hầu như giữ nguyên từ Hán Việt không dịch nghĩa. Vì lẽ đó mà danh hiệu Phật thường gặp là Liên (蓮) hay Liên hoa (蓮花) có nghĩa là hoa sen, cũng được để nguyên âm Hán Việt. Trong kinh Vạn Phật, chúng tôi tìm thấy có những danh hiệu Phật như: Bảo Liên Hoa Thắng Phật (tr.161, 176, 350, 662), Liên Hoa Nhãn Phật (tr.261), Liên Hoa Diệp Nhãn Phật (tr.294), Liên Hoa Diệp Tinh Tú Vương Hoa Thông Phật (tr.315), Xưng Liên Hoa Phật (tr.363), Bảo Liên Phật (tr.569), Liên Hoa Diện Phật (tr.614)… điều này nói lên sự ảnh hưởng rất to lớn của hoa sen trong tâm thức của Phật giáo.

Và không chỉ có vậy, bộ kinh nổi tiếng của Phật giáo Đại thừa đó là: Lotus Sutra – Kinh Hoa sen hay thường gọi là Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Ở Trung Hoa, hiện có 5 bản dịch là: Pháp Hoa Tam Muội, Tát Đàm Phân Đà Lị Kinh, Chánh Pháp Hoa kinh, Diệu Pháp Liên Hoa Kinh và Thiêm Phẩm Diệu Pháp Liên Hoa kinh. Trong 5 bản dịch ấy thì bản Diệu Pháp Liên Hoa Kinh gồm có: 7 cuốn được chia thành 28 phẩm do Ngài Cưuma-la-thập dịch được lưu hành và diễn giải nhiều nhất. Như vậy, hoa sen mọc từ bùn nhơ nhưng không nở trong bùn, trong nước mà nở giữa hư không, nở khi ánh bình minh xuất hiện, và đặc biệt không một loài ong bướm nào ve vãn xung quanh. Cánh, nhị, gương, hột đồng thời hiển lộ .v.v… đã tạo cho loài hoa này có một vị trí đặc biệt trong tâm thức Phật giáo.

*****

chua-phat-an-bao-hoa-sen-vu-lan-2008-hoa-senĐạo Phật xuất hiện từ thế kỷ thứ sáu trước Tây lịch, tính đến nay đã hơn hai mươi lăm thế kỷ. Xét về lịch sử các tôn giáo trên thế giới, đạo Phật như thế cũng xuất hiện khá sớm. Tuy nhiên, trên xứ Ấn lúc giờ đã có những tôn giáo bản địa, và đã có rất nhiều những trường phái triết học. Đạo Phật ra đời trong bối cảnh như thế nên đã tiếp thu rất nhiều những tư tưởng tiến bộ của các tôn giáo khác, những trường phái triết học khác. Nói như vậy không nghĩa là Đạo Phật bắt chước một cách rập khuôn mà ngược lại đạo Phật sử dụng lại những điều mà người ta thường dùng, nói những điều người nói nhưng ở một góc độ khác. Sự kế thừa và nâng cấp đó là một tất yếu của tiến trình lịch sử nhân loại. Sinh ra trên đất Ấn, lớn lên trên đất Ấn, Phật giáo đã thừa hưởng rất nhiều những giá trị giá trị văn hóa tinh hoa của dân tộc này. Một trong những giá trị ấy là biểu tượng hoa sen.

Trong văn hóa Phật giáo nói chung và trong kinh điển nói riêng hoa sen đã được nâng lên một tầng nghĩa mới, những ý nghĩa mới. Những tầng ý nghĩa đó đã làm cho hoa sen trở thành một biểu tượng của Phật giáo, một biểu tượng của sự bất nhiểm, thanh khiết và viên mãn. Đồng thời, nó cũng tượng trưng cho sự thăng hoa trí tuệ và sự viễn ly của các hành giả.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
Sách:
[1] Đinh Gia Khánh 1995, Ca dao Việt Nam, Nxb Đồng Tháp.
[2] HT.Thích Thiện Chơn 2005, Kinh Vạn Phật – tái bản lần thứ 2, Nxb Tôn Giáo.
[3] Thích Minh Châu - bản dịch 1980a, Tăng Chi Bộ Kinh IA.
[4] Thích Minh Châu - bản dịch 1980b, Tăng Chi Bộ Kinh IIA.
[5] Pamela York Taylor 1994, Beasts, Birds, and Blossoms in Thai Art, Oxford University Press, 127 p.
[6] Jean Chevalier – Alain Gheerbrant 1997, Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, 1056 tr.

Internet:
1. www.absolutelyashtanga.com/contactus.html
2. www.asianchristianart.org
3. www.asialain.be/photos/ india
4. www.asia.si.edu/devi/ fulldevi/deviCat79.htm
5. www.orientbuddha.org
6. www.vanhoanghethuat.org.vn



Thư gởi Mẹ

Thưa Má,

Năm nay con không về thắp nhang trước mộ Má được, Vu Lan này con cầu nguyện cho Má ở bên này. Những dòng dưới đây, con gửi cho Má, cũng như ngày xưa khi gặp chuyện gì không vui con thường trở về tâm sự với Má.

Con đường xưa

Năm ngoái con có về thăm làng. Con vào lối xóm, đến trước nhà cũ của mình, định vào xem thử những cây mít còn sống không? Con ngập ngừng rồi không vào nữa, chuyện gì qua rồi để cho nó qua luôn phải không Má?

Con đi quanh ra Đình làng. Ngôi Đình mới không được đẹp và trang nghiêm như lúc xưa. Nơi cây đa cạnh Đình, cái nơi mà hai Bác trong làng bị Việt Minh đem bắn, vào giai đoạn cướp chính quyền năm 1945, nay có hai tảng đá lớn, nói là để kỷ niệm hai người dân vô tội chết oan..

Con lên tỉnh, đến khu nhà mình ở, ngày xưa bị tàn phá gần hết nay lại rất sum suê, thấy những gia đình người Bắc ở rất đông, con đến hỏi ông thợ hớt tóc bên đường :
- Những người ở trong xóm này đi đâu hết rồi Bác?
- Một số đi vùng kinh tế mới, một số phải dời nhà ra ngoài tỉnh Đây là khu dành cho những gia đình có công lao, ở ngoài Bắc vào ở.

Con từ Quảng Trị đi vào Huế, đến đoạn 'cầu dài' thấy ngôi đền Âm hồn lớn, thờ những người đã chết oan ức, vào mùa hè 72, trên Quốc Lộ 1 này. Má nhớ không, ngày đó, Việt Cộng pháo kích xối xả vào đoàn người đang chạy di tản vào Huế. Hàng ngàn người chết và bị thương, tiếng kêu ngất trời, và đoạn đường này đã đi vào lịch sử với địa danh 'Đại Lộ Kinh Hoàng'.

Vào Huế, con đến thăm trường cũ, trường vẫn như xưa, vẫn rêu phong màu gạch đỏ, vẫn những lối đi ngày xưa, nhưng vắng bóng 'áo trắng học trò'. Con Má lúc còn đi học nghịch lắm, những buổi tan trường đều có mặt:

Em tan trường về
Đường mưa nho nhỏ
Ôm nghiêng tập vở
Tóc dài tà áo vờn bay
Em đi dịu dàng
Bờ vai Em nhỏ(1)

Đạo Đức Bác Hồ (2)

Đến Nha Trang, vào nhà Em con, thấy con bé Thủy đang ngồi cắn bút. Con hỏi:
- Cháu đang làm thơ phải không? Sao tư lự vậy.
- Cháu đang suy nghĩ để viết về 'Đạo Đức Bác Hồ'.
- Cháu viết để làm gì?
- Cháu viết để thi đua- Bác đi xa biết nhiều, Bác giúp cháu với.
- Cũng được, Cháu nghe đây:
- Bác Hồ có nhiều vợ lắm, nhưng không có vợ chính thức, có con nhưng con phải lấy họ khác, họ Nông chứ không phải họ Hồ hay họ Nguyễn, bởi vì Bác tuyên bố Bác không có gia đình, gia đình của Bác là toàn dân.
- Bác Hồ thương dân như con đẻ, cho nên vào năm 53-56, Bác đã mời các cố vấn vĩ đại Tàu cộng sang giúp Bác cải cách ruộng đất.

Hơn 3 năm, cuộc cải cách ruộng đất ở miền Bắc đã gây nên thảm cảnh nồi da xáo thịt, trên 30,000 người bị đấu tố đến chết, bị xử bắn, bị đánh đến tử vong. Khoảng trên 100,000 người bị qui kết sai lầm là phú nông cường hào, gia đình tan nát!

- Bác Hồ cũng thương dân Miền Nam, cho nên vào lúc giao thừa ngày 29 rạng 30 tháng 1/1968, Bác đã chúc Tết. Nguyên văn bài thơ chúc tết từ đài Phát thanh Hà Nội như thế này:

"Xuân này hơn hẳn mấy xuân qua
Thắng trận tin vui khắp nước nhà
Nam Bắc thi đua đánh giặc Mỹ
Tiến lên!
Toàn thắng ắt về ta"

Trận tổng tấn công Tết Mậu Thân, bắt đầu qua mấy câu thơ chúc Tết trên. Cháu biết không, cuộc chiến đẫm máu nhất đã diễn ra trên 34 tỉnh và thị xã miền Nam, với hơn 80 ngàn người chết (3), hàng ngàn người dân vô tội ở Huế đã bị thủ tiêu trong những nấm mồ tập thể. Thành Phố Huế trở thành địa ngục trần gian trong gần một tháng..

- Bác, thôi Bác đừng chọc Cháu nữa
- Đây là chuyện ác đức tầy trời. Sao Bác nói là Đạo Đức ?
- Đạo Đức có hai chiều Cháu ạ, chiều xuôi và chiều ngược. Đạo Đức mà Bác vừa mới kể là chiều ngược, còn chiều xuôi là Đạo Đức truyền thống mà Ông Bà đã để lại cho chúng ta. Cháu muốn viết theo chiều nào ?
- Lẽ dĩ nhiên Cháu muốn viết theo chiều xuôi.
- Viết về Bác Hồ mà viết theo chiều xuôi thì Bác chịu thua, Bác đề nghị Cháu lên chùa Long Sơn, xin gặp Hòa Thượng trụ trì, xin Ngài kể lại cuộc đời tu hành của Ngài : Ngài sống đạm bạc như thế nào, Ngài chăm sóc đệ tử và tín đồ của Ngài như thế nào, Ngài trải tình thương đến mọi người như thế nào ? Cháu cứ y theo như thế mà viết, rồi điền tên Bác Hồ vào, thì thế nào cũng được giải.
- Ý kiến của Bác hay tuyệt, Cháu sẽ làm theo, hy vọng sẽ được giải nhất.
- Giải nhất thì Cháu không được đâu, may ra thì được giải nhì.
- Sao thế Bác ?
- Bởi vì đã có người đưa Bác Hồ vào chùa rồi
- Để làm lễ giải oan phải không Bác ?
- Không phải, họ đã đặt Bác Hồ vào ghế Bồ Tát rồi !
- Thôi thì.., Cháu đành tranh đấu chiếm giải nhì vậy.

Gió chướng

Bây giờ Cháu hỏi Bác, vì sao Bác lại bỏ nước ra đi ?
- Bởi vì Bác sợ gió chướng.
- Gió chướng là gió gì hở Bác ?
- Gió chướng là ngọn gió độc, xuất phát từ vùng 'sơn lam chướng khí' tận bên Nga, bên Tàu kia, thổi vào Bắc Việt, và vào ngày 30/4/75 thổi đến Sài Gòn.

Hàng ngàn dân chúng sợ quá phải bỏ nhà cửa, của cải, tìm thuyền chạy ra biển khơi trốn thoát. Cuộc trốn chạy của họ thật bi thảm và tuyệt vọng. Rất tiếc nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đang bận hát bài 'vòng tay lớn' ở đài Phát Thanh Sài Gòn, chuẩn bị đón người chủ mới, bằng không, thì chúng ta cũng có thêm một bản nhạc nói về thân phận người dân miền Nam, sau 'hai mươi năm nội chiến từng ngày' !.

Và cứ như thế, Cháu biết không, con số thuyền nhân trốn khỏi Việt Nam càng ngày càng gia tăng, theo nhịp độ của những chính sách của Hà Nội, như 'học tập cải tạo', đi 'vùng kinh tế mới', đánh 'tư sản mại bản'..Cứ mỗi đợt chính sách lại thêm một số người ra đi. Tổng cộng gần 2 triệu người, không kể những người để xác lại trên biển cả.

Sài Gòn đổi chủ

Sài Gòn ơi, ta mất người như người đã mất tên..(4)
- Bác ơi, Cháu nghe nói một biển người với tiếng reo hò vang dội cả bầu trời tưng bừng đón đoàn quân giải phóng vào Sài Gòn. Có thật không Bác ?
- Trật rồi Cháu ơi. Sự thật như thế nầy : Vào khoảng 8 giờ sáng ngày 30/4/75, hai loạt đại bác 152 ly của quân Bắc Việt bắn thị uy, thẳng vào trường Trung Học Gia Long làm thiệt mạng chừng 12 người . Đến 10 giờ Ông Dương Văn Minh, vị Tổng Thống 2 ngày của miền Nam, ra lệnh các binh sĩ miền Nam bỏ súng đầu hàng và vào khoảng 1 giờ trưa, Quân Bắc Việt đến tiếp thu tại Dinh Độc Lập. Không có biển người, không có tiếng vỗ tay reo hò.

Chỉ có : Lời từ biệt của người Lính Cộng HòaTrung Tá tá Long, Cảnh Sát Quốc Gia đã đến đứng trước tượng TQLC trước tòa nhà Quốc Hội rồi rút súng tự sát. Ông đã nằm chết ngay dưới chân pho tượng.

Trung sĩ Quân Cảnh Trần Minh, thuộc Đại Đội 1 Quân Cảnh phụ trách an ninh khu vực B Tổng Tham Mưu, đã dùng súng tự tử dưới chân cột cờ.

Chuẩn Tướng Lê Nguyên Vỹ Tư lệnh Sư Đoàn 5, Chuẩn Tướng Trần Văn Hai Tư lệnh Sư Đoàn 7, Thiếu tướng Phạm Văn Phú Tư Lệnh Quân Đoàn 2, Thiếu Tướng Lê Văn Hưng Tư lệnh Phó Quân Đoàn 4, Trung Tướng Nguyễn Khoa Nam Tư lệnh Quân Đoàn 4, tất cả đều tự sát.

Ở vòng đai Sài Gòn, và một vài nơi khác, các đơn vị Bộ Binh, Thiết Giáp, Nhảy Dù,TQLC, BĐQ, ĐPQ.. vẫn chống cự mãnh liệt, đánh những trận cuối cùng .

Không ai nhớ được tên tuổi họ, những liệt sĩ vô danh đã chết rất oai hùng ở những phút cuối cùng của trận chiến mà thắng bại đã rõ.

- Bác ơi, nghe Bác kể Cháu muốn khóc đây. . Thôi Cháu không tham dự tranh đoạt giải thưởng 'Đạo Đức Bác Hồ' nữa.

Cháu đi biển với mấy đứa bạn đây. Cháu gởi lời thăm Bác gái. Gió chướng đổi chiềuMá, cái con bé Thủy thế mà biết nhiều hơn một số người lớn.

Má ơi, cái ngày hàng ngàn người dân bỏ Sài Gòn ra đi, Lê Đức Thọ gọi họ là những đống rác rưởi cần tống ra biển. Rồi mười năm sau, thời kỳ mở cửa, số lượng người Việt về nước càng ngày càng nhiều, mang về trên 3 tỷ đô la hàng năm. Gió chướng đã đổi chiều, giọng lưỡi cũng đổi, không còn chữ nghĩa làm đau lòng nhau nữa.

Ngày đi Đảng gọi Việt gian, Ngày về thì Đảng chuyển sang Việt kiều.

Chưa đi phản động trăm chiều,
Đi rồi thành khúc ruột yêu ngàn trùng.
Gió đã đổi chiều nhưng độc chướng vẫn còn.

Má ơi, người ta nói miền Bắc có công lao giải phóng miền Nam. Con nghĩ không đúng. Giải phóng miền Nam phải hiểu theo cái nghĩa thực hiện XHCNCS ở miền Nam. Còn cái vinh quang ' thống nhất đất nước'như một số người tán thán, thì đó cũng chỉ là vinh quang của đảng CSVN trong bao nhiêu năm đã miệt mài quyết tâm làm sao chiếm được miền Nam để thực hiện XHCN. Ông Hồ và Đảng của ông, đã xử dụng mọi phương tiện, kể cả- bội phản dân tộc- như đem dâng đất cho Tàu để được sự ủng hộ và tiếp tế tiến chiếm miền Nam.

'Việt Nam xem Trung Quốc là nguồn hỗ trợ to lớn và giá trị. Trong tinh thần đó và bắt nguồn từ những đòi hỏi nêu trên, quan niệm của lãnh đạo ta (ủng hộ Trung Quốc trong việc công bố chủ quyền của họ trên các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (5)) là cần thiết vì nó phục vụ cho cuộc chiến bảo vệ tổ quốc.. . '(Thứ Trưởng ngoại giao Nguyễn Mạnh Cầm họp báo 2/12/92).

Má ơi, Má biết không, ngày 9/11/1989 dân chúng Đức đã tự tay phá bức tường Bá Linh ô nhục, để thống nhất đất nước. Người ta ôm nhau khóc trong niềm hân hoan, đánh dấu cho một vận hội mới.

Còn ngày tiến chiếm miền Nam, đảng CSVN đã trả thù một cách quy mô và toàn diện, trên dưới suốt một dọc, từ trung ương đến thôn ấp, không tha một ai, không chừa một kẽ hở. Người ta ước lượng khoảng trên 10,000 quân cán chính của chế độ VNCH đã chết trong các trại tù cải tạo.

Thưa Má, Con xin ngừng bút nơi đây và gởi Má mấy lời nhận xét của một nhà văn miền Bắc, Dương Thu Hương: 'Lần thứ nhất khi đội quân chiến thắng vào Sài Gòn năm 1975, trong khi tất cả mọi người trong đội quân chúng tôi đều hớn hở cười thì tôi lại khóc. Vì tôi thấy tuổi xuân của tôi đã hy sinh một cách uổng phí. Tôi không choáng ngợp vì nhà cao cửa rộng của miền Nam, mà vì tác phẩm của tất cả nhà văn miền Nam đều xuất bản trong một chế độ tự do... Ở miền Bắc tất cả báo đài, đều do nhà nước quản lý... Vào Nam, tôi mới hiểu rằng, chế độ miền Bắc là chế độ man rợ, vì nó chọc mù mắt con người, bịt lỗ tai con người. Trong khi đó ở miền Nam người ta có thể nghe bất cứ đài nào, Pháp, Anh Mỹ.. .

Đó mới là chế độ văn minh. Và thật chua chát khi nền văn minh đã thua chế độ man rợ. Đó là sự hàm hồ lầm lẫn của lịch sử. Đó là bài học đắt giá và nhầm lẫn lớn nhất mà dân tộc Việt Nam phạm phải'. (6)

Con của Má


Chú thích:

(1) 'Ngày xưa Hoàng Thị' của Phạm Thiên Thư/Phạm Duy phổ nhạc
(2) Sau khi các cụ Mác Lê lăn đùng ra chết ở bên Nga, bên Đức, bên Đông Âu, đảng CSVN phải dựng lên một biểu tượng khác để dựa và làm thần tượng cho dân chúng, nên phải phát minh ra 'Tư Tưởng HCM' 'Đạo Đức Bác Hồ', để bắt dân, thi đua, học tập.
(3) Việt Nam Huyết Lệ Sử -Cao thế Dung
(4) 'Sài Gòn Niềm Nhớ Không Tên' - Nhạc sĩ Nguyễn Đình Toàn
(5) Thủ Tướng VNDCCH Phạm văn Đồng gởi văn thư cho Chu Ân Lai ngày 14/9/1958 đồng ý bản tuyên ngôn của Trung Cộng nói chủ quyền của họ trên một số đảo trong đó hai đảo Hoàng Sa và Trường Sa.