Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Viên ngọc như ý của sự hồi hướng

16 Tháng Tám 20161:20 CH(Xem: 2146)
Viên ngọc như ý của sự hồi hướng
Viên ngọc như ý của sự hồi hướng

NAMO GURU DEVA DAKINI HUNG.

Bây giờ ta giải thích Kho Tàng Như Ý Các Viên Ngọc Quý,
Phương pháp hồi hướng các thiện căn nhiều vô số,
Bất cứ công đức nào con đã tích lũy, sẽ tích lũy, hay công đức con đang hoan hỷ.
Về giác ngộ vô thượng vô biên.

Lành thay, giờ đây hãy hoan hỷ với quyết định hồi hướng các thiện căn này được làm cho một người đặc biệt về trạng thái vô thượng của giác ngộ ! Để cho điều này được hoàn thành, quan trọng là có ba yếu tố : công đức được hồi hướng, người nhận, và ý tưởng hồi hướng.

Đối với người thực hành Mật thừa, người thầy được xem là ruộng công đức thanh tịnh như Shri Guhyasamaja nói :

Lúc bắt đầu của bất kỳ dâng cúng nào,
Để qua một bên mọi sự dâng cúng khác
Và bắt đầu sự dâng cúng đến thầy con,
Bởi vì làm vui lòng ngài con sẽ đạt đến thành tựu,
Trạng thái cao cả của toàn giác.

Theo các kinh, Tăng già là phước điền thanh tịnh. Như Kinh Tăng Trưởng Công Đức nói :

Là kho tàng của mọi giáo lý
Và người mở ra mọi cánh cửa,
Những vị thành viên của Tăng đoàn
Là Tăng già được mọi người cúng dường.

Trong ý nghĩa tổng quát, Tam Bảo được chấp nhận là phước điền thanh tịnh.

Không có bậc thầy nào như Phật
Không có sự bảo vệ nào như Pháp
Không có ruộng nào như Tăng
Như thế tôi dâng cúng cho Tam Bảo !

Một kinh nói : “Các người theo các thừa thấp xem cánh đồng cao quý là tối thượng. Ví dụ, khi con gieo giống – nhân – trong một cánh đồng tuyệt hảo, và cẩn thận nuôi dưỡng chúng bằng bón phân, băm nhỏ đất…, bấy giờ, ngũ cốc – quả – sẽ dồi dào. Cũng như thế, quả sẽ nhân thêm nhiều lần nếu cánh đồng của phước đức đuợc thanh tịnh.”

Các người theo Đại thừa nhìn các người nhận thấp kém là quan trọng hơn và nâng đỡ những người tàn tật, bị khước từ, và không bè bạn. Một đoạn kinh nói :

Những người tuyệt vọng và cô đơn
Người bệnh hoạn và tàn tật
Người già, ốm yếu, giác quan hư hỏng,
Người nghèo khó, người đói cơm, và người xin ăn –
Bồ tát phải nâng đỡ những người không ai che chở đó.

Với những người nhận thanh tịnh này, hoặc cao hay thấp, đồ vật chúng ta dâng cúng trong trường hợp người nhận là cao hơn là thực sự có mặt hay tạo ra bằng tâm thức.

Với mây cúng không gì sánh của Phổ Hiền,
Thực có và tâm thức tạo ra,
Bao la và tràn đầy trong không gian thanh tịnh
Con cúng dường ngài với một đại dương dâng cúng bên ngoài, bên trong và bí mật.(29)

Có dạy rằng người ta phải bố thí những món cần thiết chúng không bị nhiễm ô bởi tà hạnh, tà mạng, cho những người nhận bậc thấp bằng sự cúng dường bốn thứ, như kinh nói :

Không phải là phẩm vật từ trộm cướp hoặc của thường trụ,
Không phải là vật có hại,
Mà là thứ quý giá và vui thích
Và, tốt nhất, là thứ cần đến.

Hơn nữa, có nói rằng :

Giúp đỡ người nghèo và tàn tật
Với bốn loại cúng dường
Thực phẩm dự trữ và thứ đẹp mắt
Nhưng không phải là đồ vật có lẫn tà hạnh hay võ khí,
Cũng không là thức ăn nhiễm độc bởi sự kiếm được bất tịnh.

Hãy tự thúc đẩy con trong lối này, với một thái độ thanh tịnh đối với phước điền thanh tịnh. Làm phát sanh niềm tin vào các người ở trên, lòng bi với các người ở dưới, và tâm thức giác của giác ngộ. Có nói rằng :

Thúc đẩy bằng niềm tin và lòng thương xót,
Cúng dường cho người khác với thái độ giác ngộ.
Hướng dẫn bởi hồi hướng và thiện nguyện
Và niêm bằng cách không ý niệm hóa ba luân.(30)

Cũng có nói :

Khi có một thái độ thanh tịnh
Đối với mọi vật thanh tịnh
Hãy cúng dường vật tốt nhất.
Khi con hồi hướng chúng về trạng thái của thừa tối thượng
Và đóng dấu bằng cách không ý niệm hóa ba luân,
Sự hồi hướng này là siêu tuyệt nhất.

Theo cách này, sự tích lũy công đức được tạo ra do đối tượng liên hệ, phẩm vật, và thái độ hồi hướng. Bây giờ những công đức này được hồi hướng đến cái gì ? và chúng được hồi hướng cho nguyên nhân hay cứu cánh nào ?

Trích dẫn Đại Mẫu Bát Nhã ba la mật : “Bồ tát hồi hướng mọi công đức hay thiện căn về trạng thái toàn giác viên mãn, và không phải về trạng thái Thanh Văn hay Bích Chi Phật.”

Như thế, hồi hướng đến nguyên nhân cho sự đắc quả toàn giác, trạng thái Phật tánh biết tất cả. Padmavajra nói về các loại đạo sư để hồi hướng :

Những vị thấu rõ trạng thái bổn nhiên của cái thấy,
Là đệ tử trong đại định
Sở hữu tâm giác ngộ và đại bi
Và mọi dấu hiệu của bậc siêu xuất –

Các thiện tri thức cao cả như vậy
Là những bậc thầy siêu việt để hồøi hướng công đức
Tốt nhất là khi đã gặp một vị thầy như thế ; nếu không, có nói rằng :
Với người nào có đức tin và quyết tâm tối thượng
Phật sẽ đích thân hiện diện

Và,

Vào đúng thời gian, như khi trăng non, trăng tròn và ngày mùng tám,
Hãy hồi hướng thiện căn trong sự hiện diện của Tam Bảo.

Cũng có thể hồi hướng trước bàn thờ Tam Bảo.

Tiếp theo, sự hồi hướng được làm cho ai ? Chớ hồi hướng cho một người nhất định, nhưng cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là những người đại loại.(31) Như có nói :

Trực tiếp và cũng gián tiếp
Chỉ làm vì lợi ích của chúng sanh
Cho tất cả hữu tình
Con phải hồi hướng mọi công đức cho sự giác ngộ của họ.

Với một người còn sống, chỉ đơn giản dùng tên ; với người đã chết, hãy dùng “đại loại.”

Khi hồi hướng cho tất cả chúng sanh mà đầu hết là một người cụ thể, hãy chỉ cho người ấy bằng cách nói rằng :

“Giữ cho thân tâm bạn thành kính, chắp tay lại và tưởng tượng rằng trong bầu trời trước mặt bạn, vị thầy chính của bạn đang ngồi, và bậc điều ngự siêu việt, bậc chiến thắng, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, trang nghiêm với các tướng chính và phụ, bao quanh bởi tất cả chư Phật và Bồ tát của mười phương, cũng như bởi các guru, yidam, dakini, và các hộ pháp. Cúng dường thân bạn và sự thịnh vượng, quyền lực và vinh quang, và mọi thiện căn, nghĩ rằng : ‘Mong tất cả chúng sanh mà đầu hết là những người ‘đại loại như thế’ được đạt đến giác ngộ tối thượng, chân thật và viên mãn, con hồi hướng mọi thiện căn có từ công đức và trí huệ đã tích lũy được và tất cả các thứ khác từ vô thủy sanh tử.’ Với một giọng tôn kính, lập lại các hồi hướng.”

Nếu hồi hướng được làm cho một người nào khác, thì chữ “bạn” được thay thế (bằng “con”). Nếu có tăng chúng bốn vị hiện diện, thỉnh cầu các vị thêm vào các thiện nguyện của các vị. Vị thầy phải đích thân tập trung vào quyết định này mà không chao động khỏi lời nói và ý nghĩa của chúng :

“Chư Phật và Bồ tát trụ khắp mười phương, xin chiếu cố đến… Các vị Guru và hóa thần của mạn đà la Bổn tôn, xin hãy chiếu cố.

“Các thiện căn được tạo bởi vô thủy sanh tử từ bố thí, trì giới, thiền định v.v… mà ông bà X, Y đã tạo được, bảo người khác tạo, hay tùy hỷ với công đức người khác tạo, và các thiện căn từ phước đức và trí huệ do thân ngữ ý trong đời này hay đời sau – cũng như mọi thánh nhân đã thành tựu trong thần lực của chân lý đã làm, tôi trọn vẹn hồi hướng chúng như là nguyên nhân cho giác ngộ vô thượng, chân thật và viên mãn để cho ông bà X, Y cũng như cho tất cả chúng sanh.”

Nếu sự chứng ngộ của người được hồi hướng thì cao hơn của con hay nếu đó là một đại sư, hãy thỉnh cầu chứng giám và đổi cứu cánh của hồi hướng và nguyện vọng cho sự lợi lạc của tất cả chúng sanh như sau :

“Mong rằng mọi chúng sanh đầu hết là……… nhanh chóng đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ tối thượng chân thật và viên mãn.”

Đọc nó làm ba lần, nói tiếp :

“Cho đến khi hoàn thành mục tiêu của nguyện vọng, trải qua mọi đời và kiếp tái sanh, mong rằng tất cả chúng sanh đạt được mức độ trời hay người trong các cõi cao, không bị đứt đoạn bởi các tái sanh nào khác.

Mong rằng họ có mọi phẩm tính của một tái sanh cấp cao gồm tính cách cao thượng nhất.

Mong rằng họ gặp được thiện tri thức truyền thừa dòng phái của các bậc thầy cao cả, và được chấp nhận làm đệ tử.

Hoàn thành ba lối làm đẹp lòng,(32) mong rằng họ hưởng thụ sự thịnh vượng của các giáo lý không gì sánh của tối thượng thừa qua văn, tư, tu.

Qua sự có được chỗ ở tốt, đồng bạn, và điều kiện tốt đẹp, mong rằng họ rộng chuyển bánh xe Pháp sâu xa và thanh tĩnh của tối thượng thừa.

Qua hoạt động bi mẫn vô lượng cùng với từ ái vô biên của tâm giác ngộ, mong rằng họ thành tựu lợi lạc cho hữu tình một cách không cần cố gắng và tự nhiên, giáo hóa mỗi người trong con đường nào thích hợp.

Du hành trong đại dương trùm khắp của các cõi Phật vô biên, gồm những mạn đà la của những guru, yidam và dakini, mong rằng họ được hộ trì bởi sự thành tựu của các công đức của họ. Mong rằng họ đi vào trong tạng của mọi tích tập này ! Mong rằng họ đi theo dấu chân của các ngài ! Mong rằng họ đồng đẳng với Chư Phật trong chứng ngộ, đại bi, công đức và hoạt động !

Trên con đường thực hiện điều này, mong rằng mọi yếu tố xấu xa và đối nghịch như là khó khăn, chướng ngại, phóng dật, lười biếng, tà hạnh và lỗi lầm đều lặng mất. Mong rằng họ có được những hoàn cảnh tuyệt hảo và dồi dào các phẩm tính an vui và hạnh phúc như : sống lâu, sức khỏe, bề ngoài hấp dẫn, niềm tin sâu xa, trí óc nhạy bén, đại bi, sinh lực mạnh mẽ, thịnh vượng, vui vẻ bố thí, các thệ nguyện samaya thanh tịnh, giới luật hoàn hảo v.v…”

Nếu sự hồi hướng và nguyện vọng được làm cho một người quá cố, đến lúc này hãy cử hành lễ nghi tịnh trừ chướng ám. Nếu nó để dành cho một người sống, thì nói một nguyện vọng thích hợp nào khác, như sau đây :

“Trong đời này mong rằng họ được trường thọ, sức khỏe tốt, sung túc và tốt đẹp.

Mong rằng mọi bệnh tật và ảnh hưởng xấu, ác hạnh và che chướng, vi phạm, lỗi lầm và bất hạnh, các chướng ngại bên ngoài và bên trong của chúng, mọi năng lực xấu và bất hòa đều được yên tịnh !

Mong rằng họ an trụ trong Pháp với tư tưởng, lời nói và hành vi, và khi hân thưởng những lời không tỳ vết của các bậc Điều Ngự, mong rằng mọi ước mong của họ được viên thành, như họ đã có viên ngọc như ý !

Vào lúc chết, mong rằng họ không phải chịu đựng sự đau khổ do sinh lực bị đứt đoạn, mà mọi trạng thái ý niệm của phiền não đều lắng dịu, và họ nhớ lại vị Guru và Tam bảo một cách hoan hỷ và thích thú.

Mong rằng họ hoàn toàn được che chở bởi tâm trí huệ cùng với đại bi của tất cả các bậc thánh, các vị là đối tượng tối cao cho sự quy y.

Mong rằng họ hoàn toàn không phải chịu đựng sự sợ hãi và khủng khiếp của trung ấm, và mong rằng mọi cánh cửa vào các cảnh giới thấp đều được đóng lại.

Như là cái tối hậu, mong rằng họ sớm đạt đến trạng thái quý giá của giác ngộ vô thượng, chân thực và viên mãn.

Với sự ban phước của ba thân giác ngộ của Phật,
Với sự ban phước của chân lý bất biến của Pháp tánh,
Với sự ban phước của guru, yidam, và dakini,
Mong rằng sự hồi hướng của con được thành tựu.
Mong rằng mọi mong muốn của con thành hiện thực.”

Nói vậy xong, chấm dứt bằng cách đóng dấu ấn niêm phong với sự thanh tịnh ba luân của vô niệm.

Có công đức vô biên khi niêm ấn với sự hồi hướng quý giá trong cách này và phát lên những lời nguyện toàn hảo. Kinh Thỉnh Cầu Bởi Trí Bất Đoạn nói :

Như một giọt nước rơi vào đại dương
Sẽ không khô mất cho đến khi nào đại dương khô cạn,
Cũng cách ấy, công đức hồi hướng trọn vẹn đến giác ngộ
Sẽ không tan biến trước khi đạt đến giác ngộ.

Kinh cũng nói rằng :

Trong sự hiện diện của Tam Bảo,
Hóa thần, thầy con, hay tương tự,
Với niềm tin, gom góp các sự tích tập
Và phát những nguyện vọng rộng lớn như thế.
Công đức ấy không thể nghĩ bàn.

Đã gom góp các sự tích lũy công đức và trí huệ, các khuyết điểm của sự không niêm dấu ấn với sự hồi hướng quý báu được diễn tả như là bốn nguyên nhân của sự khô kiệt :

Sau khi tạo được một thiện căn,
Mà không hồi hướng, hồi hướng sai lầm,
Khoe khoang nó với người khác, hay cảm thấy hối tiếc ;
Đó là bốn nguyên nhân làm khô kiệt.

Bởi thế, cần yếu hồi hướng theo cách sau. Tưởng tượng rằng những tia sáng rực rỡ phóng ra từ trung tâm trái tim của Phật và chạm đến thân, ngữ, ý của những chúng sanh được hồi hướng cho, tẩy sạch hoàn toàn các ác nghiệp, che ám, tội lỗi của họ. Họ trở thành những khối cầu ánh sáng chúng tan vào trung tâm trái tim của Phật. Phật và thánh chúng tan biến vào hư không nền tảng, như một cầu vồng tan giữa bầu trời. Ấn niêm như thế, bằng cách không ý niệm hóa ba luân, trở thành sự hồi hướng chân thật và tối thượng. Như Đức Di Lặc đã nói :

Sự hồi hướng phi thường, tròn đủ
Cái cao trổi nhất để cử hành
Là thái độ tự do khỏi sự trụ vào danh tướng,
Tức là không có vô minh.

Ngài nói thêm :

Hơn nữa, sự hồi hướng vô thượng
Là hiểu biết thấu triệt rằng không có bản tính thực
Trong công đức được tạo ra, trong quả của nó
Trong người được hồi hướng hay trong hành động hồi hướng.

Bởi thế, hãy chôn cất mọi công đức được tạo ra cho một định hướng đặc biệt như một mỏ kho tàng vô tận, và hoàn thành nó bằng cách ấn niêm nó với sự hồi hướng của Đại thừa. Rồi hãy tôn kính khi tùy hỷ niềm vui và sự biết ơn chân thành.

Đây là con đường được dạy. Samaya.

Nói một cách căn bản, khi muốn làm một sự hồi hướng, có ba điểm tổng quát : sự hồi hướng bảo vệ toàn vẹn món quà công đức của người trao cho ; sự hồi hướng sau một thực hành đặc biệt của Mật thừa hay sau khi chuyển bánh xe Pháp thâm sâu ; và sự hồi hướng hoàn thành sự tích lũy công đức ở trong hư không nền tảng của tánh Giác bổn nguyêân.

Cái thứ nhất xảy ra tức thời sau khi người trao cho ban tặng vật phẩm, hay ngay sau khi tùy hỷ nó. Hãy lập lại ba lần lời nguyện sau, hay một lời nguyện khác thích hợp :

Đảnh lễ tất cả Chư Phật và Bồ tát mười phương, xin hãy chiếu cố đến người hồi hướng này. Các đạo sư và tăng chúng thanh tịnh, xin hãy chiếu cố.

Như thiện căn này biểu lộ,
Mong rằng bất cứ công đức nào người trao cho tạo được trong suốt ba thời
Được hồi hướng về sự tăng trưởng rộng rãi của quả vô tận.
Mong rằng giác ngộ vô thượng sẽ nhanh chóng đạt được.

Cái thứ hai xảy ra vào lúc kết thúc của bất cứ sự nghiên cứu, chỉ dạy và thiền định bên ngoài hay bên trong nào, hay bất cứ cái nào của (mười) hoạt động tâm linh. Hồi hướng theo cách sau :

Đảnh lễ chư Phật và Bồ tát mười phương, các guru, yidam, dakini, và hóa thần mạn đà la, cùng với những hộ pháp của các ngài, xin hãy chiếu cố đến con !

Ở trong đại mạn đà la bao la của Phổ Hiền,
Mong rằng mọi thiện căn được tạo ra trong suốt ba thời,
Bởi Guru cầm kim cương và các vị khác,
Và bởi tất cả huynh, muội kim cương,
Trong công việc chuyển pháp luân rộng lớn,
Được hồi hướng đến sự đạt đến Phật tánh toàn mãn.
Mong rằng ai ai ở bất cứ đâu đều đạt đến trạng thái 
Phổ Hiền.

Hồi hướng trong cách này và ở trong trạng thái chân thật vô thượng của cái tối hậu.

Cái thứ ba xảy ra lúc kết thúc của bất cứ cái gì con muốn hồi hướng và bất kỳ lúc nào con hồi hướng, hay vào lúc chấm dứt của bất cứ loại hoạt động nào. Hãy làm sự hồi hướng này từ trong trạng thái của ‘Đại Ấn’ :

Các bậc Điều Ngự và đệ tử trong mười phương, xin hãy chiếu cố.
Mong rằng bất cứ công đức nào được tạo ra bởi tư tưởng, lời nói và hành vi
Do chính con hay người khác trong tất cả chúng sanh
Trong ba thời quá khứ, hiện tại và vị lai,
Được hồi hướng về cõi giới vô biên của giác ngộ
Mong rằng quả tối cao của bản tánh vô thượng được đạt đến.

Lúc bắt đầu của bất kỳ loại hồi hướng nào, hãy quán tưởng Tam Bảo ở trước mặt con như sự chứng giám. Tưởng tượng rằng các vị chấp nhận con với các lời hồi hướng và nguyện lành. Tiếp theo, nói lên các lời hồi hướng trong khi ấn niêm bằng vô niệm cái con đang hồi hướng và các đối tượng của sự hồi hướng, công đức và người tạo của việc hồi hướng. Vào lúc cuối, an trụ trong trạng thái siêu việt khỏi lời nói, tư tưởng và diễn tả, trong nó mọi hiện tượng của sanh tử và Niết bàn lúc ban đầu không sanh khởi, ở chặng giữa không dừng trụ và cuối cùng không diệt mất.

Samaya.

Các phương tiện thiện xảo này để đưa thiện căn công đức đến chỗ hoàn hảo là các lời dạy truyền miệng về hồi hướng có tên là Viên ngọc Như ý của Hồi Hướng, được vị vidyadhara Padmasambhava ban cho. Tôi, Tsogyal, viết lại chúng trong hình thức ghi chú và cất dấu chúng như là kho tàng bí mật Terma. Nguyện rằng chúng gặp người xứng đáng tiền định !

Dấu ấn cất dấu. Dấu ấn trao truyền. Dấu ấn kho tàng. Samaya. Dathim.

Sách này được khám phá từ động Lớn ở Puri do tôi, Sangye Dorje (Sangye Lingpa), một tín đồ khất thực của Đức Thích Ca Mâu Ni.