- MỤC LỤC
- Lời giới thiệu
- Đôi Nét Về Ngài Pabongka Rinpoche
- Lời dẫn nhập của Trijang Rinpoche
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Nhất
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Hai
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Ba
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Tư
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Năm
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Bảy
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Tám
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Mười
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Một
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Hai
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Ba
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Lăm
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Sáu
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Bảy
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Tám
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Chín
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Mốt
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Hai
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Ba
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Bốn
- Lời Cuối Trang Sách Của Trijang Rinpoche
- Phụ Lục 3 Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ
- Phụ Lục 4 Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn
- Phụ Lục 5 Pháp Luyện Tâm Bảy Điểm
PHẦN BA
NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ
NGÀY MƯỜI MỘT
Kyabje Pabongka Rinpoche bảo chúng tôi hãy điều chỉnh động lực nghe pháp và tu hành của mình:
Kinh Màn Kịch Lớn nói:
Ba cõi vô thường như mây mùa thu
Hữu tình chết và tái sinh như trên sân khấu
Đời sống ngắn ngũi như làn chớp
Trôi qua nhanh như thác đổ núi cao.
Nói cách khác, ba cõi - quả đất, núi Tu di và tất cả - giống như mây thu. Hữu tình sinh rồi chết như trong một màn kịch, những diễn viên thay đổi liền liền. Đời chúng ta không kéo dài, không đứng yên mà lướt nhanh qua như thác đổ trên núi xuống. Bởi thế các bạn phải nghĩ, “Tôi phải thực hành Pháp ngay tức khắc.” Lam-rim là cửa ngõ tốt nhất dẫn đến con đường độc đạo mà ba đời chư Phật đều theo. Bởi thế các bạn phải nghe giảng về Lam-rim để thành Phật quả vài an lạc cho tất cả hữu tình; rồi bạn phải thực hành Pháp ấy…
Khi ấy ngài nhắc lại những đề mục đã bàn, và nói lại tài liệu hôm trước về vô thường.
Phần “Phát sinh niềm khao khát được tái sinh tốt đẹp” có một tiêu đề phụ thứ hai:
b. Nghĩ về loại khổ hay vui mà bạn sẽ có trong tái sinh kế tiếp ở một trong hai nẻo luân hồi.
Quán về những nỗi khổ thuộc các thượng giới sẽ bàn sau, trong phần Phạm Vi Trung Bình. Bây giờ tôi sẽ nói đến những thống khổ ở các đọa xứ.
Bạn chắc chắn phải chết, nhưng chưa biết chừng nào. Sau khi bạn chết, tâm thức bạn không chấm dứt; do vậy chắc chắn nó phải tái sinh. Chỉ có hai nơi trong đó nó có thể tái sinh, thượng giới và hạ giới. Bạ có thể suy lường mình sẽ đi vào nẻo nào. Như tôi đã từng nói, chúng ta xem tử vi, bói toán để được báo cho biết đời sau ta sẽ tái sinh về đâu, nhưng điều ấy thực không cần thiết. Đức Phật đã tiên đoán cho ta rằng, ta sẽ đi lên cõi trên nếu ta đã sống hiền thiện, và đi xuống cõi dưới nếu bất thiện. Bản Sinh Truyện nói:
Hãy chắc chắn rằn đời sau của bạn
Sẽ vui hay khổ
Là do nghiệp thiện hay bất thiện
Bởi thế hãy từ bỏ tội lỗi
Và thực hành đức hạnh.
Chúng ta làm nhiều kế hoạch cho cuộc đời này, mà ta gọi là “Nghĩ đến tương lai.” Những nó không có nghĩa gì. Hãy nhìn xa hơn: hãy tìm xem bạn sẽ tái sinh về đâu trong đời kế tiếp. Nếu làm như vậy, bạn sẽ thấy mình không thể thoát một trong hai đường là đi lên hoặc đi xuống, và bạn không có tự do chọn lựa phải đi ngõ nào. nếu ta có quyền chọn lựa, thì hiện tại ai dại gì còn ở trong các đọa xứ? Như vậy, tái sinh về đâu trong đời kế tiếp là tùy thuộc vào nghiệp lực.
Nếu bạn có nghiệp hỗn hợp, có thứ thiện, có thứ bất thiện, thì cái nào mạnh hơn sẽ chín trước. Nếu cả hai đều mạnh ngang nhau, thì thứ nào bạn quen thuộc nhất sẽ chín trước. Nếu bạn quen thuộc với cả hai loại nghiệp, thì loại nào phát sinh sớm hơn sẽ chín trước. Luận của Thế Thân (Vasubandhu) về chính tác phẩm của ngài KhoTàng Siêu Vật Lý nói:
Nghiệp quay bánh xe sinh tử,
Nghiệp nặng nhất chín trước;
Kế đến là nghiệp gần nhất;
Rồi đến nghiệp quen thuộc nhất;
Rồi những nghiệp được làm sớm nhất.
(CT. Cực trọng nghiệp, cân tử nghiệp, thường nghiệp và tích lũy nghiệp -DG chú)
Đối với chúng ta, những nghiệp bất thiện mạnh hơn. Những tư tưởng chúng ta thường chỉ thiên về tham, vân vân. Nếu sự tình quả là như thế thì đương nhiên những nghiệp phát sinh từ những tư tưởng ấy sẽ là bất thiện. Ngay cả những thiện hành của ta cũng vô tình bị rơi vào năng lực của những tư tưởng bất thiện, và có rất ít hành động hồi hướng cho những đời sau của ta.
Lấy ví dụ bạn mắng một đệ tử. Động lực thúc đảy bạn là một cơn lôi đình. Do đó hành động thực thụ là, bạn sử dụng những lời lẽ làm cho người kia phải đau đớn. Còn bước cuối cùng là, bạn thích thú về những gì mình đã làm. Bởi thế động lực, hành động và bước cuối đều rất mãnh liệt.
Đa số những hành vi tội lỗi của chúng ta đều mãnh liệt tương tự như thế, nhưng những thiện hành thì như sau. Ngày xưa có một người hay bị tán loạn mỗi khi tụng Một Trăm chư Thiên Cõi Trời Đâu Suất. Y thường nói chuyện với nhiều người khác trong khi tụng đi tụng lại nhiều lần từ đầu chí cuối. Chúng ta cũng lẩm bẩm cái lỗ miệng, nhưng tâm thì lại tràn ngập những chuyện thế gian. Chút ít hạn ta có được thì lại bị phá hỏng bởi tức giận và tà kiến. Cả đến những hành vi bất thiện nhỏ nhất của chúng ta cùng mỗi ngay một tăng gấp đôi kích thước. Hơn nữa, trong những đời quá khứ, khi làm sâu bọ, côn trùng, thủy quái, thú săn mồi, vân vân, chúng ta đã phạm bao nhiêu tội khổng lồ. Những tội ấy, cùng với những tội ta đã phạm trong đời này, làm nên số lượng bao la những tội rất cường liệt mà ta đã tích lũy. Chúng ta không thể nào hối chuộc được tất cả những tội này trước khi chết bằng sự sám hối và hứa không tái phạm. Điều này vượt ngoài khả năng hiện tại của chúng ta. Căn cứ trên nhận thức, điều này chứng tỏ chúng ta quen thuộc với tội lỗi hơn là với đức hạnh: và nếu thế thì khả năng duy nhất là chúng ta sẽ đi đến các đọa xứ trong tái sinh kế tiếp.
Chúng ta không thể quyết chắc sẽ không rơi vào đọa xứ nếu chưa đạt đến mức “nhẫn” trong đạo lộ chuẩn bị. Người ta bảo ngay cả những bồ tát ma ha tá (đại hữu tình) cũng đã tái sinh vào đấy.
Giả sử đêm nay bạn ngủ trong một gian phòng đẹp trên giường êm dịu: nhưng rồi thình lình một tai biến đột ngột làm bạn chết. Vào cái giờ đáng lẽ bạn thức dậy theo lệ thường, thì có thể bạn đã đi đến một nơi mà tất cả đồi núi đều ngập lửa. Khi ấy bạn sẽ nói gì?
Bạn sẽ không phát sinh động lực mạnh đủ để từ bỏ nếu bạn chỉ thiền quán về sự có thể sinh vào đọa xứ như kiểu bạn nhìn chòng chọc vào một vật gợi tò mò. Như Long Thụ nói: “Hãy quán niệm sự cực nóng hay cực lạnh của các địa ngục như thế là bạn đã ở đấy một ngày…” Nghĩa là, bạn phải thiền quán để phát sinh tuệ giác đi sâu vào sự tái sinh vào đọa xứ này hay khác (điều này cũng gần giống như gia đoạn “phát sinh” trong pháp quán về một vị thần bảo hộ). Bạn phải đâm ra sợ hãi.
Thường chúng ta rất xem trọng những phép thiền quán để thấy được thánh thể của một vị thần bảo hộ, nhưng còn lợi ích hơn nếu trong một lúc đầu ta quán ra một thân thể ở địa ngục. Những thống khổ của địa ngục cực nóng sẽ dễ gây nên sự biến cái đầu tiên trong tâm thức chúng ta và làm cho ta phát sinh ý thức từ bỏ. Đây là một kết quả tốt lành. Chúng ta cũng dễ trở nên buồn sầu; sự buồn sầu có đức lớn, vì nó làm tiêu tan thói kiêu mạn, vân vân. Như Shatideva nói:
Đức tính của đau khổ là
Do buồn sầu nó tẩy trừ kiêu mạn.
Người ta phát triển tâm bi mẫn
Đối với những chúng sinh trong luân hồi;
Tránh gây tội lỗi, hoan hỷ với đức hạnh.
Chúng ta dễ phát tâm từ bỏ khi được tái sinh làm người. Vì lý do ấy mà ta nên thiền quán về khổ.
Sự thiền quán về các nỗi khổ trong các đọa xứ có 3 phần: Suy tư về những nỗi khổ ở (1) Địa ngục, (2) Ngạ quỷ, (3) Súc sinh.
b-1. Nghĩ về những thống khổ của địa ngục.
Có 4 tiêu đề phụ.
b-1.1. Các đại địa ngục hay địa ngục rất nóng.
Những địa ngục cực nóng có vị trí như sau. Địa Ngục Sống Lại Liên Tục ở cách 32.000 do tuần dưới Bồ đề đạo tràng ở Ấn. Những địa ngục nóng khác nằm dưới địa ngục này cách nhau 4.000 do tuần. Tất cả nền đất và núi trong địa ngục ấy toàn bằng sắt nung đỏ. Mặt đất ở đấy cũng như ở cõi người, không bằng phẳng chút nào.
Khi bạn sắp bị tái sanh vào địa ngục nóng, thì bạn làm gì được? Gungtang Rinpoche nói:
Đời người vô thường
Ngắn như một giấc ngủ
Đầy những chiêm bao vô nghĩa
Một vài giấc vui, một vài giấc buồn.
Khi thình lình bạn thức dậy
Với một đời sống trong đọa xứ,
Thì bạn sẽ làm gì?
Nghĩa là vào lúc bạn chết có những ảo giác là mình rất lạnh, bởi thế bạn phát sinh một lòng khát khao hơi nóng, điều này khởi động cái nghiệp đưa đến tái sanh vào những địa ngục nóng. Khi chết giống như bạn rơi vào giấc ngủ. Khi sinh qua giai đoạn trung ấm là như bạn nằm chiêm bao. Rồi thình lình bạn thấy mình ở trong địa ngục nóng, là giống như khi thức dậy.
Lửa địa ngục 7 lần nóng hơn lửa ở cõi người. Hãy so sánh 2 loại lửa này. Ngọn lửa ở cõi người là quá lạnh so với lửa địa ngục đến nỗi nó giống như nước được làm cho mát lạnh nhờ trầm Goshirsha.
Ngài Mục Kiền Liên có lần mang một đóm lửa nhỏ ở địa ngục về đến cõi người và đặt nó trên bờ đại dương. Tất cả nhân loại đều bị nổi điên điên về nơi nóng này và họ không thể chịu được nếu để như vậy. Nếu bạn sinh ra giữa một đống lửa như thế, thì sẽ không có vấn đề gì nếu thân thể bạn nhỏ và bị ngọn lửa ngốn ngấu tức khắc. Nhưng thân thể chúng ta khổng lồ như một dãy núi. Điều này thật cũng không sao nếu gót chân bạn chai lì như da chân của một vài người. Nhưng không đâu: Thân thể bạn giống như thân thể một hài nhi.
Bởi thế nỗi khổ của đại ngục nóng thực không thể chịu đựng: khổ vì có một cái thân khổng lồ để bị đốt cháy; khổ vì có da thịt ít khả năng chịu đau như da thịt của một trẻ sơ sinh; khổ vì ngọn lửa đốt thân mình cực kỳ nóng bức; vân vân. Có 8 địa ngục nóng:
b-1.1.1. Địa ngục sống lại liên tục.
Ở đây không có ngục tốt canh giữ. Những người sinh vào địa ngục này là những hữu tình tái sanh do năng lực của ác nghiệp. Những hữu tình này vừa thấy người khác là tức khắc nổi giận; bất cứ cái gì chúng tóm được cũng trở thành khí giới. Chúng chặt nhau ra thành từng mảnh; tất cả đều ngất xỉu té xuống đất. Rồi một tiếng nói từ trên trời nói với chúng: “Bây giờ ngươi sẽ được làm cho sống lại. “Một ngọn gió lạnh đập vào thân thể chúng làm cho xương thịt tản mát của chúng liền lại với nhau như trước. Rồi chúng lại làm như cũ. Mỗi ngày chúng đều rơi vào những cơn chết ngất; mỗi ngày chúng có hàng trăm cái chết khác nhau và được sống lại hàng trăm lần. Chúng ta phải phát triển tuệ quán đi sâu vào hình ảnh ấy, cảnh tượng sẽ như thế nào khi ta sinh vào địa ngục ngay bây giờ, khi bị cắt bị xẻ, khi chết ngất được làm cho sống lại v.v… Trong đời này nếu ta bị đâm một nhát dao, nó chỉ giết ta một lần mà còn đau khổ kinh hoàng không thể kể xiết. Thế mà trong địa ngục ấy ta sẽ phải chết đi sống lại nhiều lần mỗi ngày và sẽ trải qua nỗi kinh hoàng và đau đớn ấy nhiều lần. Lại nữa đời chúng ta ở đấy rất dài, không thể so sánh với những đời người ngắn ngũi. Long Thụ nói:
Nỗi khổ bị đâm 300 lần trong chỉ một ngày
Cũng không thể sánh với nỗi khổ nhỏ nhất trong địa ngục
Không thấm vào đau so với nỗi khổ của địa ngục.
b-1.1.2. Địa ngục đen tối.
Từ địa ngục này trở xuống có những ngục tốt canh giữ như là ngục tốt Đầu Voi và dạ xoa Đầu Heo. Những ngục tốt này và những người làm việc trong địa ngục ấy có thân thể khổng lồ như núi, mắt đầy những tia máu đỏ khủng khiếp; chúng chỉ la lên những tiếng như “đánh”, “giết.” Trong lúc thiền quán bạn cảm thấy sợ hãi như thể chúng sắp đến giết mình. Những ngục tốt tóm lấy bạn đặt nằm ngửa trên nền sắt nung đỏ, chúng dùng giây thừng bằng sắt nóng quất vào thân thể khổng lồ của bạn để lại nhiều lằn roi và vết đen. Một vài ngục tốt cưa dọc theo những lằn roi này như một người thợ mộc cưa gỗ. Những ngục tốt khác lại lấy rìu, búa để chặt. Sau khi bạn đã bị cưa xẻ như thế, những miếng thịt và giọt máu nhỏ trên nền sắt nóng vẫn còn liên kết với ý thức của bạn, và nó làm tăng thêm nỗi thống khổ mà bạn trải qua.
Những nguyên nhân để bị sinh vào trong địa ngục này là làm 10 điều bất thiện, đánh đập súc vật v.v…
b-1.1.3. Địa ngục ép lại để bị nghiền nát.
Tái sinh ở đây thường là nghiệp sát đã đến thời kỳ chín mọng. Hai ngọn núi giống như hai cái đầu dê đực to lớn chạy xáp lại với nhau và bạn bị nghiền nát ở giữa không có lối thoát. Hai ngọn núi lại xa ra và cơ thể của bạn phục hồi như cũ. Việc ấy cứ tái diễn nhiều lần. Một số chúng sinh bị nghiền thành bột giữa hai khối đá; một số bị giã bằng chày như giã mè; một số bị nghiến nát trong những đinh sắt. Bạn có thể bị nghiền nát giữa nhiều dụng cụ khác nhau: những dụng cụ này là những thứ bạn dùng để giết người hay súc vật trong quá khứ. Chẳng hạn bạn giết một con rận với hai ngón tay thì về sau trong địa ngục bị giết bằng cách bị nghiền nát giữa hai núi đá như hình móng tay.
b-1.1.4. Địa ngục kêu gào
Bạn bị đặt trong một cái nhà bằng sắt nung đỏ không có cửa ra vào, trong ngoài toàn là lửa. Bạn đau khổ vì nghĩ ta sẽ không có cách thoát. Nỗi thống khổ lớn làm cho bạn gào thét rên la.
b-1.1.5. Địa ngục gào lớn.
Bạn bị đặt trong một cái nhà bằng sắt ở trong một cái nhà khác giống hệt. Nỗi đau khổ của bạn cũng gấp hai lần vì nghĩ, ta chỉ có thể thoát khỏi một trong hai cái nhà này mà thôi.
Phạm mười điều ác, hoặc uống rượu bê tha có thể là nhân cho sự tái sinh vào trong những địa ngục này. Một quyển kinh cũng nói tương tự:
Nếu uống rượu thì bị tái sinh
Vào một nơi gào thét
Người phục rượu sẽ bị sinh vào
Địa ngục vây quanh địa ngục này.
b-1.1.6. Địa ngục nóng
Bạn bị đâm trên một cái dùi bằng sắt đỏ rực cháy từ hậu môn trở lên, đâm đến đỉnh đầu, khiến cho tất cả ruột gan của bạn đều cháy và những ngọn lửa gầm thét toát ra từ miệng, mắt v.v… của bạn. Bạn bị nấu trong một cái lò lớn bằng nước đồng sôi. Sau đó những mảnh xương của bạn được phục hồi tình trạng cũ để rồi lại bị nấu.
b-1.1.7. Địa ngục cực nóng
Địa ngục này nóng gấp hai lần địa ngục trên. Thịt gân ruột rà của bạn đều bị hầm nấu, lìa khỏi xương. Khi chỉ còn xương, bạn lại được ráp lại như cũ. Một vài chúng sinh bị ép lại giữa hai dĩa sắt làm cho thân họ bẹp dí. Những dây sắt nóng đỏ quấn quanh thân thể một vài người và thịt xương lòi ra như bột nhồi dưới sức ép. Một vài chúng sinh bị đâm bằng chĩa ba nóng đỏ từ hậu môn lên đỉnh đầu; lưỡi chúng thè ra dài nhiều do tuần cho trâu bò kéo thành xn luống cày, v.v… một vài chúng sinh bị ép giữa hai lá sắt như cái bìa sách, và thân thể chúng bị nghiền nát. Có nhiều cách trải qua thống khổ tương tự.
(Khi ấy Papongka Rinpoche kể câu chuyện về Kokalika, một đệ tử của Đề bà đạt đa bị sinh vào địa ngục ấy.)
b-1.1.8. Địa ngục không nghỉ ngơi (vô gián địa ngục)
Trong địa ngục này không có cơ hội nào để nghỉ, và nỗi thống khổ ở đây lớn hơn bất cứ địa ngục nào ở trên. Khi chúng ta đốt đá hay sắt trong lửa, chúng trở thành như một với ngọn lửa, không thể phân biệt. Những thân thể của chúng sinh ở trong địa ngục này cũng thế, không khác với ngọn lửa. Người ta có thể bảo rằng có rất nhiều chúng sinh trong địa ngục này chỉ nhờ nghe âm thanh rên siết của chúng. Chúng bị đốt bằng 11 ngọn lửa: bốn ngọn lửa ở bốn phương chính, bốn ngọn lửa ở bốn hướng trung gian, hai ngọn lửa ở trên và dưới, và ngọn lửa ở bên trong thân thể họ. Chúng giống như những que lửa; nỗi thống khổ của chúng không có cùng tận, Long Thụ nói:
Trong tất cả các nhân của hạnh phúc,
Ái diệt là chúa tể
Trong tất cả các khổ,
Nỗi khổ ở địa ngục Vô gián là nhất.
Nói cách khác địa ngục vô gián có nhiều đau khổ hơn tất cả nỗi khổ trong ba cõi cọng lại, bao gồm có địa ngục cực nóng.
Mặc dù những địa ngục có những đau khổ như thế, chúng ta nghĩ “Tôi sẽ không tái sinh vào đó.” Nhưng ta không bao giờ có thể chắc chắn mình không tái sinh vào đấy khi ta từ giã cuộc đời này. Ta không thể bảo đảm là mình không đi xuống các đọa xứ. Chúng ta đã tích lũy nhiều nguyên nhân khiến ta chắc chắn sinh vào địa ngục; những nhân ấy rất mạnh và chưa hề giảm sút. Những trường hợp tệ nhất về vi phạm một trong mười bất thiện sẽ khiến ta tái sinh vào địa ngục, những trường hợp trung bình khiến ta sinh vào ngạ quỷ và nhẹ nhất thì vào súc sinh. Người ta bảo rằng chúng ta sẽ tái sinh trong địa ngục Sống Lại Liên Tục vì phạm những tà hạnh không giữ giới Biệt giải thoát và sinh vào địa ngục Vô gián nếu ta bất chấp mình có phạm trọng giới hay không. Vậy chúng ta hãy coi chừng.
Trong dòng tâm thức của chúng ta có nhiều ác nghiệp trầm trọng; phạm những tiểu giới và ác hạnh đi ngược lại giới điều của Biệt giải thoát và giới Mật tông, tức giận Bồ tát, không kính trọng bậc thầy, v.v… Nếu chúng ta phạm một giới trọng về mật tông, ta sẽ bị tái sinh vào địa ngục vô gián trong một thời gian dài bằng số lượng sát na trôi qua từ khi phạm giới cho đến khi sám hối để giữ giới lại. Trong quá khứ chúng ta bất chấp khi phạm những tiểu giới trong giới Biệt giải thoát; chúng ta vi phạm những điều luật và đã tích lũy nghiệp để lần lượt tái sinh vào tám địa ngục nóng.
Trong những tái sinh này, chúng ta phải trải qua những thống khổ cho đến khi quả báo của nghiệp chấm dứt, vì chúng ta không thể tách rời ý thức với thân xác Long Thụ nói:
Những nỗi thống khổ như thế hoàn toàn
Không thể chịu đựng
Người ta sẽ kinh nghiệm chứng hàng tỷ lần
Bao lâu ác nghiệp chưa chấm dứt
Thì ta vẫn còn phải sống.
Thọ mạng trong tám địa ngục nóng rất dài. Những thọ mạng ngắn nhất là của chúng sinh trong địa ngục Sống Lại Liên Tục. 50 năm của đời người bằng 1 ngày trong cõi trời Tứ Thiên Vương; 30 ngày làm một tháng, 12 tháng làm thành 1 năm. Một đời trong địa ngục Sống Lại Liên Tục là 500 năm tại đấy, nghĩa là bằng số năm tính theo nhân loại là: 1.62 x 10 lũy thừa 12. “Lời Đức Văn Thù” nói rằng con số này là 1.66 x 10 lũy thừa 12, nhưng điều này sai. Bạn phải tham khảo văn bản này do tu viện Meru ấn hành hoặc những bản Lam-rim thuộc Hệ phái Phương Nam.
Có vẻ lạ lùng nếu ta nói rằng những địa ngục nóng này cách xa chúng ta nhiều do tuần, nhưng kỳ thật giữa bạn và các đọa xứ không cách nhau xa lắm. Sở dĩ bạn thấy còn xa chỉ vì bạn còn thở được. Hãy nghĩ về điều ấy: không thể chắc chắn bạn đi đến những địa ngục ấy sang năm tới hay vào ngày mai. Nếu bạn đi đến những địa ngục ấy thì bạn sẽ làm gì?
Hiện tại chúng ta không thể chịu nổi khi thân xác ta bị lửa đốt hay kim đâm; vậy làm sao chúng ta có thể chịu đựng nổi nếu sinh vào những địa ngục ấy? Như những tu sĩ phái Kadam ngay xưa đã nói, hầu như chỉ có một chân của chúng ta là đứng trong cõi người; chúng ta đã để một chân kia trên mép nồi đồng ở địa ngục, chúng ta đã tạo nhân để sinh vào đấy.
Sau khi sinh vào các đọa xứ thì không thể thoát khỏi nơi ấy hay tìm một nơi trú ẩn được. Vậy trước khi bị rơi vào đấy chúng ta phải nỗ lực với thời gian còn lại của ta trên đời này. Nếu chúng ta không đạt được điều tốt nhất là Phật quả hay tốt nhì là một hành giả có thành tựu, thì ít nhất chúng ta cũng cố gắng làm cách nào thoát khỏi tái sinh vào các đọa xứ bằng cách sám hối tội lỗi v.v…
b-1.2 Những địa ngục xung quanh.
Bao quanh phía ngoài những địa ngục nóng như một hàng rào sắt nóng vây quanh thế giới hệ này, có bốn địa ngục: địa ngục Hầm lửa, địa ngục Ao thối, địa ngục Dao nhọn và địa ngục Thác nước không thể vượt qua.
Khi đến lúc nghiệp ác của chúng sinh ở trong địa ngục nóng bắt đầu giảm dần; những chúng sinh ấy thoát khỏi những địa ngục nóng và đi đến những địa ngục xung quanh. Cũng có những chúng sinh tái sinh ngay vòa những địa ngục ngày.
Khi một số chúng sinh sẵn sàng để thoát khỏi địa ngục nóng, chúng nảy ra ý tưởng chạy trốn; chúng đi qua cổng địa ngục nóng đến địa ngục hầm lửa. Chân của chúng cháy lên đến gối, và vừa khi kéo chân ra chúng lại lành. Những ống chân chúng bị đốt cháy như vậy mỗi khi chúng bước đi; chúng trải qua hàng trăm năm để đi qua hầm lửa ấy, liên tục bị hành hạ bởi nỗi đau đớn này với hy vọng thoát khỏi nó.
Sau đó chúng thoát khỏi hầm lửa nhưng lại gặp Ao Thối. Chúng ngụp lặn trong đó cho đến cổ và quằn quại; nhiều sâu bọ có mỏ nhọn như chim rút vào thân thể của chúng để ăn rồi thoát ra làm cho thân thể chúng lỗ đổ như những cái rây.
Những chúng sinh ấy trải qua nhiều trăm ngàn năm để vượt qua đầm lầy với hy vọng giải thoát. Chúng đạt đến đồng bằng gồm toàn những mủi dao bén chĩa lên. Chúng phải chịu đựng nỗi đau đớn khi những mủi dao đâm vào đùi. Cuối cùng chúng thoát khỏi đồng bằng và đi đến một khu rừng, ở đấy những cây cối đều có lá như những cái gươm. Chúng tưởng lầm ấy là những cây thật nên bước đi trên ấy, và những lá như gươm cắt vào thân thể chúng rồi lành, rồi lại cắt lại. Như thế đấy là những nỗi khổ chúng trải qua. Khi những chúng sinh này thoát khỏi khu rừng, thì chúng gặp thân cây Sala có nhiều lưỡi sắc bén. Chúng nghe thấy tiếng kêu của những người thân nhất từ trên ngọn cây, nhưng khi chúng leo lên thì những ngọn dao sắt chĩa xuống đâm vào thân thể chúng. Chúng lần mò trèo lên trong khi phải chịu đựng những nỗi đau đớn như vậy. Khi chúng lên đến ngọn cây, nhưng khi chúng leo lên thì những ngọn dao sắt chĩa xuống đâm vào thân thể chúng. Chúng lần mò trèo lên đến ngọn thì bị những con chim hung dữ móc mắt và não chúng ra ăn. Rồi những tiếng kêu vang lên từ bên dưới và chúng tuột xuống để bị những mũi sắt nhọn chĩa lên đâm vào thân thể chúng. Khi chúng xuống tới gốc cây, thì bị chó và thú dữ ăn thịt từ dưới chân trở lên. Những chúng sinh này phải trải qua nỗi đau đớn của sự leo lên tụt xuống như thế cho đến khi hết nghiệp.
Người ta bảo rằng ba loại tấn công bằng khí giới này phải được xem như là một trong những Địa Ngục Xung Quanh.
Khi những chúng sinh thoát khỏi những địa ngục này chúng lại đến địa ngục Thác Nước Không Thể Vượt Qua. Nước trong ấy hòa lẫn với lữa đốt nấu cơ thể chúng như nước sôi luộc chín đậu. Chúng phải trải qua nỗi khổ này tromg một thời gian dài.
Tất cả chúng ta đều sẵn sàng bị tái sinh vào địa ngục nóng. Bởi thế điều quan trọng là phải nỗ lực làm sao để khỏi bị sinh vào đấy bằng cách thay đổi cách cư xử của chúng ta.
b-1.3. Nghĩ về nỗi khổ trong các địa ngục lạnh.
Những địa ngục lạnh nằm ngang tầm với những địa ngục nóng và ở về phía Bắc, chính vì vậy mà xứ sở của chúng ta mới lạnh như thế. Những địa ngục lạnh cách xa nhau về chiều thẳng đứng hai ngàn do tuần. Bạn có thể tự hỏi: “Như thế thì những địa ngục lạnh không thể ngang với địa ngục nóng, vì những địa ngục nóng cách xa nhau chiều thẳng đứng là bốn ngàn do tuần. “Có thể là bốn ngàn do tuần giữa mỗi mặt đất của địa ngục nóng. Nhưng mỗi địa ngục lạnh lại có những núi tuyết cao hai ngàn do tuần, bởi thế những địa ngục lạnh kỳ thật ngang hàng với địa ngục nóng.
Nếu khi sắp chết bạn muốn có những cảm giác mát lạnh trên thân thể, thì điều này tác động cái nghiệp tái sinh vào các địa ngục lạnh. Bạn kinh quá cõi Trung ấm như trong một giấc mộng rồi bạn tái sinh vào địa ngục lạnh giống như thức dậy. Có những ngọn núi tuyết phủ ở những nơi này cao nhiều do tuần. Không có mặt trời, mặt trăng, lửa v.v… trời tối đen đến nỗi bạn không thể thấy được những chuyển động của cánh tay mình. Mặt đất là một cánh đồng băng giá, một cơn bảo hoành hành ở trên cao; và ở giữa là một ngọn gió lạnh buốt. Không có một cách nào để sưởi ấm - không có lửa, mặt trời, y phục, không gì cả.
Có tám địa ngục như thế, mỗi địa ngục lại tuần tự lạnh hơn cái ở trước. Có địa ngục Nứt Nẻ, ở đấy thân thể của bạn bị nứt ra. Địa ngục kết tiếp càng lạnh hơn: ở đây những vết nứt tuôn ra máu mủ. Địa ngục kế tiếp càng lạnh hơn nữa: thân thể cóng lại như đá làm cho bạn không thể cử động, không nói gì được ngoài ra hai môi đánh vào nhau kêu “Brr.” Trong địa ngục kế tiếp bạn cũng không nói được tiếng nào mà chỉ có thể thốt ra một tiếng yếu ớt từ sau cổ họng. Trong địa ngục kế tiếp bạn lại không thể làm âm thanh này mà miệng bạn ngậm chặt, hai hàm răng nghiến lại. Địa ngục kế tiếp lạnh hơn nữa thì thân thể bạn cứng như một cái thây chết trở màu xanh và có tiếng nứt nẻ như một hoa sen xanh. Địa ngục kế tiếp lại càng lạnh hơn, da thịt bạn nẻ ra như những hoa sen đỏ. Trong địa ngục kết tiếp, thịt bạn nở ra trăm ngàn đường nẻ như cánh hoa sen. Trong địa ngục Ba Ba và những địa ngục dưới, những thân thể của chúng sinh nằm trên ruộng đồng băng giá và những đỉnh núi tuyết phủ giống như là những cái đinh bằng châu ngọc trang hoàng các bảo tháp; những thân thể này đông cứng lại đến nỗi chúng không di chuyển được. Bức thư gởi một môn đệ của Chandra Gomin nói:
Một ngọn gió lạnh buốt da
Cắn vào trong xương của chúng
Run lên và gập lại
Những sâu bọ sản phẩm của nghiệp chúng
Rỉa ăn trên hàng trăm vết nứt cơ thể
Mỡ, mật và tủy của chúng nhỏ ra.
Nghĩa là nhiều con ruồi có mỏ độc bu quanh thân thể của chúng sinh địa ngục để tấn công. Ngay cả những giọt máu rơi xuống đất cũng còn nối liền với ý thức của chúng sinh này; chúng đau đớn khi những giọt máu ấy đông lại và nứt ra. Thêm nữa chúng sanh này trải qua những đau đớn như đang bị hành hạ bởi những cơn bệnh thời khí.
Bản Sinh Truyện nói đến nguyên nhân tái sinh vào những địa ngục này như sau:
Những kẻ có tà kiến chấp không
Đời sau sẽ ở trong những nơi này
Đầy bóng tối và gió lạnh
Chúng sẽ mắc những bệnh
Ăn mòn đến xương tủy;
Vậy tà kiến như thế có ích gì?
Nói cách khác, nguyên nhân là ôm giữ tà kiến chấp không, chẳng hạn cho rằng luật nhân quả không thật có.
Chúng ta đã tích lũy nhìêu nguyên nhân để sinh vào những ngục ấy và cho đến bây giờ chúng vẫn chưa giảm bớt. Những nhân ấy là ăn trộm quần áo của người khác, lột những tấm y đắp ngoài các pho tượng, hay ném những chúng sinh như rận rệp vào chỗ băng giá.
Thọ mạng của những chúng sinh trong địa ngục nóng là như sau. Mặc dù tác phẩm của Vô Trước nói rằng những hữu tình này có thọ mạng bằng nửa thọ mạng chúng sinh ở địa ngục nóng. Thế Thân lại nói:
Khi làm cho trống không một thùng mè
Bằng cách lấy ra từng hột
Cách khoảng một trăm năm
Đấy là thọ mạng của
Chúng sinh trong địa ngục này.
Những địa ngục ở dưới mỗi tầng tăng lên gấp 21 lần.
Nói khác đi, thọ mạng ở đây dài bằng số lượng tất cả những hột mè ấy họp lại, mỗi hột kể như một trăm năm. Một phần tám mươi giạ mè (một giạ là 36 lít) có 15.000 hột mè. Bởi thế sẽ cần một số năm bằng 9,6 x10 lũy thừa 9, để làm trống cái thùng mè. Đây là thọ mạng chúng sinh trong địa ngục lạnh đầu tiên. Trong những địa ngục dưới đó thọ mạng tăng lên 21 lần ở mỗi địa ngục.
b-1.4.Nghĩ về những nỗi khổ trong các địa ngục cõi người
Những địa ngục này ở trên bờ biển, vân vân. Một lần một vài thương gia mời bậc thánh tăng Sangharakshita cùng đi đến một hòn đảo. Ngài đi chậm lại sau rốt đoàn người và đi đến bờ biển ở đấy có một ngôi chùa đẹp. Năm trăm tu sĩ ở đấy mời ngài vào. Buổi trưa họ gây gỗ nhau, nhưng sau đó mọi sự trở lại bình thường. Ngài hỏi nguyên nhân và biết đấy là do trong đời quá khứ, vào thời pháp Ca Diếp, họ không thân thiện với nhau và thường đánh lộn. Vị thánh tăng cũng trông thấy những chúng sinh hình thù giống bức tường, cột nhà, cái chày, sợi thừng, cái chổi, ông nước, cái chảo nấu ăn. Về sau khi trở về ngài đã hỏi Phật Thích Ca về chuyện này. Chúng ta đã nghe Phật trả lời nguyên nhân chúng sinh giống cái cột nhà ở trong chương bàn đến những nghi lễ chuẩn bị (Ngày Thứ Bốn, trang…). Chúng sinh giống cái chày đã từng làm một vị tăng vào thời Phật Ca Diếp, ông nổi nóng bảo một chú tiểu: “Ngươi phải bị giã ra bằng một cái chày mới được.” Do lời mắng nhiếc này, hậu quả ông bị hy sinh làm chúng sinh cớ hình thù ấy.
Kyabje Pabongka Rinpoche kể lại, những chúng sinh ấy đã kinh quá những điều từ thời Phật Ca Diếp cho đến hiện tại.
Ngày xưa có một thuyền trưởng tên Kotikarna sinh ra đã có một đôi hoa tai với viên ngọc trị giá mười triệu đồng vàng. Ông đã dong thuyền đi rát xa để kiếm châu báu. Ông nằm ngủ quên bên bờ biển nên những thương gia khác tiếp tục cuộc hành trình không có ông. Khi thức dậy, ông thấy một ngọn gió mạnh đã xóa mất con đường, và ngay cả con lừa chở hành lý cho ông cũng không thể đánh hơi được lối đi. Ông lang thang khắp nơi không tìm được lối. Có một cái nhà trông như lâu đài trong đó có một người đàn ông được vây quanh bằng bốn thần nữ. Người thuyền trưởng thấy về đem người ấy hưởng hạnh phúc như thần tiên, nhưng ban ngày thì gian nhà lại biến thành sắt nóng rực lửa, những phụ nữ biến thành bốn con chó nâu. Người đàn ông té úp mặt xuống đất và những con chó ăn ngoặm từng miếng thịt của y. rồi khi đêm về, mọi sự trở lại như đêm trước. Ông hỏi người đàn ông nguyên nhân gì mà ra như vậy. Người ấy trả lời ngày xưa y là một người đồ tể trong thành Sthirà, nhưng theo lời khuyên của thánh tăng Kàtyàyana ông đã phát nguyện không giết về đêm. Ông đã không thể giữ giới ấy vào ban ngày, cho nên hậu quả là như vậy. Y nói rằng y có hai con trai ở Sthirà cũng là một đồ tể, và yêu cầu Kotikarna nhắn tin về cho con như sau: “Con đừng giết hại nữa; khi con cúng dường cho ngài Kàtyàyana đến khất thực, thì con nên hồi hướng công đức cho cha.” Để làm bằng chứng, người ấy nói với Kotikarna rằng y có chôn một hủ vàng tại chỗ cất những cây gươm, trong nhà người con.
Kotikarna tiếp tục đi tới thì thấy một ngôi nhà đẹp trong đó có một nam hai nữ tuyệt đẹp đang hưởng tuyệt đỉnh của hạnh phúc. Nhưng về đêm thì hoàn toàn ngược lại: hai phụ nữ biến thành rắn ăn thịt người đàn ông từ trên đầu trở xuống. Kotikarna hỏi người ấy tại sao như vậy thì được trả lời rằng khi làm một người đàn bà la môn ở thành Sthirà y thường ngoại tình, nhưng y phát nguyện với Katyàyana sẽ không làm chuyện ấy ban ngày. Đây là hậu quả. Ròi y nhờ Kotikarna đem tin về cho còn trai ở Sthirà. Để làm chứng, y bảo Kotikarna rằng y đã giấu một hủ vàng dưới cái lò sưởi.
Rồi thuyền trưởng tiến lên và trông thấy một cái ngai có bốn chân, chân có một ngạ quỷ đỡ…
(Và Kyabje Pabongka Rinpoche kể phần cuối câu chuyện.)
Đây là vài địa ngục trên nhân gian. Một lần ở Ấn Độ, khi thượng tọa Shrìmàn đi có việc, ngài trông thấy hình dạng một tòa nhà đẹp trên nền trời; nhà ấy rực lửa và trong ấy có một người kiếp trước làm đồ tể. Người tớ của y đang ở trong một ngọn núi đầy xương, phải chịu nhiều đau đớn.
Có câu chuyện về một người thiến súc vật bị tái sinh một thân thể lớn như núi. Đây là nghiệp báo trầm trọng của y.
Chúng ta đã tích lũy nhiều loại nghiệp, mà hậu quả chắc chắn là ta sẽ gặp những cảnh tương tự. Ta có thể thề rằng những chuyện ấy sẽ xảy đến cho chúng ta.
Một hành giả vĩ đại có hôm trông thấy một con cá trong hồ Yardrog. Con cá ấy chính là tái sinh của Tan Lama ở tỉnh Tsang. Khi còn sống, ông thường ăn nhiều thứ người ta cúng dường. Thân cá bằng nửa chu vi cái hồ và đang bị nhiều sinh vật ăn bám rỉa xác nó. Vị hành giả chỉ con cá cho những người đứng xung quanh mà bảo: “Đừng ăn của cúng dường. Đừng ăn của cúng dường.” Chúng ta ăn của cúng dường vì chúng ta là tu sĩ. Người ta bảo những con công có thể ăn độc dược (mà không chết.) Vậy nếu ta tu tập Pháp và biết cách ăn của cúng dường, ta có thể ăn mà không bị những quả báo như vậy. Nhưng không nên cứ thản nhiên mà ăn của cúng dường chỉ vì mình đã thụ giới. Luật nói:
Thà ăn hoàn sắt nóng;
Người giới hạnh lỏng lẻo
Không có sự tự chế
Đừng ăn của cúng dường.
Nghĩa là khi những người không giới đức ăn của cúng dường của tín thí, thì cũng giống như đang nuốt sắt nung đỏ. Nhưng những người giữ giới và nỗ lực tu học, trừ diệt vọng tưởng, thì có thể ăn đồ cúng dường. Nếu bạn không nỗ lực theo hướng ấy, thì ăn của cúng dưòng cũng giống như mắc nợ. Thật quá dễ dàng để bỏ vào túi những thứ người ta cúng, nhưng sẽ có lúc cam go trong đời sau khi bạn phải trả nợ bằng cả xương thịt mình. Ngay cả những bậc thầy tu khi được yêu cầu tụng kinh cho người nào, nếu họ chỉ ghi một biên nhận tiền rồi không tụng kinh để hồi hướng, thì chắc chắn họ sẽ phải trả lại món nợ bằng xương thịt trong đời sau.
Có câu chuyện như sau: Một con ếch lớn được tìm thấy trong một hốc đá, đang bị những sinh vật nhỏ rỉa ăn. Một hôm một vị lama bảo thị giả đưa ông xem cái gì đang bị cuống trôi theo dòng nước hôm ấy. Thì ra đó là một thân cây, và khi gỡ cái vỏ cây ra họ tìm thấy một con ếch lớn đang bị nhiều sinh vật nhỏ ăn thịt. Người ta bảo con vật đầu tiên là một vị lama đã ăn của cúng dường và con sau là thị giả chính của một ông lama.
Chính Thầy tôi, hiện thân của Kim Cương Trì, đã bảo tôi rằng khi ngài đến tỉnh Kham có một con thú lớn giống như cái lều bằng lông trâu yak ở hồ Doshul. Con vật này thường chìm dưới đáy hồ vào mùa hạ, nhưng về đông, khi hồ đóng băng giá, thì nó trồi lưng lên mặt hồ và nhiều chim chóc và sinh vật khác tới ăn thịt nó.
Đấy là những địa ngục mà chúng ta đã tự tác tự thọ, và chúng ta vẫn đang tạo vô số nguyên nhân cho những tái sinh như vậy. Bởi thế ta phải suy nghĩ kỹ về việc mình có thể phải chịu những đau khổ ấy.
b-2. Nghĩ về những thống khổ của ngạ quỷ.
Lời Đức Văn Thù bàn đến súc sinh trước. Ngạ quỷ có trí tuệ hơn súc sinh, có khả năng hiểu biết. Nếu ta giảng pháp cho quỷ đói, chúng có thể hiểu được. Súc sinh thì ngu si, đấy là một tái sinh thấp kém và là một chướng ngại lớn cho việc tu tập hơn loài ngạ quỷ. Bởi thế, những đau khổ của súc sinh được nói trước. Tuy nhiên, Con Đường Nhanh lại để ngạ quỷ trước, vì nói chung ngạ quỷ khổ hơn súc sinh.
b-2.1. Nghĩ đến những thống khổ chung của quỷ đói dưới sáu ngục nóng, lạnh, đói khát, kiệt sức và sợ hãi.
Hãy nghĩ như sau: “Bây giờ tôi chưa sinh vào địa ngục, nhưng nếu làm ngạ quỷ tôi sẽ bị hành hạ bởi những đau khổ không thể chịu nổi - đói, khát, nóng, lạnh, kiệt sức và sợ hãi - làm cho tôi không nhớ gì đến chuyện tu tập. Tôi chưa tái sinh và đó là nhờ lòng tử tế của chư vị tôn sư. Tôi thực đã có phúc lớn biết bao mới có thể thiền quán về Pháp Lam-rim, mặc dù rất hời hợt. Thây may mắn xiết bao!” Nhưng chúng ta đã tích lũy trong dòng tâm thức của mình nhiều nghiệp sẽ ném chúng ta vào những tái sinh như thế, những nghiệp ấy vẫn còn mạnh, không thối giảm. Chúng ta biết mình không thể nào tịnh hóa được tất cả ác nghiệp trước khi chết.
Khi sắp chết ta có thể cảm thấy chán ngán đồ ăn thức uống, nghĩ “Mong tôi đừng bao giờ nghe đến danh từ thức ăn nữa. “Điều ấy sẽ châm ngòi cho cái nghiệp tái sinh vào loài ngạ quỷ do tham hay sân. Bạn không thể chắc chắn mình sẽ không tái sinh vào ngạ quỷ; kỳ thực, thường là bạn dễ sinh làm một quỷ đói.
Chỗ tái sinh của loài quỷ đói là Kapilanagara, đô thị của quỷ đói nằm dưới mặt đất cách 500 do tuần. Nơi ấy tuyệt đối không có cây cỏ và nước uống; toàn thể mặt đất hoang vu như bị lửa mặt trời thiêu đốt. Thân thể tay chân của loài quỷ đói cực kỳ xấu xí. Tóc chúng bện lại trên những cái đầu khổng lồ, những nét mặt nhăn nhúm, cổ của chúng hết sức nhỏ không thể đỡ lấy cái đầu. Chúng có những thân thể khổng lồ và một số chân tay so le gầy như những cọm rơm không chống đỡ nổi thân hình. Chúng bước đi một cách khó nhọc trăm lần hơn những người già ở cõi người chúng ta. Trong nhiều năm chúng không tìm được cái gì để uống, bởi thế trong cơ thể chúng nó tuyệt đối không có một chút nước, không có máu đỏ máu trắng vân vân. Những bắp thịt và sợi gân của chúng được gói trong làn da khô cằn trông như một que củi khô bọc trong da thuộc màu nâu. Khi chúng di chuyển thì những khớp tay chân kêu răng rắc như củi khô hay như hai cục đá gõ vào nhau. Những khớp xương chúng tóe ra những tàn lửa vì ngạ quỷ đã không có gì để ăn uống trong hàng trăm ngàn năm nên chúng vô cùng đau khổ. Lại nữa, không có một nơi nào mà chúng không đến để tìm cầu thức ăn uống. Vì không cần biết đến những nhu cầu của thân xác trong cuộc lữ ấy nên chúng kiệt sức. Chúng rất kinh hoàng khi thấy chúa tể của đô thị quỷ đói vì sợ chết. Trong hơi nóng mùa hè, ánh trăng sáng cũng đủ đốt cháy chúng, và vào mùa đông thì ánh mặt trời cũng làm cho chúng rét lạnh, bởi vậy chúng đau đớn vô cùng.
b-2.2. Nghĩ về nỗi khổ của riêng tưng loài quỷ đói.
Có ba phần.
b-2.2.1. Loài ma quỷ mê ngoại cảnh.
Loài quỷ đói này trông thấy cây, nước … đều đầy những trái chín, chúng mệt mỏi lê bước theo những đoạn đường dài để đến đấy, nhưng khi đến nơi thì những vật ấy đều biến mất. Khi một vài quỷ đói đến được những nơi có thức ăn thì lại có những người vũ trang canh giữ không cho chúng ăn. Bởi thế, ngoài nỗi khổ đói khát, chúng còn bị khổ không thể tả vì thể xác kiệt sức và tâm hồn tuyệt vọng.
b-2.2.2. Loài quỷ đói bị ám ảnh nội tâm
Loài quỷ này thỉnh thoảng được thức ăn nhưng không cho vào miệng được. Cổ chúng có những gút mắc làm cho sự nuốt thức ăn rất khó khăn. Một vài ngạ quỷ phải uống tạm chất mủ hôi thối từ nơi những cái bướu của chúng. Như câu chuyện về Kotikarna đã nói, thức ăn mà chúng ăn mang hình dạng của những nghiệp khác nhau mà chúng đã tích lũy: những hoàn sắt nung đỏ, những hạt trấu, mủ hay máu thịt của chính mình, vân vân; những quỷ đói này phải chịu đựng những nghiệp báo không thể chịu nổi. Thứ ăn uống có thể lọt xuống cổ một vài quỷ đói nhưng liền biến thành sắt sôi khi đến bao tử, nên chẳng những không đỡ khát mà còn làm cho đau đớn vô cùng. Lại có một loại quỷ đói không bị như vậy, nhưng bụng chúng lại quá lớn không thức ăn nào làm cho đầy được. Từng tờ lửa ngọn - lửa của cơn đói - tuôn ra từ miệng của những quỷ đói này; lửa ma trơi chính là lửa từ miệng của những quỷ đói.
b-2.2.3. Loài quỷ có những gút mắc làm chướng ngại.
Một hôm khi ngài Anan đi có việc đã trông thấy một nữ ngạ quỷ. Bà ta có 3 gút nơi cổ và la lên 5 thứ âm thanh ghê rợn. Ngạ quỷ này có một dọc 3 cục bướu nơi cổ, làm cho chúng vô cùng đau đớn.
Long Thụ nói:
Loài qủy đói hoàn toàn thiếu thốn
Những vật dụng chúng khát khao.
Do đó chúng luôn luôn đau khổ
Lại thêm đói khát nóng lạnh mệt và sợ
Không thể chịu nổi.
Có loài quỷ miệng nhỏ như lỗ kim
Mà bụng thì to bằng quả núi.
Chúng điêu đứng vì đói
Nhưng không thể tiêu hóa dù chỉ một chút đồ dơ.
Một vài quỷ trần truồng chỉ còn da bọc xương.
Chúng gầy guộc như cây dương liễu.
Một vài quỷ có bộ phận sinh dục và miệng tuôn ra lửa
Thức ăn bỏ vào miệng liền cháy tiêu
Phần đông ngay cả đồ dơ cũng không có mà ăn
- như máu mủ phân và tiểu.
Khi những quỷ đói này gặp nhau
Chúng xin nhau để ăn thứ mủ thối
Nơi yết hầu của chúng.
Trong hai tháng nóng nhất mùa hè
Cả đến ánh trăng cũng nóng đối với chúng
Về mùa đông mặt trời đối với chúng cũng giá lạnh.
Cây cối trở nên khô cằn không kết quả,
Chúng đành phải nhìn những con sông
Làm cho sông khô cạn.
Thư gửi một đệ tử của Chandragomin nói:
Chúng rất khát nước, nên khi trông thấy
Ở đằng xa có dòng nước trong
Chúng mong mỏi đến uống
Nhưng khi chúng vừa đến
Thừi nước lẫn với tóc rụng,
Rong rêu và mủ thối
Nước đầy máu mủ và phân.
Một ngọn gió quật sóng lên
Bọt nước lạnh như núi băng giá
Khi chúng đến rừng chiên đàn ở Malabar
Chiền đàn biến ra gỗ cháy
Nhiều mảnh rực lửa rớt xuống mặt đất.
Khi chúng đến một cái hồ,
Những đợt sóng kinh hồn với bọt tung lên tột đỉnh;
Thì nước bỗng trở thành những bãi cát sa mạc,
Một nơi hành khổ với những cơn bão cát mịt mù
Bị cơn gió lốc nóng dữ dội thổi tung.
Khi những cụm mây bão nhóm lại trên đầu chúng
Thì lại mưa cho chúng những mũi tên sắt.
Và những tên ấy cứ cắm tại chỗ.
Những viên đá lửa và những làn chớp màu cam,
Tuôn như mưa xuống thân thể chúng.
Trong khi chúng bị cơn nóng hoành hành
Thì đá lạnh đối với chúng cũng quá nóng
Khi chúng bị điêu đứng vì gió rét
Thì đến lửa cũng làm chúng rét lạnh.
Những quả báo của nghiệp khó kham nổi khi đã chín.
Hoàn toàn làm cho chúng mù lòa,
Chúng bị những cơn ám ảnh đủ loại, hoàn toàn sai lạc.
Miệng chúng nhỏ như lỗ kim
Bụng chúng khổng lồ chu vi nhiều do tuần.
Khi những chúng sinh tội nghiệp này
Muốn uống nước trong bốn biển lớn
Nước không thể lọt xuống cổ họng chúng:
Những lỗ miệng độc của chúng
Sẽ làm nước bốc hơi cho đến giọt cuối cùng.
Chúng ta không thể chắc chắn năm tới ta sẽ không rơi vào loài quỷ đói. Nguyên nhân cho một tái sinh như thế là không rộng lượng, nghĩa là keo kiệt với sở hữu của mình, lòng tham không đáy, đắm mê tài sản, ngăn cản người khác bố thí, ăn trộm của người, trộm của tăng chúng (xem Ngày Thứ Tư, trang…); phỉ báng việc bố thí, vân vân. Một nguyên nhân khác là gọi người ta là “đồ quỷ đói;” chẳng hạn nếu bạn gọi một thành phần của tăng chúng bằng danh từ ấy, bạn sẽ bị tái sinh làm quỷ đói năm trăm lần.
Khi một ngạ quỷ thuộc hạng cổ bị thắt gút nhận được giọt nước nào thì đấy là nhờ trong quá khứ nó đã không hà tiện khi cho nước; còn những quỷ đói khác thì không có cái may mắn để hưởng chút nước nào.
Buddhjnàna đi đến cõi ngạ quỷ. Có một bà quỷ hết sức đói có năm trăm đứa có đã nhờ ngài đem tin cho chồng ở cõi người khi ngài trở về. Bà nói: Mươi hai năm trước chồng con ra đi tìm thức ăn, và con đã sinh ra năm trăm đứa con. Con đã trải qua nhiều cực nhọc đau khổ mà không kiếm được một giọt nước nào. Xin thánh giả bảo chồng của con tìm được cái gì ở cõi người thì mau mau trở lại. “Bậc thánh bảo: “Ở trong cõi người có nhiều ngạ quỷ, làm sao ta biết ai là chồng của ngươi?”- “Ông ấy có một vài đặc điểm khăc hẳn các quỷ đói khác, đó là một mắt chột và một chân què.”
Khi bậc thánh giả về lại cõi người, ngài trông thấy một vài quỷ đói, có một quỷ giống với sự mô tả trên, ngài cho y biết tin của bà quỷ. Quỷ đói trả lời: “Con đã đi thật xa, nhưng trong mười hai năm nay con chỉ được có cái này.” Y đang nắm chặt một nắm đờm khô, đó là tài sản quý nhất của y. “Một tu sĩ giữ giới khạc một bãi đờm rồi hồi hướng cho loài quỷ đói. Nhiều con quỷ tranh nhau lượm, và con đã thắng cuộc.”
Nếu không cẩn thận, thì chúng ta không thể biết chắc mình sẽ không có lúc phải ăn trưa bằng đờm khô.
Hai mươi lăm năm sau khi bà mẹ của chú sa di Uttara chết, chú thấy một ngạ quỷ rất dễ sợ. Chú sắp chạy trốn nhưng quỷ nói: “Đừng chạy!” Chú hỏi thì quỷ nói:
Này con trai độc nhất của ta
Ta là mẹ yêu quý của con
Do nghiệp ác ta đã làm
Ta tái sinh làm quỷ đói
Không có thức uống ăn.
Hai mươi lăm năm đã qua
Từ cái ngày ta chết
Ta không thấy một giọt nước
Không thấy một miếng ăn.
Chú sa di xin Phật hồi hướng công đức cầu nguyện cho bà. Đức Phật dùng phương tiện khéo, khi chết quỷ tái sinh làm quỷ Mahidhikà hết sức giàu có, nhưng thói hà tiện nó gấp sáu mươi lần trước, và nó nhất định không bố thí. Chú tiểu năn nỉ nó cúng Phật một cuộn vải, nhưng cúng xong nó tiếc và ăn trộm lại. Theo chuyện kể thì việc này xảy ra nhiều lần.
(Kyabje Pabongka Rinpoche kể chuyện một tỳ kheo có một tấm y đẹp. Ông quá yêu mến nó tới nỗi sau khi chết đã tái sinh làm một ngạ quỷ đắp y vàng.)
Ngày nay những người hà tiện được khen là “khôn ngoan,” nhưng đặc biệt thói hà tiện là một nguyên nhân để tái sinh làm ngạ quỷ. Chúng ta hành xử một cách hà tiện. Nếu điều chắc chắn là ta sẽ tái sinh làm quỷ đói sang năm, hay nhiều nhất là bốn mươi năm sau, nếu chúng ta không vào địa ngục.
b-3. Nghĩ vễ những nỗi khổ của loài súc sinh.
Có hai giai đoạn: (1) nghĩ về nỗi khổ chung của loài súc sinh; (2) nghĩ về nỗi khổ đặc biệt của từng loài súc sinh.
b-3.1. Nghĩ về nỗi khổ súc sinh nói chung.
Súc sinh trải qua 5 khổ: ăn thịt lẫn nhau, ngu si ám chướng, nóng lạnh đói khát, bị khai thác hoặc sai làm việc nặng.
Nỗi khổ súc sinh nhẹ nhất rong 3 đọa xứ, nhưng tái sinh và đấy thì có nỗi khổ ăn thịt lẫn nhau. Những thú vật có thân thể khổng lồ như loài thủy quái v.v… thân thể dài nhiều do tuần. Nhiều thủy quái thuộc loài cá, những thủy quái khác làm cá voi có thể nuốt chúng và ngay những cá voi lớn cũng nuốt những cá bé. Nhiều sinh vật nhờ cư trú trong thân thể của những thủy quái để ăn thịt. Đến khi chúng không thể chịu dựng được nữa, chúng cọ xát thân thể mình vào những tảng đá dưới nước làm cho những sinh vật ăn bám vào cơ thể chúng phải chết, và đại dương bị nhuộm đỏ nhiều do tuần.
Những sinh vật lớn nuốt những sinh vật bé trong khi những sinh vật nhỏ bé ăn rỉa những sinh vật lớn. Những thú vật ở đại dương chồng chất lên nhau và bị ăn thịt từ sau lưng. Những chúng sinh tái sinh dưới đáy biển sâu, giữa các lục địa, không nhận ra nhau, mẹ không nhìn ra con và ngược lại, chúng ăn bất cứ gì rơi vào mồm và bởi thế chúng sống nhờ ăn nuốt lẫn nhau.
Ngay cả những loài vật trong cõi người cũng ăn lẫn nhau: Diều hâu ăn chim, chim ăn sâu bọ, những con thú mồi và thú rừng ăn lẫn nhau, chó săn băt những con vật để giết, v.v…
Bạn không nên nhìn tất cả cảnh khổ này như thể nó đang xảy ra ở đằng xa mà phải thiền quán sâu xa và nghĩ rằng mình sẽ khốn đốn như thế nào nếu phải tái sinh làm một hữu tình như vậy.
Loài súc sinh thì u mê ám chướng chúng không biết mình đang bị dẫn đến lò sát sinh hay đến nơi ăn cỏ, chứ khoan nói biết chuyện gì khác. Chúng chịu khổ vì lạnh và nóng; mùa hè chúng bị mặt trời thiêu đốt, mùa đông chúng phải chết vì giá lạnh, v.v…
(Khi ấy Kyabje Kapongka Rinpoche kể cho chúng tôi nghe thêm về những nỗi khổ không thể tưởng tượng của loài súc sinh.)
Một lần có vị Lạt ma nhặt lên một con sâu dài màu đỏ cầm trong tay và hỏi nó: “Có phải ngươi là một tỳ kheo ở Khampa không?” Nó đáp “phải” bằng tiếng người. Chúng ta không thể chắc chắn mình có bị sanh làm con sâu hay không. Có câu chuyện như sau. Người cha của nông nông dân theo đạo Bon chết và Milarepa tiên đoán với một người khác ở trong thung lũng rằng người cha ấy sẽ tái sinh trong một đống phân. Chúng ta có thể ngạc nhiên: “Làm sao một tái sinh như thế lại có thẻ xảy đến cho ta!”. Nhưng kỳ thật chuyện ấy có thể xảy đến một giờ sau. Khi chúng ta tái sinh làm sâu bọ chúng ta phải sống quằn quại dưới đất cho đến khi một cái lỗ được đào lên, và chúng ta có thể bị chim ăn. Nhưng ngay dù chúng ta ăn một phần nửa thân ta, chúng ta vẫn không thể chết: phần dưới vẫn tiếp tục ngo ngoe. Làm sao chúng ta chắc chắn được mình không phải sống như vậy! Ngay dù chúng ta làm một việc gì khác, chúng ta cũng phải nỗ lực để đề phòng tái sinh vào một tình trạng đau khổ như thế.
Lại nữa phần nhiều súc sinh có hình thù và màu sắc xấu xí. Có thứ hình tròn không có tay chân gì cả. Chúng cũng bị đói khát và suốt ngày chỉ lo kiếm ăn và khổ sở vì không tìm được thứ gì.
Ngay bây giờ chúng ta không chịu nổi nếu ai gọi mình là “con chó già” nhưng ta sẽ ra sao nếu phải thật sự tái sinh như thế? Hãy nhìn thức ăn uống và chỗ ngủ của chó có được. Nơi duy nhất mà chó có thể tìm được thức ăn là ở trong nhà người, nhưng khi chúng vừa đi vào, người ta đã nói: “Kìa, con chó đi vào!” và xua đuổi chúng không một cách vô cớ. Do nhân duyên gì mà ra như thế nếu không phải là do ác nghiệp? Trong vài ngôi chùa, những con chó rú lên khi còi hụ để tập họp tăng chúng. Đây là một dấu hiệu chứng tỏ vài thầy tu đã bị tái sinh làm chó.
Có lần một vị Lạt ma ở Dagpro nhận được bơ và thịt của thí chủ gởi cho một người khác, nhưng ông ta không đưa lại. Khi chết ông bị tái sinh làm con trâu cái thường cho nhiều sữa trong gia đình của thí chủ đã cúng bơ. Về sau con trâu bị rớt xuống vực thẳm và dòng sông mang xác nó đi. Vị thí chủ đã cúng thịt nhặt được xác con trâu. Khi ông ta ăn thịt con trâu ấy, ông ta đã khám phá ra dòng chữ khắc trên một xương sườn của nó rằng “Tôi dã trả nợ thịt cho thí chủ X và trả nợ bơ cho thí chủ Y.”
Những vị Lạt ma, những chức sự trong tu viện, những tu sĩ học giả, v.v… có thể hưởng quy chế đặc biệt trong các tu viện, nhưng định luật nhân quả tuyệt đói không đặc biệt cho riêng ai. Nếu bây giờ tga không cẩn thận, thì chuyện dễ dàng xảy ra là một gia chủ có thể đổi địa vị với con lừa hay con chó giữ nhà của ông ta. Có câu chuyện về một tu sĩ thường hiến cúng súc vật cho một tượng thần tà giáo ở sau nhà của ông ta mỗi khi gặp vận xui; sau đó ông ta lại làm ăn rất khá giả. Vì khi chết cha ông ta dã trối rằng: “Hãy cúng tế nhiều súc vật.” Người cha về sau tái sinh làm một con trâu đực còn người con lại làm thịt con trâu ấy để làm lễ cúng tế gồm 6 thành phần. Lại còn câu chuyện về một tú sĩ tái sinh làm con cá ở trong hồ đằng sau nhà của ông ta. Chúng ta không thể đoạn chắc việc ấy sẽ không xảy đến cho chính mình.
Nỗi khổ bị khai thác là như sau. Lấy ví dụ một con lừa. Nó bị sai mang những gánh nặng dù khi lưng của nó đầy những mụt nhọt. Khi gần chết, nó bị vứt bỏ và hết trong khi những con quạ đến móc mắt ngay khi nói chưa ngưng thở.
Chúng ta phải nghĩ về những việc này để khai triển tuệ giác thấy rõ sự vô cùng khổ sở phải bị một tái sinh như vậy.
b-3.2. Những nỗi khổ riêng của vài loại súc sinh.
Có hai mục: (1) những đau khổ của súc sinh sống trong những môi trường chật hẹp; (2) nỗi khổ của súc sinh sống tản mác.
b-3.3. Nghĩ vè nỗi khổ của con vật sống phân tán.
Đây là những con vật trong cõi người, và chúng có vô lượng cách chịu khổ.
Chúng ta có tất cả những nguyên nhân đầy đủ có thể tái sinh làm những loài ấy; những nguyên nhân ấy vừa mạnh lại vừa nhiều. Nguyên nhân mạnh nhất là bất kính đối với Pháp và người giảng pháp, những người độc thân gọi nhau là những con thú. Điều này được chứng mình bằng những câu chuyện về Manavagaura (xem Ngày Thứ Tư). Một lần tại Ấn Độ có một người làm thí chủ cho tăng chúng an cư mùa mưa nhưng chỉ cho toàn thực phẩm xấu. Về sau y tái sinh làm một con dòi ở trong đống bùn hôi có đầu như thầy tu, và chịu nhiều đau khổ. Một lần có người bảo một tỳ kheo nào đó giống như con khỉ; do lời nói ấy y phải tái sinh 500 lần làm khỉ. Những chuyện này rút từ trong kinh.
Những tội lỗi lớn lao đưa ta tái sinh xuống địa ngục; tội trung bình làm quỷ đói; và tội nhẹ thì làm súc sinh. Nặng hay nhẹ tùy thuộc vào ý định, vào ruộng phước hoặc vào sự vật gây tội. Khi nói “tội nặng “ thì không có nghĩa là những tội nặng rõ rệt như giết một con người. Chúng ta sẽ biến mất vào các đọa xứ chỉ vì cái nghiệp nói đùa hay xúc phạm người khác. Chúng ta chỉ bảo đảm không tái sinh vào đọa xứ khi đã đạt đến gia đoạn “nhẫn” trong đạo lộ chuẩn bị. Kho Tàng Siêu Vật Lý nói:
Ai sẽ che chở tôi
Khỏi những kinh hoàng này
Với đôi mắt trợn dọc
Tới dò khắp bốn hướng
Tìm một nơi trú ẩn
Nhưng khi không tìm được
Nơi nào trong bốn phương
Tôi hoàn toàn tuyệt vọng.
Nếu không nơi trú ẩn
Tôi sẽ làm gì đây?
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy cõi súc sinh là tốt nhất trong ba đọa xứ; nhưng súc sinh không thể nào tụng dù chỉ một lần câu om mani padme hum. Chúng rất dễ có những si mê và ba độc tố nên dễ quy tụ ác nghiệp mới và luân hồi từ đọa xứ này đến đọa xứ thấp hơn. Hành Bồ Tát Hạnh cũng nói:
Nếu tôi không làm việc lành
Trong khi tôi may mắn còn có thể làm được,
Thì tôi sẽ làm gì khi hoàn toàn bị mù mịt
Vì những đau khổ ở đọa xứ?
Nếu tôi không làm phước hành
Mà lại tích lũy tội lỗi và ác hành
Thì trong hàng tỷ kiếp
Tôi sẽ không nghe đến danh từ “thượng giới.”
Nói cách khác, nếu ta không nỗ lực đạt đến một chỗ nương tựa hay phương pháp thoát khỏi đọa xứ trong những đời sau trước khi chết, thì sẽ quá muộn khi ta thật sự bị rơi vào đó.
Giữa chúng ta và 3 đọa xứ chỉ cách nhau cái sự kiện rằng chúng ta chưa ngưng thở. Trong một thời gian ngắn - cuối năm hoặc vài năm sau - một vài người trong chúng ta có thể tái sinh vào địa ngục và thân thể chúng ta khi ấy không khác gì lửa địa ngục. Một số khác có thể tái sinh làm ngạ quỷ không tìm được một giọt nước uống, một chút thức ăn. Một số khác sẽ tái sinh làm súc sinh mang lông đội sừng. Chúng ta không thể chắc chắn mình sẽ không rơi vào những tái sinh ấy; điều ấy cũng dễ dàng như tỉnh dậy từ một giấc chiêm bao.
Khi nhớ đến những điều này chúng ta không nên nghĩ như đấy là những câu chuyện xảy ra ở rất xa hay chỉ là những việc gọi tò mò. Điều cần thiết là phải có tuệ quán đi sâu vào những gì sẽ xảy ra nếu bị tái sinh vào đọa xứ và chắn chắn rằng sau khi chết chúng ta có thể đọa vào đấy. Giả sử chúng ta xem cảnh nhiều tội nhân đang bị trừng phạt do lệnh của vua; và bỗng chốc ta cũng bị tóm bắt dẫn ra khỏi đám đông khán giả, và phải chịu những hình phạt như các phạm nhân trước mắt. Cũng vậy, bây giờ chúng ta thấy rằng rất nhiều hữu tình đang chịu đựng đau khổ trong một vài nơi gọi là “đọa xứ,” và chúng ta vẫn tiếp tục nhìn xem với vẻ tò mò. Khi thấy một người đồ tể dẫn đàn cừu đến nơi làm thịt, hãy tưởng tượng nỗi đau đớn sợ hãi mà chúng ta sẽ kinh quá nếu thình lình rơi vào tình cảnh ấy, hay hóa thành một con cừu đang bị đồ tể dẫn đi và thật sự càm thấy gươm của y đang cắt vào giữa những xương sườn mình. Chúng ta phải có được thứ tuệ quán như vậy. Đức Phật, đấng Thế Tôn đã tiên đoán như sau:
“Trong tương lai những chúng sinh sẽ đi xuống các đọa xứ nhiều như cát chảy xuống từ một bao cát lật úp.”
Chúng ta giống như một tử tội bị hành quyết bằng cách ném xuống vực thẳm đang nghỉ bên lề vực. Chúng ta không ý thức được điều này, nên thay vì tu tập để chứng quả A la hán, chúng ta lại cứ thản nhiên không lo sợ: đây là triệu chứng ta sẽ đi vào các đọa xứ.
Hãy xem có phải bạn tưởng rằng mình sẽ giống như chút ít cát dính lại trong những đường may của đãy đựng cát đã lật úp hay không.
Nếu sự tu thiền của chúng ta quả đem lại tuệ quán sâu xa vào nỗi khổ sinh vào các đọa xứ, thì chúng ta sẽ phát khởi tâm từ bỏ. Bởi thế đôi khi thiền quán về những nỗi khổ của đọa xứ còn tốt hơn là thiền quán về những vị thần bảo hộ.
Mức độ chánh niệm cần thiết về những nỗi khổ của đọa xứ là như sau. Hai con trai của chị ngài A nan được đặt dưới sự dạy dỗ của Mục Kiền Liên. Các cậu không chịu học; nên Mục Kiền Liên bèn hiện cho xem cảnh địa ngục và từ dấy họ tự nhiên phát khởi tâm từ bỏ.
(Kyabje Pabongka Rinpoche ông lại tất cả những gì đã trình bày, và giảng dạy vắn tắt cách tu tập.)