Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
THƯ MỤC TÁC GIẢ

Phần 7

04 Tháng Tám 201612:26 CH(Xem: 2617)
Phần 7

Trích Lục Phật Học

Cao Hữu Đính

--- o0o ---

TRUNG ĐẠO CỦA PHẬT

Được thuyết giảng trong bộ Trung A Hàm, gồm 222 kinh. Kinh nào trong đó cũng tuyệt vhảo. Sau đây xingiới thiệu một kinh Thất Xa.

THẤT XA: 7 CỔ XE

1. Giới tịnh (đức hạnh thanh tịnh)

2. Tâm tịnh (nội tâm thanh tịnh)

3. Kiến tịnh (thấy của nội tâm thanh tịnh)

4. Nghi cái tịnh (màn nghi ngờ trong lòng hoàn toàn biến)

5. Đạo phi đạo tri kiến tịnh (thấy biết rõ ràng dấu vết của đạo)

7. Đạo tích đọan, trí tịnh (dấu vết của đạo dứt bặt và huệ thanh tịnh hiện ra)

Như trên là tiến trình tu hành gồm bảy giai đọan mà hành giả phải trải qua trứơc khi đốn ngộ thành Phật. Gọi bảy cấp bậc của bảy giai đoạn ấy là bảy cổ xe, vì hành giả nhờ chơi trên bảy cổ xe đó mà đi đến Phật.

Đi xong xe giới, hành giả ly xe đó mà y xe tâm đi tiếp theo.

Đi xong xe tâm, hành giả ly xe tâm mà y xe kiến đi tiếp theo.

Cứ như thế trước y sau ly, tiến trình y ly tiếp tục cho đến khi xe đạo tích và ly nó (đạo tích đọan) thì trí huệ bừng sáng (trí tịnh)

Toàn văn kinh Thất xa được trình bày như sau:

Ngài Mạn Từ Tử (tức Phú Lâu Na) từ quê xa về họp với chúng Tăng đ Phật chủ tọa. Trong buổi họp, Phật gọi Phú Lâu Na đến ngồi cạnh Phật và luôn ca ngợi vị đệ tử này. ngàu Xá Lợi Tử là đệ tử đầu đàn của Phật, xưa nay chưa từng biết đến Phú Lâu na cho nên rất lấy làm ngạc nhiên.

Ra khỏi đại hội, Xá Lợi Tử mon men tìm đến gợi chuyện với Phú Lâu Na và nhỏ nhẹ hỏi: Xin hỏi huynh vì mục đích gì mà huynh theo Phật tu học?

* Phải chăng vì mong đạt cho được giới tịnh? – Thưa không.

* Phải chăng vì mong đạt được tâm tịnh? – Thưa không.

* Phải chăng vì mong đạt được kiến tịnh? – Thưa không.

* Phải chăng vì mong đạt được nghi cái tịnh? – Thưa không.

* Phải chăng vì mong đạt được đạo phi đạo tri kiến tịnh? – Thưa không.

* Phải chăng vì mong đạt được đạo tích tri kiến tịnh? – Thưa không.

Rất ngạc nhiên, Ngài Xá Lợi Tử than rằng: Hỏi mục nào huynh cũng đáp là không, thế thì theo theo Phật vì mục đích gì?

Ngài Phú Lâu Na trước khi giải đáp thẳng vào câu hỏi, đưa ra một thí dụ như sau: Ví như vua Ba Tư Nặc nước Xá Vệ muốn rời kinh đô đến thành Ba Kệ Đề để giải quyết tại chổ một công việc quan trọng, mà phải làm xong trong một ngày, cả đi lẫn về. Đường xa, đi không thể kịp kỳ hạn, ông ra lệnh chia con đường từ thủ đô đến thành Ba Kệ Đề ra bảy đọan. Ở đầu mỗi đọa ông cho thiết lập bảy trạm để một cổ xe tốt với ngựa kéo rất sung sức. Ra khỏi hoàng cung lúc tinh mơ, ông leo lên cổ xe thứ nhất (ly) đi hết đọan một, ông rời cổ xe thứ nhất (ly) leo lên cổ xe thứ hai (y). Cứ tiếp tục y và ly như thế cho đến cổ xe thứ bảy là ông đến được thành Ba Kệ Đề mà giải quyết công việc nội trong một ngày, rồi trở về cung trong một ngày đó.

Công việc tu hành cũng thế. Phải giải quyết công việc xong trong một đời người. bước đầu y theo cổ xe giới mà tu. Giới đã thanh tịnh rồ phải ly cổ xe giới mà y theo cổ xe tâm. Tâm thanh tịnh rồi phải ly cổ xe tâm mà y theo cổ xe nghi cái. Nghi cái thanh tịnh rồi phải ly cổ xe nghi mà theo cổ xe Đạo phi đạo tri kiến. Đạo phi đạo thanh tịnh rồi phải ly cổ xe này mà y cổ xe Đạo tích tri kiến (dấu vết của con đường đạo) không còn nữa (dứt bặt). Ly được đạo tích (đạo tích đọan) đến đó mới thành tựu được Đạo và trí huệ bừng sáng (trí tịnh). Mục đích của tôi theo Phật là nhằm đạt cho được cứu cánh tối hậu ấy. Giới tịnh, Tâm tịnh, Kiến tịnh... chỉ là những trụ mốc trung gian mà hành giả trải qua, chứ không phải cứu cánh, cho nên huynh hỏi câu nào tôi cũng trả lời là Không.

Như trên nội dung kinh Thất Xa, một trong 222 kinh của bộ Trung a Hàm. Kinh này chia công phu tu hành thành bảy giai đọan rất tỉ mỉ rõ ràng, và rất dễ hiểu.

Về sau, Tâm Kinh Bát Nhã dồn lại có bốn giai đọan, lược bớt ba giai đọan đầu (Giới, Tâm, Kiến) coi đó như các giai đọan mà bất cứ hành giả tu theo pháp tu nào cũng phải trải qua. Bốn giai đọan sau chuyển thành:

1. Tâm vô quái ngại (trừ diệt cái nghi)

2. Vô hữu khủng bố

3. Viễn ly điên đảo mộng tưởng

4. Cứu cánh Niết bàn.

1, 2, 3 là giai đọan tiệm tiến (vô ngại, vô úy, vô tâm); 4 là đột biến (trí tịnh: Niết bàn, Bồ đề, trí Bát Nhã tỏa ra).

Tham cứu pháp Phật từ gốc rễ là kinh văn Nguyên thủy, ta mới thấy rõ cái tinh thần Nhất quán trong Phật giáo từ Phật đến Đại thừa, và do đó mới thấy chính xác và trọn vẹn cái giá trị tuyệt vời của đóa hoa Đại thừa. người ta thường nói: cây Phật giáo có ba phần: Giáo pháp Nguyên thủy là nhựa cây, Tiểu thừa là cành lá từ nhựa cây tỏa ra, và Đại thừa là đóa hao tối hậu.

HỮU VÔ TỨ CÚ VÀ NHẬT DỊ TỨ CÚ TRONG BÁT NHÃ

Về vấn đề Có, Không, một Thiền sư Việt Nam đã có danh ngôn sau đây:

Có thì có tự mảy may

Không thì cả thế gian này cũng không

Kìa xem ánh nguyệt dòng sông

Ai hay không có, có không là gì?

Hai vấn đề nhức óc của nhân lọai:

1. Hữu vô

2. Nhất dị

1/ Hữu vô:

vấn đề muôn đời của nhân lọai đặt ra cho mình về mặt tư tưởng để tìm giải đáp: Có và Không (cái gì có? cái gì không?).

* Tiếng Phạn gọi hai từ đó là: Astiva và Nastiva.

Tiếng Anh: to be và not to be

Tiếng Pháp: entre và nonentre

Tiếng Trung Hoa: Hữu và Vô

Tiếng Việt: Có và Không

Phật giáo Trung Hoa: Sắc và Không

Cái gì hiện hữu (có)? Cái gì không hiện hữu (không)?

Cho đến nay, chưa ai nói được lời nói cuối cùng mà được các đối phương chấp nhận: một ám ảnh lớn của triết học muôn đời.

Theo Phật giáo Đại thừa trong giao nghĩa Bát Nhã, vấn đề hóc búa này được phân tích và luận giải dưới bốn khía cạnh khác nhau, mệnh danh là hữu vô tứ cú (bốn vế không có)

1. Diệc hữu, diệc vô (cũng có, cũng không)

2. Phi hữu, phi vô (chẳng phải có, chẳng phải không)

3. Phi phi hữu, phi phi vô (chẳng phải chẳng phải có, chẳng phải chẳng phải không)

4. Phi phi hữu vô câu tương (chẳng phải chẳng phải có và không)

Theo bốn cách suy lý trên đây, theo cách nào cũng không đạt được thật tại uyên nguyên của Có và Không. Phải vượt thoát lên trên bốn vế (siêu tứ cú), mới ngộ được sự thật. Mà muốn vượt thoát lên trên bốn vế thì phải tu “duy chứng tương ứng”. Thật tại chỉo do tu mà trực ngộ, không do suy lý mà thấu.

Theo Bát Nhã, thực tại ly tứ cú, tuyệt bách phi.

Có và không là đề tài tranh luận trong nội bộ Phật giáo, giữa Tiểu thừa và Đại thừa.

2. Nhất dị:

Trong khi nội bộ Phật giáo tranh luận nhau về hai nghĩa: (nội dung) Có Không, thì c1c Thần giáo tranh chấp nhau hai nghĩa Nhất Dị. Nhất Dị nghĩa là Một và Nhiều. Nhất là quan điểm của Nhất Thần giáo. Dị là quan điểm của Phiếm Thần giáo.

Như vậy, vấn đề muôn đời của các Thần giáo. Cho nên vấn đề Nhất Dị không được đặt ra. Tuy nhiên, đứng trên quan điểm riêng của mình, Đại thừa phê phán vấn đề Nhất Dị cũng bằng pháp Ly Tứ Cú, Tuyệt Bách Phi.

Nhất Dị Tứ Cú: (Bốn vế Một Khác)

1. Diệc nấht diệc nhị

2. Phi nhất phi dị

3. Phi phi nhất phi phi dị.

4. Phi phi nhất dị câu tương.

Theo Đại thừa Bát Nhã, không thể do suy lý mà biết được một cách chính xác rằng thế giới này chỉ do một thần hay nhiều thần (hay chẳng có một thần nào khác) sáng tạo ra. Muốn biết đúng như sự thật, lại cũng phải do tu chứng, nghĩa là phải: ly tứ cú, tuyệt bách phi. Còn như chỉ suy luận suông thì chẳng đi đến đâu cả.

Nhất và Dị là đề tài tranh chấp giữa các thần giáo với nhau.

Đem áp dụng riêng rẽ phép ly tứ cú tuyệt bách phi, nghiệm đúng trong mội cặp của thế giới nhị nguyên: sinh diệt, thường đoạn.

KIM CANG BÁT NHÃ

Như đã trình bày khái quát trong hai tài liệu (A) và (B) Phổ Môn, Phật giáo Việt Nam xưa cũng như nay phần nhiều là y cứ vào bộ kinh Tam Bảo mà tu học. trong bộ kinh Tam Bảo, tông Tịnh độ Việt Nam chuyên dùng bài kinh Di Đà, Phổ Môn và Sám Hồng Danh. Riêng Thiền thì từ Lục Tổ Huệ Năng trở xuống chuyên lấy Kim Cang Bát Nhã làm sách gối đầu (Tịnh độ cũng dùng Tâm Kinh Bát Nhã). Ở đây, ta thử tìm hiểu nội dung hai tâm kinh này.

Kim Cang Bát Nhã: là một trong số 720 quyển hệ thống tư tưởng Bát Nhã bát ngát mênh mông. Giáo nghĩa căn bản của Bát Nhã là thuyết minh tánh Không.. phép tu nói trong đó là Lục Độ Vạn Hạnh của Bồ tát (khác với phép tu của Thanh Văn, chỉ thức cứ và Như Lai Thiền) Lục độ là sáu phép ba la mật (bố thí, trì giới, tinh tấn, nhẫn nhục, thiền định và trí huệ tứ c Bát Nhã). Đây là phép tu chính xác. Còn Vạn Hạnh thì bao gồm muôn ngàn tế hạnh nhỏ nhặt trong nếp sống hàng ngày (như đi, đứng, nằm, ngồi... rất nhiều). Đó là nội dung của hệ thống Bát Nhã nói chung.

Riêng Kim Cang Bát Nhã thì chuyên khai thác một khía cạnh duy nhất của Tánh Không là “Vô Sở Trụ”. Vô sở trụ là không có cái bị trụ. Thông thường, tâm đối cảnh thì lập tức phân biệt cảnh. Trong sự phân biệt ấy có hai phần năng và sở đối đải nhau. Một đàng là năng phân biệt, một phần là sở phân biệt. đó là tạo tác của huyễn sư Thức. Muốn ngộ được Tánh Không (thực thể của các pháp), phải lìa cả hai, thì tâm phải tự tại không bị bất cứ gì chi phối: sáu trầ (sắc, thanh, hương, vị, xúc, pháp) không dính mắc với tâm. Do đó mà chân tâm tỏa chiếu khắp mười phương, không bị hạn cuộc vào phân biệt của Thức (vọng tâm). Lìa phần năng thì tâm vô trụ. Vì vậy nên nói: Yếu chỉ của Kim Cang là Vô trụ (không năng trụ) hay vô sở trụ (không có cái bị trụ). Như trong Ngộ Tánh Luận nói: “Phù chân kiến giả, vô sở bất kiến, diệc vô sở kiến. Kiến mãn thập phương, vị tằng hữu kiến”. Nghĩa là: “Ôi! Cái thấy chân thật là không có cái không bị thấy (không chi không thấy), cũng không có cái bị thấy. Thấy suốt cả mười phương mà chưa từng có cái năng kiến”. Cái thấy ly năng tuyệt sở đó là chân kiến của chân tâm vậy. Đây cũng chính là cái thấy của trí tuệ Bát Nhã.

Hiểu được như thế rồi, ta hãy trở lui với Vô sở trụ của Kim Cang Bát Nhã. Mở đầu kinh, Tu Bồ Đề hỏi: “Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?” (nên trụ tâm như thế nào, nên hàng phục vọng tâm ra sao?). sau khi biện luận một thời dài chừng nữa quyển kinh, lời giải đáp của Phật là: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” (phải không nơi sở trụ mới sinh được cái tâm ấy (chân tâm). Nếu có chổ bị trụ, thì tâm bị chi phối bởi hai phần năng và sở của Thức phân biệt, mà thức phân biệt là vọng tâm chứ không phải là chân tâm.

Trong phần biện giải trước khi giải đáp vào thẳng câu hỏi, Phật nêu lên một nguyên tắc tiên quyết là phải triệt để vô ngã. Nguyên tắc ấy được minh thị trong câu nói sau đây: “Nhược Bồ tát hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sanh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ tát” (nếu bồ tát mà còn có tướng ngã, tướng nhân, tướng chúng sanh, tướng thọ giả, tức chẳng phải Bồ tát).

Bốn tướng nói đây là bốn biến thái của một tướng Ngã chung. Nên biết:

1/ Tướng ngã: Chỉ cho cái linh hồn bất biến, thường hằng, từ Thượng đế lưu xuất, sau một đời sống trần gian, lại trở về sống vĩnh viễn với Thượng đế. Đây là cái ngã của Thần giáo: Linh hồn bất biến.

2/ Tướng nhân: chỉ cho linh hồn bất biến, nhưng trôi lăn miên viễn trong luân hồi bất tận, liên tục tạo nghiệp và thọ báo. Đây là cái ngã ngoại giáo ở Ấn độ tin thuyết luân hồi giản đơn (nghiệp và luân hồi của Phật giáo khác hẳn. Nên nhớ câu: “ Hữu tác nghiệp, vô tác nhân” của Phật dạy).

3/ Tướng chúng sinh: chỉ cho cái linh hồn do vật chất sinh, sống một đời và tiêu diệt sau theo vật chất sau khi chết. Chúng sinh: cái d năm chủng (uẩn) sinh ra. Đây là cái ngã của nhà duy vật, sản phẩm phụ thuộc của xác thân.

4/ Tướng thọ giả: chỉ cho cái linh hồn, sản phẩm của mầm sống, theo chủ trương của một số ngọai đạo khác của Ấn Độ. Số ngọai đạo này cho cái thiêng liêng nhất là cái mầm sống. Hễ còn mầm sống thì có linh hồn tồn tại, mầm sống mất thì linh hồn tiêu mất theo. Cho nên linh hồn đó tồn tại với mạng sống (thọ giả) là bốn sắc thái của cùng một cái ngã. Bốn tướng đó gọi là Ngã nhân tứ tướng. Bốn quan niệm đó gọi là Ngã nhân tứ kiến. Bốn kiến chia ra làm hai lọai: Thường kiến (hai kiến đầu) và Đoạn kiến (hai kiến sau). Phật triệt để bác bỏ thuyết Ngã (vô ngã). Ngài lại chủ trương Trung đạo (không nghiêng Thường cũng không nghiêng Đọan), cho nên hể có chấp Ngã và chấp thường chấp đọan, thì không phải Bồ tát. Và đã không phải là Bồ tát thì làm sao trừ được vọng tâm để khai phóng chân tâm? Ở trên nói nguyên tác tiên quyết là như vậy đó.

Sau khi đặt xong nguyên tắc tiên quyết, Phật nói về cách tu của Bồ tát để thành tựu vô trụ và vô sở trụ. Bắt đầu là nói phép tu Bố thí là phép đứng đầu trong sáu độ. Phật nói: “Bồ tát ư pháp, ưng vô sở trụ, hành ư bố thí”. Nếu không vì cách hành văn theo nhịp bốn chữ của Trung Hoa thì câu nói ấy như thế này: “Bồ tát hành ư bố thí, ưng vô sở trụ ư pháp”. Bồ tát tu hạnh bố thí, không nên có chổ sở trụ nơi pháp (bố thí). Tiếp theo ngài giải thích: “Sở vị bất trụ sắc bố thí, bất trụ thanh hương vị xúc pháp bố thí. Bồ tát ưng như thị bố thí, bất trụ ư tướng”. Nghĩa là không trụ vào bố thí của sắc, không trụ vào bố thí của thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bồ tát nên thí như vậy: không trụ nơi tướng (bố thí).

Lồi dạy của Phật về hạnh bố thí có hai phần. Phần đầu đứng về mặt sở mà nói: vô sở trụ. Phần sau giải thích lại phần trước thì đứng về mặt năng mà nói: bất trụ. Tu hạnh bố hí nhưng không trụ vào năng thí, sở thí và vật thí, như vậy gọi là “tam luân không tịch”: ba vành vắng lặng (không thấy có người cho, không thấy có người được cho, không thấy có vật đem cho): Hành bố thí như vậy là hoàn toàn bất vụ lợi. Vì có ngư thế mới lợi lạc quần sinh đến tối đa, và hành gỉa mới phá được ngã chấp mà ngộ được chân tâm. Với năm độ còn lại, cũng theo mô hình đó mà tu.

Trong kinh của Kim Cang, các chi tiết khai triển từ vô sở trụ rất tinh vi vầ rấy nhiều, không thể đề cập hết ở đây được. Nhưng nếu nắm được cái tinh yếu vả vô sở trụ rồi thì các chi tiết đó tự sáng ra.

Mục đích của Kim Canh là phá chấp pháp. Cứ nhớ như thế là mắm được cương yếu khái lược của kinh này rồi. Vì pháp hay ngã đều là đều là ảo tưởng hết. Không phải là cái chân thật tồn tại. Có phá được chấp ngã chấp pháp thì mới ngộ được thật tánh của các pháp, cho nên bài kệ đầu cô đúc ý ấy như sau:

Nhược dĩ sắc kiến ngã

Dĩ âm thanh cầu ngã

Thị nhân hành tà đạo

Bất năng kién Như Lai.

(Ai nương vào sắc để thấy ta(nhân ngã)

Nương vào âm thanh để cầu ta

Người đó tu hành tà vậy

Không thể thấy được Như Lai)

Và bài kệ kết thúc thì nói rằng:

Nhất thiết vi hữu pháp

Như mộng huyễn bào ảnh

Như mộ diệc như điện

Ưng tác như thị quán

(Tất cả pháp hữu vi giốùng ngư cảnh trong giấc mơ, như trò ảo thuật, như bọt nước, như bóng gương, ngư sương mai, như làn chớp. Hãy quán chúng như vậy).

Cũng nên biết thêm rằng kinh Kim Cang lấy một câu nói của Phật có ghi trong kinh văn Nguyên thủy mà triển khai ra. Câu nói trứ danh ấy là: “Ngã sở thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp” (pháp ta nói ra – dharma – ví như chiếc bè, pháp còn phải bỏ thay huống chi là phi pháp). Phật ví Pháp của Ngài dạy (dharma) như cái bè đưa người sang sông. Sang đến bờ đên kia rồi thì phải bỏ bè mà bước lên bờ. Bè chỉ có ích ngư thế mà còn phải bỏ, huống nữa là cái không phải bè.

BỐ CỤC KINH KIM CANG

Thái tử đa năn đời nhà Lương là Chiêu Minh mổ xẻ toàn văn kinh Kim Cang, chia nội dung kinh này thành 33 đoạn với nhan đề mỗi đoạn như sau:

1. Pháp hội nhân do: nguyên nhân có pháp hội này/

“Như thị ngã năn... phu tòa nhi tọa”

2. Khởi văn: đặt câu hỏi.

“Thời trưởng lão ... nguyên nhạo dục văn”

3. Đại thừa chánh tông: tông chỉ chủ yếu của Đại thừa.

“Phật cáo Tu Bồ Đề... tức phi Bồ tát”.

4. Diệu hạnh vô trụ: hạnh mầu vô trụ.

“Phục thứ... như sở giáo trụ”

5. Thật kiến chân lý: thật thấy chân lý.

“Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà?... tức kiến Như Lai”.

6. Hy hữu chánh tín: chánh tín hiếm có.

“Tu Bồ đề bạch Phật ngôn... hà huống phi pháp”.

7. Vô đắc vô thuyết: không đắc không nói.

“Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà? ... nhi hữu sai biệt”

8. Y pháp xuất sinh công đức nương vào pháp mà sinh ra công đức.

“Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà?... tức phi Phật pháp”.

9. Nhất tướng vô tướng: tướng tuyệt đối không có tướng.

“Tu Bồ Đề! Ư ý vân hà?... Tu đà hoàn... a lan nhã hạnh”.

10. Trang nghiêm tịnh độ: trang nghiêm cõi Tịnh độ.

“Phật cáo Tu Bồ Đề... thị danh đại thân”.

(đến đây sơ kết giải đáp hai câu hỏi đặt ra trong Khởi văn: Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm).

11.Phứơc đức vô vi thù thắng: Thù thắng vô vi của phứơc đức.

“Tu Bồ Đề như hằng hà trung ... thăng tiến phước đức”.

12. Tôn trọng chánh giáo:

“Phục thứ, Tu Bồ Đề! ... nhược tôn trọng đệ tử”

13. Như pháp thọ trì: Theo đúng như pháp mà thọ trì.

“Nhĩ thời... kỳ phước thậm đa”

14. Tịch tịnh ly tướng: vắng lặng lìa tướng.

“Nhĩ thời,Tu Bồ Đề!... vô lượng vô biên công đức”

(Đoạn này khá dài, vì tổng kết những gì đã nói từ đầu kinh để làm sáng tỏ thêm nữa hạnh tu Vô trụ ly tướng. Có thể đoạn nói rằng đọan này gồm thâu toàn bộ giáo nghịa kinh Kim Cang).

15. Trì kinh công đức: Công đức trì kinh.

“Tu Bồ Đề! Nhược hữu ... nhi tán kỳ xứ”.

16. Tận trừ nghiệp chướng: Diệt trừ nghiệp chướng tận gốc.

“Phục thứ Tu Bồ Đề!... Quả báo diệt bất khả tư nghì”.

17. Cứu cánh vô ngã: vô ngã rốt ráo.

“Nhĩ thời,Tu Bồ Đề!... chân thị Bồ tát”.

(Đoạn này tái khẳng định lạilần nữanh4 gì đã tổng kết trong đọan 14, quy ra ly tướng về với vô ngã).

18. Kiến đồng nhất thể: thể đồng nhất của tánh thấy.

“Tu Bồ Đề!... vị lai tâm bất khả đắc”.

19. Thông hóa Phật giáo: Phổ thông hóa lời Phật dạy.

“Tu Bồ Đề!... đắc phước đức đa”.

20. Ly sắc ly tướng: lìa sắc lìa tướng.

“Tu Bồ Đề!... thị danh chi tướng cụ túc”.

21. Phi năng thuyết sở thuyết: Năng thuyết và sớ thuyết đều sai nghĩa, không đúng cách.

“Tu Bồ Đề!... thị danh chúng sinh”.

22. Vô sở đắc pháp: Pháp vô sở đắc.

“Tu Bồ Đề!... tam miệu tam bồ đề”.

23. Tịnh tâm hành thiện: lắng lòng mà tu hành các thiện pháp.

“Phục thứ.... thị danh thiện pháp.

24. Phước trí vô sở cập: không chí sánh kịp phước đức và tr1 tuệ này.

“Tu Bồ Đề!... sở bất năng cập”

25. Hóa độ vô sở hóa độ: hóa độ cái không bị hóa độ.

“Tu Bồ Đề! Thị danh phàm phu”.

26. Pháp thân phi tướng: pháp thân chẳng phải có tướng.

“Tu Bồ Đề! ... bất năng kiến Như Lai”

27. Bất đọan bất diệt: không đọan không diệt.

28. Bất thủ bất tham: không nắm giữ, không tham đắm.

“Tu Bồ Đề!... thuyết bất thọ phước đức”.

29. Tịch mịch oai nghi: oai nghi vắng lặng

“Tu Bồ Đề!... cố danh Như Lai

30. Nhất hiệp tướng nghĩa: Nghĩa của nhất hiệp tướng.

“Tu Bồ Đề!... tham trứơc kỳ sự”.

31. Trí kiến bất sinh: vọng tri vọng kiến không sinh .

“Tu Bồ Đề!... thị danh pháp tướng”.

32. Ứng hóa phi chân: những gì do ứng hóa mà có không phải chân thật.

“Tu Bồ Đề!... ứng tác như thị quán”.

33. Tín thọ phụng hành: tin nhận làm theo lời dạy.

Đọan cuối cùng.

Theo cách phân đoạn và nhập đề của mỗi đọan, như đã ghi chép trên đây, tuy chưa hẳn đã lột hết ý nghĩa sâu xa của kinh Kim Cang, nhưng người học có thể nương vào đó để nắm ý chính trong từng đọan một, rồi tổng hợp lại mà tìm hiểu nội dung toàn kinh nói gì.

* Lưu ý quan trọng:

Nội dung của hai đọan: 14 (tịch tịnh ly tướng) và 17 (cứu cánh vô ngã) đền nhằm tổng kết yếu nghĩa của toàn văn Kim Cang, như chỉ thú hai bên khác nhau.

a) Chú thú của đoạn 14 là Tịch tịnh ly tướng, cho nên cốt lõi trong đoạn này là ở câu: Ly nhất thiết tướng, tức danh chư Phật. Ở đây cũng quy về Thể, sau khi ly Tướng.

Bà) Chỉ thú của đoạn 17 là cứu cánh vô ngã, cho nên cốt lõi trong đoạn này nằm ở câu: Thị cố Như Lai thuyết nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Ơû đây quy về Dụng, sau khi ly tướng. Lý do là vì rốt ráo vô ngã thì không còn cái ngã để gieo rắc ảo ảnh của nó lên sự vật, khiến hình ảnh của sự vật móp méo hơn trước. Toàn thể sự vật hiện ra đúng như sự thật. Mà đã là đúng như sự thật thì đó là pháp Phật chứ không còn tìm ở đâu khác nữa. Cho nên, trong đọan 18 tiếp theo nói: cát sông Hằng, Phật cũng nói là cát như chúng sinh nói mà thôi.

Áp dụng các yếu nghĩa trên đây, tông Thiền Tổ sư dạy thiền sinh phải tìm sự thật ở ngay trong lòng vạn vật sống động. Cho nên một ngọn cỏ rụng, một giọt sương rơi, cũng đều là động lực của kích động giác ngộ đối với thiền sinh. Tuyệt diệu của Tổ sư Thiền nằm chính ở đây.

Tâm thanh tịnh rồi, thì đó chính là Như Lai vậy,

YẾU CHỈ KINH KIM CANG

Đặt vấn đề: Trai lành, gái lành, phát tâm Vô thượng Chánh đẳng chánh giác để cầu thành Phật, thì nên trụ tâm như thế nào và hàng phục tâm như ấy ra sao?

Đáp:Các Bồ tát ma ha tát bắt đầu phải phát nguyện độ sinh rộng lớn. Nguyện như thế này: “Tất cả các loại chúng sinh đang hiện hữu (từ nõan, thai, hóa, thấp ở cõi Dục, hữu sắc, vô sắc cho đến phi vô tưởng ở cõi vô sắc), mình phải đưa họ vào Niết bàn vô dư mà diệt độ hết”. Số chúng sinh được diệt độ như vậy là vô lượng, vô số, vô biên. Nhưng kỳ thật thì không một chúng sinh nào được diệt độ hết.

Đoạn văn trên có ba ý chính:

1/ Bắt đầu, Bồ tát phải phát nguyện độ sinh.

2/ Khi nào không còn một chúng sinh nào nữa, thì mới dừng nghỉ, vì mục đích cứu độ đã hoàn thành.

3/ Trong khi cứu độ, Bồ tát không thấy có ai là kẻ được mình cứu độ hết.

Vì sao như vậy? – Vì nếu Bồ tát thấy có ket được mình cứu độ (tức tướng sở độ) thì chính lúc đó trong tâm Bồ tát đang có tướng năng độ. Có tướng năng độ và tướng sở độ ngay trong tâm mình, tức Bồ tát ấy có tướng Ngã, bất cứ là Ngã trong bốn quan niệm: Ngã, nhân, chúng sinh, thọ giả. Mà hể có tướng Ngã trong tâm, thì Bồ tát chẳng độ được ai hết. Vì vậy cho nên nói người ấy không phải là Bồ tát: “Nếu Bồ tát có tướng Ngã, tướng Nhân, tướng Chúng sinh, tướng Thọ giả, tức chẳng phải Bồ tát”.

Vô ngã là yếu nghĩa cơ bản của Phật giáo. Theo Đại thừa Vô ngã nhằm phủ định bốn quan niệm Ngã của thế gian:

1/ Ngã tướng là Ngã theo thần giáo.

2/ Nhân tướng là tướng Ngã theo ngoại đạo chủ trương theo thuyết luân hồi đơn giản.

3/ Chúng sinh tướng là tương Ngã theo duy vật.

4/ Thọ giả tướng là tướng Ngã theo quan niệm của một số ngoại đạo tôn thờ mầm sống.

Theo quan niệm Phật giáo, hể trong tâm có tướng Ngã thì hoàn toàn bị Ngã sai khiến. Nội một sự việc lo cứu còn chưa xong, nói chi đến chuyện cứu độ người khác. Vì vậy muốn cứu độ chúng sinh: điều kiện tiên quyết là Bồ tát phải thành tựu vô ngã trước đã. Ngã là đầu mối của phiền não khổ đau. Không tiêu diệt được Ngã, không mong gì được giải thoát và giác ngộ.

Bồ tát là Bồ đề tát đỏa (Bodhisatva) gọi tắt, Trung Hoa dịch là Giác hữu tình, nghĩa là hữu tình tướng đến giác ngộ. Cấp cao nhất trong số các Bồ tát là Bồ tát ma ha tát. Ma ha tát là Ma ha tát đỏa (mahasatva) gọi tắt. Trung hoa dịch là Đại hữu tình có tâm có tâm lượng to lớn. Phải là người có tâm lượng to lớn (ma ha tát) thì mới có thể tu được tâm hạnh Bồ tát cấp cao mà thành tựu được quả Phật. Hạng người đó gọi là Bồ tát ma ha tát. Cũng có thể gọi đó là lọai Bồ tát đại trượng phu.

Niết bàn vô dư là loại Niết bàn không còn nghịệp báo lưu dư như Niết bàn mà Phật chứng đắc ở Sa La Long Thọ, bên bờ song Kim. Niết bàn hữu dư là Niết bàn còn nghiệp báo lưu dư, như đức Phật đã chứng đắc dưới cây bồ đề trong đêm thành đạo. Vì loại hữu dư cho nên Phật còn tại thế trong 45 năm nữa để trả cho xong nợ với Đềà Bà Đạt Đa.

Sau khi nêu rõ tông chỉ Vô ngã mà Bồ tát phải thành tựu cho được thì mới viên mãn hóa được đại nguyện độ sinh: “Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ”. Để thành tựu nguyện độ sinh, đoạn kế tiếp nói về “Diệu hạnh vô trụ”. Hạnh này, Bồ tát phải thực tập lâu dài. Do hạnh tu vô trụ mày mà Bồ tát tiêu trừ dần cái Ngã của mình. Bắt đầu là áp dụng tinh thần vô trụ của mình trong hạnh tu bố thí (độ đầu tiên trong sáu độ). Tu như thế nào? Bồ tát tu hạnh bố thí, không nên có chổ sở trụ nơi bố thí. Nghĩa là Bồ tát không trụ nơi bố thí dính với sắc trần, không trụ nới bố thí dính với năm trần còn lại là thanh, hương, vị, xúc, pháp. Bồ tát nên bố thí như vậy: không trụ nơi tướng.

Bố thí không cho tâm dính mắc vào sắc trần, cũng như không cho tâm dính mắc vào năm trần còn lại, như vậy là triệt tiêu sở trụ. Pháp không có sở trụ thì tâm cũng không có năng trụ. Không năng trụ và sở trụ, thì tâm mới hoàn toàn tự tại không bị chi phối, không bị vướng mắc vào đâu hết. Tâm tự tại đó mới thật là Chân tâm. Mà chân tâm thì ly tướng, pháp tu của Bồ tát là pháp tu vô tướng vậy. Đối với năm độ còn lại (trì giới nhẫn, nhục ....) cũng lại theo đúng như vậy mà tu.

Vì sao phải tu phép tu vô tướng? – Là vì công đức của phép tu này không thể nghĩ bàn được. Kìa xem như hư không: hư không không có tướng, liệu ai có thể suy lường được hư không chăng? Bồ tát không trụ vào bố thí có tướng, phước đức cũng lại như vậy, không thể suy lường được.

Đến đây, kinh Kim Cang xác định phép tu của Bồ tát là phép tu Vô tướng. Vì vô tướng mới là cái chân thật. Phàm những gì có tướng đều là do nh6an duyên sinh, nghĩa là đều hư vọng hết thảy. Nếu thấy các tướng “phi tướng” thì liền thấy Như Lai.

Tóm lại, khi mới vào đề, kinh Kim Cang nêu tông chỉ Vô Ngã, cơ bản nồng cốt của pháp Phật. Tiếp theo là xác định diệu hạnh Vô Trụ. Nếu đứng về cảnh mà nói thì ấy là Vô Trụ. Vô sở trụ là nònmg cốt của pháp tu Vô Tướng hay ly tướng. Có ly tướng mới dứt trừ được tướng Ngã và tướng Pháp mà giải thoát giác ngộ. Phần còn lại trong kinh Kim Cang cho đến cuối kinh còn nhiều điều tân kỳ khác nữa, nhưng dù cho tân kỳ đến đâu, tất cả đều chỉ là phần triển khai và quản diễn các chủ điểm nòng cốt nói trên đây mà thôi.

Nắm được phần nòng cốt rồi, thì từ đó suy ra chi tiết ngọn ngành, tưởng không đến nỗi khó lắm. Ngay cả chỉ yếu của kinh Kim Cang là “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” cũng đã lộ ra khá rõ nét ở đây rồi. Không cần phải đợi đến giai đọan nói về “trang nhiêm Phật độ” mới thấy nó hiện ra.

“Ưng vô sở trụ” nghĩa là phải không nơi trụ, phải không chổ sở trụ. Không chổ sở trụ là đáp án chung cho cả hai câu bị đặt ra từ đầu. Trụ tâm bằng cách không trụ vào đâu hết. Và cũng bằng cách đó mà hàng phục kỳ tâm của mình, thì chân tâm mới lóe sáng ra được.

Tổ sư Thiền về ssau triệt để áp dụng phương pháp hàng phục nàymà khiến cho không biết bao nhiêu Thiền sư của dòng thiền này ngộ đạo trải qua nhiều thế kỷ, vô cùng rực rỡ.

Sau khi xác minh phép tu của Bồ tát là phép tu vô tướng, đọan kế kế tiếp sau nói vì sao phải nói phép tu vô tướng.

Phàm sở hữu tướng giai thị hư vọng: Phàm là tướng bị có, đều là tướng dối.

* Tướng bị có là tướng gì? Tướng do nh6an duyên sinh. Đã do nh6an duyên sinh thảy đếu vô thường, dối láo, không thật.

Vậy cái gì nói là thật? – Cái phi tướng (cái chẳng phải tướng).

Nhược kiến chư tướng phi tướng, tức kiến Như Lai: Nếu thấy các tướng là phi tướng (hay nói khác : nếu thấy cái phi tướng ở nơi cái tướng) thì liền thấy Như Lai.

Cái phi tướng, chính là cái Thật Tánh. mà tánh thật là Như Lai, cho nên nói: liền thấy Như Lai.

Nắm được yếu chỉ của đọan này rồi, thì ta mới hiểu vì sao đáp lại câu hỏi: “có thể dùng thân tướng mà thất Như Lai được chăng? Tu Bồ Đề đáp rằng: Thưa không! Không thể dùng thân tướng mà thấy được Như Lai.

Thấy được “phi tướng” ở nơi cái tướng, ới đích thực là thấy được chân lý.

*

* *

Nói đến đây tì một thắc mắc nảy sinh: “Phả hữu chúng sinh đắc văn như thị ngôn thuyết chương cú, sinh thất tín phủ?”. Nghĩa là: nếu có chúng sinh được nghe những lời lẽ như trên, liệu họ có tin không?

Trả lời một cách xác quyết: Có. Đó là loại chúng sinh từng giữ giới trừ phược, từng trồng căn lành lâu ngày nơi nhiều đức Phật. Đ phước đức to lớn đó họ biết ngay đây là thật và lập tức phát sinh tịnh tín. Nói như thế, có nghĩa là: Tín tâm thanh tịnh chỉ dành riêng cho những ai gây được phước đức lâu dài và vô biên. Loại chánh tín này mệnh danh là: chánh tín hy hữu. Và những ai có chánh tín hy hữu thì không có tướng ngã, tướng nhân.... cho đến tướng pháp và tướng phi pháp. Cho nên, muốn giác ngộ thì không những tiêu trừ mọi tướng ngã, mà phải tiêu trừ cả tướng pháp và tướng phi pháp. Vì cái nghĩa ấy, nên Như Lai thường dạy”Tỳ kheo các người hãy nên biết rằng, pháp ta nói ví như chiếc bè độ người sang sông, pháp còn phải bỏ, huống chi là phi pháp”.

Vì sao pháp Phật nói ra mà còn xả bỏ? – vì cái mà Phật muốn chỉ cho chúng sinh, là cái thực tại duy chứng tương ưng. Thức tại không thể diễn dụ bằng ngôn ngữ: Nó là cái bất khả thuyếtù, nó cũng lại là cái không có tướng trạng để có thể nắm bắt: Nó là cái vô sở đắc.

Thể của nó vốn vô đắc, vô thuyết, phi pháp, phi phi pháp. Nói nó là cái gì, cũng không trúng. Chỉ vì phương tiện mà Phật nói ra để người nghe có một khái niệm mở mang về cái đó mà thôi. Người nghe phải nương vào đó mà tu mới ngộ được. Giống như nương vào ngón tay mà biết được mặt trăng. Đừng lầm cho rằng ngón tay là mặt trăng. Lại vì nó là không do duyên sinh, nên tạm gọi nó là cái Vô vi.

Hiền và Thánh, vì không còn ở địa vọ phàm phu và đã ở trong dìng Thánh vị (Thánh lưu), cho nên đều ngộ nhận vô vi. Tuy nhiên vô vi của cấp Hiền không ngang bằng với vô vi của cấp Thánh. Ngay trong cấp Hiền, vô vi chứng nhập của mỗi cấp cũng có thấp cao khác nhau.

Vô vi của Tư đà hoàn không giống với vô vi của Tư đà hàm. Vô vi của Tư đà hàm không giống với vô vi của A na hàm. Vô vi của A na Hàm không giống với vô vi của A la Hán. Vô vi của A la hán khác xa với vô vi của Phật. Chỉ vì chứng đắc không do duyên sinh nên gọi là vô vi, chứ mực độ cao thấp cách nhau rất xa. Và tuy cách nhau rất xa,vô vi nào cũng được cấp tương ưng đó xem là Niết bàn của mình. Cái Niết bàn nói ở đây là Niết bàn tương đối của từng cấp một mà thôi. Tuy nhiên, riêng đối với từng cấp, cái vô vi vừa mới chứng đắc, là tướng tuyệt đối riêng của cấp đó vậy.

* Tướng tuyệt đối gọi là Nhất tướng. Có nơi nói: Nhất tướng vô tướng, nghĩa là: tướng tuyệt đối không có tướng.

Vì thức tuyệt đối của mỗi tướng đều không có tướng. Cho nên bất luận cấp nào nghĩ rằng mình chứng đắc quả vị c3cấp mình, thì thật sự chẳng có gì chứng đắc cả. Mọi tướng sở đắc đều hư dối cả. Nếu quả thật có đắc, thì cái đắc đó phải ly tướng. Cho nên gọi nó là vô ở đắc.

Chính vì lẽ ấy cho nên cái Niết bàn, cái chánh giác vô thượng của Phật, mới được gọi là cái Vô sở đắc tuyệt luận, không chi so kịp.

Đạt được cái Vô sở đắc tuyệt luân ấy rồi, thì mọi công đức bất khả tư nghì đều từ đó lưu xuất, vô cùng tận. Lại vìkinh Kim Cang thuyết cái vô sở đắc, cho nên nói”Nhất thiết chư Phật cập chư Phật a miệu đa la tam niệu tam bồ đề pháp, giai tùng thử kinh xuất” (tất cả chư Phật và pháp vô thượng chánh giác của chư Phật đều lưu xuất từ kinh này).

*

* *

Từ đầu kinh cho đến đây, Kim Cang chỉ tập chú vào một điểm nòng cốt: Bồ tát muốn thành Phật, thì phải tu phép vô tướng. Chỉ nương nơi pháp vô tướng thì chân tâm mới lóe sáng lên được. Và như thế mới đúng nghĩa trang nghiêm cõi Phật: “trang nghiêm Phật độ”.

Đến đây, Kim Cang đã hội đủ yếu tố đã hội đủ ýêu tốđể giải đáp vào hai câu hỏi: Vân hà ưng trụ? Vân hà hàng phục kỳ tâm?

Lời giải đáp đó là: “Chư Bồ tát ma ha tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sinh tâm: ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”. Nghĩa là: các Bồ tát ma ha tát nên sinh tân thanh tịnh như vầy: đừng trụ nới sắc mà sinh tâm, đừng trụ nơi năm trần còn lại (thanh, hương, vị, xúc, pháp) mà sinh tâm: phải nên không có nơi trụ mà sinh tâm thanh tịnh ấy.

Lời giải đáp thật chắc nịch và dứt khóat. Vì vậy các Tổ sư Thiền xưa nay đều đồng ý cho rằng: tám chữ “ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” là cốt lõi của toàn bộ kinh Kim Cang.

*

* *

Để rộng kiến văn, người học nên đối chiếu phép tu vô tướng (ly tướng) của Bồ tát với phép tu Tứ Thiền của thời nguyên thủy.

Ly tướng rõ ràng là “Ly sinh hỷ lạc” trong Sơ Thiền. Trong phép tu thiền, sau khi vô hiệu hóa được tác dụng của Thọ, Tưởng và Thức, Hành, ở đây phép tu ly tướng hướng dẫn hành giả, sau khi lý tướng trần cảnh xong, thì tiếp tục lý các tướng pháp và tướng phi pháp, móng lên trong tâm mình. Ly hết các tướng lăng xăng đó, thì chân tâm lóe sáng ra.

Hai phép Thiền (Như Lai, Tổ sư) không khác nhau về bản chất, chỉ khác nhau về cách diễn đạt. Bên nào cũng phá Vọng để cầu Chân, đập nát Động để cầu Tịnh.

CÁC ĐIỂM ÁCH YẾU TRONG KINH KIM CANG

1. Khác với Tiểu thừa ngiêng về mặt xuất thế và lo tự độ nhiều hơn, Đại thừa đặt nặng về mặt độ tha, để đưa Phật giáo vào con đường nhập thế. Vì vậy, Phật giáo Đại thừa được mệnh danh là Đạo nhập thế.

2. Trên bước đường nhập thế, hành giả Đại thừa (Bồ tát) chỉ phục vụ một mục đích duy nhất: cứu độ chúng sinh. Cứu độ chúng sinh cho đến khi không còn một chúng sinh nào cần phải cứu độ nữa, mới làm xong nhiệm vụ. Cho nên, là Bồ tát, thì lời thệ nguyện hàng đầu là: chúng sinh vô thệ nguyện độ. Đoạn mở đầu trong kinh Kim Cang: “ Sở hữu nhất thiết chúng sinh chi loại...” là nhắm thẳng vào chủ điểm ách yếu này mà nói. Đây là điều cần làm sáng nghĩa đầu tiên.

3. Ngã chỉ là một ảo tưởng, một căn bệnh bền gốc chắc rễ trong tâm chúng sinh. Nếu Bồ tát không nhổ sạch hết gốc rễ của căn bệnh “ngã” thì dù cho ý muốn độ chúng sinh có hăng hái đến đâu đi nữa cũng không làm nổi. Vì cái Ngã còn nằm chìnhình trong tâm, thì bất cứ hoạt động nào của Bồ tát, dù nhỏ nhặt đến đâu, cũng không thoát ra khỏi chi phối ích kỷ của Ngã. Làm sao độ sinh mỹ mãn được!

4. Kinh Kim Cang nói: “ Độ vô biên chúng sinh, nhưng kỳ thực không một chúng sinh nào được độ hết” là nói: độ một cách bất vụ lợi (hoàn toàn bất vụ lợi), độ mà như không độ, không thấy có Mình đang độ và Người được diệt độ. Nghĩa là độ với tinh thần vô ngã hoàn toàn, vô ngã triệt để.

5. Ngã, theo quan niệm thế gian, có bốn tướng.

a) Ngã tướng của thần giáo.

b) Nhân tướng của ngoại đạo tin thuyết luân hồi giản đơn.

c) Chúng sinh tướng của phái duy vật.

d) Thọ giả tướng của ngoại đạo tin thờ thuyết mầm sống.

Vì đã là Bồ tát thì triệt để không có Ngã mới gánh vác nổi nhiệm vụ độ sinh. Cho nên nói “Nhược hữu ngã tướng, nhân tướng, chúng sinh tướng, thọ giả tướng, tức phi Bồ tát”.

6. Bốn tướng Ngã nói trên phát xuất từ bốn quan niệm sai lầm, mệnh danh là Tứ kiến: Ngã kiến, Nhân kiến, Chúng sinh kiến, Thọ giả kiến. Bốn tướng hư ảo, sở dĩ vọng sinh ra, làdo bốn kiến (hay tri kiến) sai lầm này làm đầu mối. Cho nên ở đoạn 31 (tri kiến bất sinh), nghĩa đích thực của bốn chữ này là: tà tri kiến không sinh ra. Nói “tà tri kiến” là nhắm vào Tứ kiến mà nói. Vì trừ được Tứ tướng thì Tứ kiến không sinh ra nữa. Tứ kiến không sinh ra, thì tâm hoàn toàn thanh tịnh. Tứ kiến là vọng niệm gốc, là đầu mối của sự tạo nghiệp. Nhan đề của đoạn 31 nó: tà tri tà kiến không sing, chứ không phải nói: không nên sinh tà tri tà kiến. Một sự hiều lầm tai hại, chứng tỏ người giải không hiểu đoạn này nói gì.

7. Đoạn 14 (Tịch tịnh lý tướng) và đoạn 17 (cứu cánh vô ngã) xin xem lại thật kỹ.

*

* *

Nên biết rằng: nội dung kinh Kim Cang thuyết minh giáo nghĩa Vô trụ để áp dụng vào hạnh tu của Bồ tát. Nội dung của giáo nghĩa này, từ ý chính đến ý phụ, đều bắt nguồn từ hai nguyên lý căn bản của Pháp Phật là Vô ngã và Vô thường. Tất cả ý chính và ý phụ đều được sắp xếp thành một hệ thống, liên quan mật thiết với nhau, quyện chặt lấy nhau, nhất quán từ đầu đến cuối.

Lại còn phải lưu ý thêm một điều này nữa :

a) Thời Phật còn tại thế, Ngài chỉ nêu nguyên lý Vô Ngã, nhưng không chia chẻ nội dung của Ngã. Theo nguyên thủy nói trong A hàm, thì Ngã được hiểu theo nghĩa đơn thuần là Cái Ta. Cái Ta là chủ tể trong con người, theo quan niệm thông thường thế gian. vì vậy A Hàm thường nói: Cái Ta (Ngã) và Cái Của Ta (Ngã Sở). Cái của ta (Ngã Sở) là tất cả những gì nằm bên ngoài cái Ta (Ngã) nà vì lòng vị kỷ thâm căn cố đế, con người gom thâu làm vật sở hữu của riêng mình. Như trên là cái khái niệm về Ngã (cái Ta) và Ngã sở (cái của Ta), theo nguyên thủy. Phật nói Vô Ngã là nhằm bẻ gãy cả Ngã lẫn Ngã sở.

b) Cách năm trăm năm sau. Đại thừa ra đời, mời đem cái Ngã mổ xẻ, và chia tướng Ngã thành bốn tướng, theo bốn quan niệm của thế gian (Ngã, Nhân, Chúng sinh, Thọ giả) như ta đã thấy trong kinh Kim Cang gọi là Ngã nhân tứ tướng (hoàn toàn khác nghĩa với Tri cảnh tứ tướng nói trong kinh Viên Giác, nhưng thuật ngữ hai bên dùng giống nhau).

c) Bốn qun niệm về bốn tướng Ngã, mệnh danh là Bốn kiến. Tức Bốn kiến chấp hay bốn tri kiến sai lầm, Ngã kiến, Nhân kiến. Chúng sinh kiến, Thọ giả kiến. Do Ngã kiến mới có Ngã tướng sinh ra, do Nhân kiến mới có Chúng sinh tướng sinh ra... Bốn kiến chia thành hai loại: Thường kiến và hai kiến đầu (Ngã và Nhân); Đoạn kiến là hai kiến sau (Chúng sinh và Thọ giả). Gọi hai kiến Ngã và Nhân là thường kiến, vì tru tri kiến sai lầm của thế gian cho rằng sau khi chết, hai cái Ta sau đoạn diệt vĩnh viễn.

D) Lại nữa, cũng theo quan điểm của Đại thừa, cái Ngã mà Phật đề cập đến tong thời nguyên thủy, không chỉ riêng nhằm vào cái Chủ Tể trong con người mà thôi. Cái chủ tể ấy còn nằm nơi vật nữa, cho nên sự sự vật nào trong thế gian, theo kiến chấp sai lầm, đều được gắn cho một cái Ta riêng.

Đại thừa gọi cái ta nơi con người là: Nhân ngã.

Và cái ta nơi sự vật là: Pháp ngã.

Vì vậy theo Đại thừa, khi Phật nói Vô ngã, là Ngài phủ định cả Nhân Ngã và Pháp Ngã. Ngã ở nơi Nhân là ảo tưởng. Ngã ở nơi Pháp cũng ảo tưởng.

Do đó, Đại thừa mới cho ra nghĩa: Ngã pháp câu không: cả ngã và pháp đều không, đều trống rỗng.

Từ đây, Đại thừa khai triển các nghĩa:

a) Không có tướng ngã: Vô ngã.

b) Không có tướng pháp: Vô pháp .

c) Cũng không có tướng phi pháp: Vô phi pháp tướng.

Với Đại thừa, giáo nghĩa Không (Thuấn nhã đa: Sunya) đạt đến mức cùng tột vậy.

* Đọc Đại thừa mà không nắm vững kghĩa Vô ngã thì khó lòng mà cảm thông được Đại thừa muốn nói gị

Ghi chú:

Sunya: Thuấn nhã đa: Không.

Sunyata: Thuấn nhã đa tánh: không tánh

Bouddha: Phật

Bouddhata: Phật tánh.

Dharma: Pháp

Dharmata: Pháp tánh

Pháp tánh (Dharmata) cũng chính là Phật tánh (Bouddhata) nhưng, ở nơi hữu tình thì gọi là Phật tánh, ở nơi vô tình thì gọi là Pháp tánh.

Phật với Pháp của Phật không hai không khác, cho nên sau khi Niết bàn, kết tinh của thân Phật gọi là Pháp thân.

NÓI RÕ THÊM VỀ PHẦN NÒNG CỐT TRONG KINH KIM CANG

(17 đoạn đầu)

1. Pháp hội nhân do: Duyên khởi của Pháp hội (đây là đoạn nhập đề pháp hội: đại hội quy tụ chúng lại để Phật nói Pháp).

2. Khởi vưn: Đặt vấn đề: hai mục:

a) Vân hà trụ tâm?

b) Vân hà hàng phục kỳ tâm?

(Tâm trong “Trụ tâm” là chân tâm. Tâm sau là vọng tâm)

3. Đại thừa chánh tông: Tông chỉ chân chánh của Đại thừa. Hành giả Đại thừa (Bồ tát) phát nguyện cứu độ vô biên chúng sinh trong tinh thần Vô Ngã triệt để, nghĩa là hoàn toàn bất vụ lợi: không thấy có kẻ độ và người được độ.

4. Vô trụ diệu hạnh: pháp tu cụ thể nhằm thể hiện nguyên lý Vô Ngã:

* Hành giả không trụ nơi phép tu: Vô trụ tâm.

* Phép tu không là nơi trụ tâm của hành giả: vô sở trụ.

5. Thật kiến chân lý: Thấy đúng như sự thật. Sự thật như thế nào thấy đúng như thế ấy. Sự thật là cái phi tướng ở trong tất cả các tướng tức cái thật tánh. Đó tức là Như Lai: từ chân như lưu lộ (Vô sở tùng lai, diệc vô sở khứ).

Phàm là tướng sở hữu thì đều do nhân duyên sinh, nghĩa là do vô thường luống dối.

Đoạn 3 xây dựng trên nguyên lý Vô ngã. Đoạn này xây dựng trên nguyên lý Vô thường. Toàn bộ Pháp Phật đặt nền tảng trên hai nguyên lý ách yếu này.

6. Hy hữu chánh tín: Chánh tín hiếm có.

Hiếm có, vì hai lý do sau đây:

a) Nguyên nhân: căn lành trồng từ lâu đời lâu kiếp nơi phát sinh Chánh tín.

b) Hậu quả: không có tướng Ngã, tướng Pháp, tướng phi pháp.

Đúng như lời Phật dạy: “Tri ngã thuyết pháp, như phiệt dụ giả. Pháp thượng ưng xả, hà huống phi pháp!” (Đây là giáo chứng cho chánh tín hy hữu).

7. Vô đắc vô thuyết: Không chứng đắc không năng thuyết. Chánh giác Như Lai không hề là cái pháp nhất định, cho nên Phật không đắc, cũng không thể dùng ngôn thuyết để nói được. Pháp Phật nói ra, đều không thể nắm bắt, không thể nói: Nó chẳng phải pháp, cũng chẳng phải phi pháp. Lý do là vì đây là pháp vô vi (không do duyên sinh). Và tất cả Hiền Thánh sở dĩ có cao thấp khác nhau, là chỉ vì pháp vô vi này mà thôi.

8. Nhất tướng vô tướng: Tướng, tuyệt đối không có tướng.

Dù cao hay thấp, vô vi của cấp Hiền hay cấp Thánh đều là cái tuyệt đối đối với cấp đó. Tất cả các vô vi ấy đều không có tướng, cho nên hễ cấp nào móng lên cái tướng sở đắc của vô vi thì đều hư dối hết. Trong thực chất, họ chưa đắc gì cả.

10. Trang nghiêm Tịnh độ: Trang nghiêm cõi Tịnh độ. Cái vô vi mà cuối cùng, Bồ tát chứng đắc (chánh giác) là cái vô sở đắc, thì làm sao mà bảo được rằng Bồ tát đem cái vô vi ấy để trang nghiêm cõi Tịnh độ của mình sau khi thành Phật theo quan niệm hữu tướng của thế gian được? Sự trang nghiêm của vật tư không có tướng, đó mới thật là trang nghiêm. Và trang nghiêm vô tướng mới là loại trang nghiêm vĩ dại, tịnh hóa cùng khắp cõi Phật, không đâu không hiện diện.

Bởi các lý chứng và giáo chứng đã được trình bày từ đoạn ba trở xuống, đến đây Kim Cang tạm đủ lý có lý do để đưa ra sơ kết mà đáp thẳng vào hai câu hỏi trong Khởi văn, sơ kết ấy là: “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”.

11. Phước đức vô vi thù thắng: thù thắng vô vi của phước đức.

Thù thắng nghĩa là tốt đẹp đặc biệt. thù thắng vô vi là sự thù thắng của công đức trì kinh Kim Cang này, dù cho chỉ trì được một bài kệ bốn câu mà thôi. Công đức này, nếu đem so với phước đức hữu tướng của nố thí, cho dù bố thí ấy có to lớn đến đâu, cũng hơn phước đức hữu tướng rất xa.

12. Tôn trọng chánh giáo:

Ở chổ nào có nói kinh này, chổ đó nên được kính như tháp thờ Phật. Chổ nào có để kinh này, chổ đó được coi như có Phật và đệ tử của Ngài. Đó là cách tỏ lòng tôn trọng giáo pháp chân chánh của Phật.

13. Như pháp thọ trì: thọ trì đúng như pháp.

Đúng như pháp, tức đúng như Kim Cang Bát Nhã Ba La Mật nói: theo đó phụng trì, nhưng phải lìa các tướng của nó mà nắm bắt cho được cái tánh của nó thì mới thị cái kia.

14. Tịch tịnh ly tướng: vắng lặng lìa tướng.

Sau mục sơ kết bói trong đoạn 10, và sau khi bổ túc thêm các nghĩa nói trong ba đoạn 11, 12, và 13, đến đây Kim Cang hội đủ mọi dữ hiện cần thiết để cho ra tổng hết đứt khoát mà giải đáp hai câu hỏi nêu lên ở đoạn 2 (Khởi văn).

Vắng lặng ly tướng, thì thật tánh tức thời hoạt hiện. Cho nên nói: ly nhất thiết tướng, tức danh chư Phật. Đoạn tổng hết này nhằm mục đích hiiển thể: (ly nhất thiết chư tướng tức danh chư Phật).

15. Ttì kinh công đức: công đức trì kinh.

Công đức trì kinh này không thể nghỉ bàn được, cho nên nói: chổ nào giảng nói kinh này, chổ đó đáng được cung kính, tác lễ vi nhiễu và rắc hương hoa, coi đó là tháp thờ Phật.

16. Tận trừ nghiệp chướng: diệt trừ nghiệp chướng tận gốc.

Ai trì tụng kinh này đều tiêu trừ hết quả báo.

17. Cứu cánh vô ngã: rốt ráo vô ngã.

Bổ túc thêm các nghĩa nói trong hai đoạn 15,16, Kim Cang cho ra tổng kết thứ hai, không khác tổng kết thứ 14, nhưng tổng kết vày quy về mục đích hiển dụng: Nhất thiết pháp giai thị Phật Pháp.

Đến đây nội dung Kim Cang coi như đã trình bày xong 16 mục còn lại, chỉ nhằm giải thích các ý phu để làm sáng cái nghĩa thêm yếu chỉ kinh Kim Cang nói trong 17 đoạn đầu, đặc biệt là trong bốn đoạn 2, 10, 14, và 17.

Về bốn đoạn này, bảng Tổng Quan đã nói đầy đủ rồi, xin xem kỹ lại bốn đoạn ấy.

Bài này chỉ nhằm riêng một nục đích thiển cận và cụ thể là: sự tương quan liên tục từ mục trước qua mục sau của 17 mục đầu trong Kim Cang. Mười sáu mục sau (non 1/3 còn lại) chỉ là phần phụ nhằm mục đích soi sáng thêm cho phần nòng cốt. 

NHẮC LẠI ĐỂ NẮM CHO THÊM VỮNG YẾU CHỈ KINH KIM CANG

Ba chủ điểm quan trọng nói trong ba đoạn: 10, 14, 17 (tham chiếu bảng bố cục các phân đoạn của Thái tử đời Lương).

1. Sơ kết yếu nghĩa: tập trung đoạn 10, trong câu:”Chư Bôt tát ma ha tát ưng như thị sinh thanh tịnh tâm: bất ưng trụ sắc sinh tâm, bất ưng trụ thanh hương vị xúc pháp sinh tâm. Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm”.

Như vậy, tâm không có chổ trụ mới là tâm thanh tịnh. Đây là ách yếu của phép tu Vô tướng.

Sau khi khai triển rõ nghĩa thêm nữa, Kim Cang đưa ra tổng kết, tập chú vào hai đoạn 14 và 17, quy kết theo hai hướng khac nhau.

Đoạn 14 (tịch tịnh ly tướng) nhằm mục đích hiển thể. Đoạn 17 (cứu cánh vô ngã) nhằmmục đích hiẻn dụng.

2. Hiển thể: các tướng hoàn toàn vắng lặng (tịch tịnh ly tướng) thì tự thể của tâm thanh tinh hiển. Đó là Như Lai (vô sở tùng lai, diệc cô sở khứ). Cho nên nói, Ly nhất thiết tướng tức danh chư Phật.

3. Hiển dụng: Vô ngã rốt ráo (cứu cánh vô ngã) thì mọi aodr tưởng của ngã mất hết tác dụng, k còn làm méo mó hình ảnh sự vật nữa. Vạn tượng sum la hiện ra sống động đúng như sự thật, không chỉ là không chân. Cho nên nói: Nhất thiết pháp giai thị Phật pháp. Tất cả các pháp trong thế gian đều là pháp Phật. Vì vậy cho nên cái Vô thượng chánh đẳng chánh giác mà Phật chứng đắc, tự nó, không phải là thật, cũng chẳng phải là hư, không thực chẳng hư, vì nó vượt ra ngoài vòng đối đãi của danh từ ngôn tướng.

Như trên là a chủ điểm ách yếu trong toàn bộ kinh Kim Cang mà người học phải nắm cho vững, thì mới khỏi rơi vào thường kiến cũng như vào đoạn kiến, hai cực đoan tối kỵ đối với trung đạo.

Lại do nắm vững ba chủ yếu điểm ách yếu trên đây, đặc biệt là chủ điểm 3, người học mới rõ lẽ vì sao của phép tu vô tướng trong Thiền Lục Tổ, cuối cùng hương Thiền sinh ra ngoại giới mà quan sat sự sự vật vật sống động ở nơi vạn tượng sum la, để trực ngộ cái toàn chân, không thể chia cắt của Nhất chân pháp giới, nhờ đó mà tạo được nhiều thế hệ Thiền sư lừng lẫy trong lịch sử Tông Thiền.

Rồi cũng từ đó, ta cũng hiểu được những giai thoại ly kỳ thương thấy trong Thiền Tổ Sư. Chẳng hạn như: nhiều Thiền sinh chỉ nhân nói một cọng lá rụng ở bên bờ suối, hay một giọt sương rơi ở đầu ngọn cỏ, mà hoát nhiên đại ngộ. Đại ngộ, vì trong cọng lá ấy, trong giọt sương ấy, cái Toàn Chân bổng vụt ra, hồn nhiên và sống động. Vì mọi ảo tưởng của Ngã từng bọc kín chúng trong lớp khô cằn, đã được rũ sạch. Rũ hết ảo tưởng của Ngã, thì Tâm thanh tịnh tịch diệt ly tướng tự phơi bày: Như Lai.

Trong Kim Cang, ta thường gặp những câu như thế này: “Phật thuyết Bát nhã ba la mật, tức phi Bát nhã ba la mật, Thị danh Bát nhã ba la mật. Nói không phải là Bát nhã ba la mật là: không phải Bát nhã ba la mật như ta hình dung trong khái niệm, do danh từ ngôn tướng gợi ra trong trí tưởng tượng của ta. Còn nói: đó là Bát nhã ba la mậtt, tức nói: đó mới là Bát nhã ba la mật trong tự thể (hay: Bát nhã ba la mật thật).

Cái lắc léo là ở chổ: Phi và Thị. Phi là cái tướng giả, mới Thị cái chân thật. Rời cái giả ra thì ngay đó là cái thật.

Nói khác đi, nghĩa cau ấy là: Bát nhã ba la mật của Phật nói đây không phải là Bát nhã ba la mật nnhw ta hiểu qua khái niệâm, mà la Bát nhã ba la mật trong tự thể của nó kia.

Một ví dụ: qua sách báo hay qua lời mô tả của du khách vừa đi viếng Angkor do óc ta tưởng tượng ra, không phải là Angkor thật. Angkor thật chỉ có, khi ta trừn đối ngôi đền ấy trong mọi khía cạnh, đúng với sự thực như chân.

BỐN TƯỚNG NGÃ, NHÂN, CHÚNG SINH, THỌ GIẢ

Phật chủ trương vô ngã, và bác bỏ tất cả các quan niệm của thế gian. Mà thế gian thì đại khái có bốn quan niệm về ngã khác nhau cho nên Bát nhã sắp xếp bốn loại ngã ấy vào trong hệ thống mệnh danh là: Ngã nhân tứ tướng.

1. Ngã tướng: Linh hồn (tiểu ngã) lưu xuất từ Thượng đế (Đại ngã) sau khi sống hết đời sống thế gian thì trở về đời sống vĩnh cữu với Thượng đế. Đây là các linh hồn bất diệt của Thần giáo.

2. Nhân Tướng: một loại linh hồn khác, theo luật nhân quả nghiệp báo mà trôi lăn bất tận, hết đời này qua đời nọ, khi làm người khi làm trâu chó... tùy theo hành nghiệp của đời trước mà có sự đầu thai kế tiếp trong đời sau, không bao giờ chấm dứt. Đây là cái linh hồn bất biến theo quan niệm các tôn giáo Ấn độ chủ trương thuyết luân hồi nghiệp báo (lưu ý: luân hồi nghiệp báo của Phật giáo nghĩa khác)

3. Chúng sinh tướng: một loại linh hồn khác nữa, nhưng linh hồn này là sản phẩm của thể xác vật chất. Thể xác gồm có măm uẩn: tức năm chủng. Sản phẩm do năm chủng gây ra gọi là chúng sinh, tức là do vật chất sinh ra. Đó là chúng sinh tướng. Đây là cái linh hồn theo quan điểm của các nhà duy vật, chỉ sống một đời rồi hoại diệt thể xác sau khi chết.

4. Thọ giả tướng: một số tôn giáo khác ở Ấn Độ cho rằng sự sống sở dĩ có là do cái mầm sống (thọ) tạo ra. Khi mầm sống tắt thì thân xác cũng chết theo. Cái linh hồn do mầm sống tạo ra, sống trong một đời với thể xác rồi tiêu mất, đó gọi là Thọ gỉa tướng.

Bốân tướng trên gọi là Ngã nhân tứ tướng.

Bốn quan niệm về bốn tướng này gọi là Tứ kiến, chia thành hai loại: Thường kiến (Ngã, nhân) và Đoạn kiến (chúng sinh, thọ giả).

Phật giáo chủ trương duyên khởi, bác bỏ thường kiến, cho nên phủ nhận mọi ngã chấp mà khẳng định vô ngã.

*

* *

Cũng như bốn thuật ngữ trên đây mà do kinh Viên Giác nói lại có nghĩa khác. Cũng Ngã, Nhân... nhưng với kinh Viên Giác thì lại chỉ cho bốn cấp tu chứng khác nhau. Ở đây gọi là: Tri cảnh tứ tướng, nghĩa là: bốn tướng của cảnh sở chứng mà trí của hành giả ngoại đạo đạt được .

1. Ngã tướng: (chỉ phần sở tri chứng, tiếp tục hành trì, hành giả ngoại đạo tiến lên một cấp nữa) chỉ phần năng chứng, khi ấy hành giả tưn tháy mình có ngộ được một cảnh giới nào đó mà họ cho là Niết bàn.

2. Nhân tướng: chỉ phần sở tri chứng, tiếp tục hành trì, hành giả ngoại đạo tiến lên một cấp nữa, họ thấy rằng cái sở chứng mới là Niết bàn.

3. Chúng sinh tướng: chỉ tổng hợp năng chứng và sở chứng. Tiến thêm một bước họ thấy rằng cảnh thứ ba này mới là Niết bàn

4. Thọ giả tướng: đến đây, họ phủ nhận ba tướng trước và cho rằng cái trí mà họ chứng đắc không phải là ba cái trước. Nó mong manh như cái mầm sống, bèn gọi cảnh sở chứng này là Thọ giả tướng.

Theo Phật giáo, cả bốn tướng ấy đều không phải là Niết bàn, mà chỉ là những sơ ảnh là hành giả thường bắt gặp trong định.

* Ghi chú:

Thuật ngữ và từ ngữ pháp số

Từ ngữ chuyên môn dùng để để diễn đạt các khái niệm riêng của hệ tư tưởng Phật giáo gọi là thuật ngữ. Cái thuật ngữ này không phải ngày một ngày hai mà có được. Ngay trong tiếng Phạn, có rất nhiều thuật ngữ đã trải qua một quá trình rèn luyện lâu dài mới thành hình và diễn đạt đúng cái khái niệm mà Phật giáo muốn thể hiện. Đến khi Phật giáo Trung Hoa dịch các thuật ngữ đó qua tiéng Hán, họ cũng tốn thời gian rất lâu (có khi cả thế kỷ) mới xong thuật ngữ tương đương. Thí dụ như với chữ Nirvana đầu tiên Trung Hoa dịch là Vô vi, kế đó dịch là Bất sinh bất diệt rồi Vô sinh... cuối cùng lại ở từ phiên âm là Niết bàn. Một ví dụ khác Skandha, đầu dịch là Chúng, rồi Tụ, Ấm rồi cuối cùng là Uẩn...

Với các thuật ngữ ghép lại còn rắc rối hơn nữa, và thời gian dùng để rèn luyện các thuật ngữ loại này kéo dài lâu hơn. Trường hợp không có thuật ngữ tương đồng giữa Phạn và Hán, Phật giáo Trung Hoa tạo chừ mới bằng cách ghép nhiều chữ khác lại với nhau như: Đại chủng trí, Nhất thiết chủng trí. Hoặc lấy đại một chữ Hán sẳn có (với chú thích nghĩa kèm theo), như Hữu (dùng để dịch chữ Bhava trong tiếng Phạn).

Như thế, ta thấy Phật giáo Trung Hoa rất thận trọng trong việc dịch thuật. Bởi lẽ, thuật ngữ mà bị dịch sai nghĩa hoặc lệch nghĩa, thì sẽ gây hậu quả tai hại là gieo những ý niệm sai lệch cho người học. Mối suy diễn của người học, bắt đầu từ những ý niệm sau lệch đó, sẽ dẫn dắt người học đến vô số sai lầm khác to lớn hơn về sau. Sai một ly đi một dặm.

Thuật ngữ phần nhiều được quy tụ trong từng nhóm riêng biệt, gọi là bệ thống pháp số như:

Nhị: Nhị đế (chân tục), Nhị thế gian (khí và hữu tình), Nhị thừa...

Tam: Tam bảo, tam quy, tam thọ, tam độ...

Tứ: Tứ niệm trụ, Tứ trí, Tứ hoàng thệ nguyện...

Ngũ: Ngũ căn, Ngũ lực, Ngũ trung duy thức quán...

Lục: Lục căn, Lục trần, Lục thức, Lục thông...

Thất giác chi, Thất xa...

Bát: Bát chánh đạo, Bát bội xa...

Cửu rồi thập, rồi thập nhất, thập nhị.

Giở Phật học tự điển ra ta thấy cả một rừng pháp số chiếm trọn gần nữa cuốn tự điển. Trong mỗi hệ thống pháp số, các thuật ngữ thuộc hệ thống đều được ghi xuất xứ và được định nghĩa rất chính xác để người học khỏi lầm nghĩa.

Vì vậy khi tra thuật ngữ mà biết thuật ngữ ấy thuộc hệ thống pháp số nào, thì cứ lật pháp số ấy ra là thấy ngay nghĩa, khỏi phải tìm từng chữ mất công.

TỔNG QUAN VỀ GIÁO NGHĨA KINH KIM CANG

Vấn đề căn bản do Kim Cang đẩt để giải quyết, chứa đựng trong hai câu: vân hà ưng trụ, vân hà hàng phục kỳ tâm?

Lời giải đáp tóm thâu trong ba đoạn: 10,14, và 17. Yếu chỉ của kinh Kim Cang, như ta đã biết, nằm trọn vẹn trong ba điểm ấy.

Để đi đến sơ kết “Ưng vô sở trụ nhi sinh kỳ tâm” nói trong đoạn 10, Kim Cang đã xây dựng giáo nghĩa của mình, kiên trú trên hai nguyên lý căn bản là Vô Ngã (trong 3) và vô thường (trong 5). Vô ngã thể hiện trong hạnh tu Vô trụ (trong 4), còn vô thường thì phản ứng tự nhiên là đi tìm cái thường trong Phi tướng, thể hiện trong chánh tín hy hữu (trong 6). Cái phi tướng đó (tức thật tánh) là cái vô đắc vô thuyết, là đầu mối của vô lượng phước đức, là tướng tuyệt đối không dính mắc vào đâu hết (trong 7, 8, 9). Sau khi viện dẫn đầy đủ lý chứng và giáo chứng cần thiết rồi, Kim Cang mới đưa ra lời giải đáp sơ kết trong đoạn 10.

Các điều trên đây, trong các bài giảng đã ghi, chúng ta đã rõ cả rồi.

Phần cốt lõi của kinh Kim Cang, ngư vậy là đã trình bày xong.

* Các đoạn còn lại, từ đoạn 18 đến đoạn chót (16 đoạn) chỉ nêu lên các giáo nghĩa phụ thuộc vào các giáo nghĩa cốt lõi nói trên mà thôi. Nắm được cốt lõi rồi, thì việc tìm hiểu các ý nghĩa phu chẳng khó khăn mấy. Cứ nương vào nhan đề của từng đoạn một, thì ý nghĩa của đoạn một, thì ý nghĩa của đoạn đó hiện ra ngay.

Chẳng hạn như trong đoạn 18 (kiến đồng nhất thể), cho dù là với con mắt của Phật hay với con mắt thịt của chúng sinh, với tánh thấy vẫn chỉ là môït, chẳng khác gì nhau. Cát sông Hằng, chúng sinh nói đó là cát thì Phật cũng nói đó là cát...

Hay trong đoạn 22 (vô sở đắc pháp) trong chánh giác mà Phật chứng đắc, thực ra chẳng có một mảy may nào gọi là “đắc”. Vì sao vậy? Vì trong cái gọi là sở đắc đó, Phật chỉ ngộ trở lại cái tâm vốn tròn sáng đã bị vô minh che lấp. Có gì mới đâu mà đắc với không đắc? Cho nên nói cái đó là cái “vô sở đắc”. Đó là chưa kể nó chưa nhập thể và vắng lặng ly tướng.

Hay như đoạn 26 (Pháp thân phi pháp tướng), pháp thân là thân chân như ly tướng, cho nên ai nương vào tướng sắc hay tướng âm thanh mà cầu thấy Như Lai thì làm sao có thể thấy được. Rõ ràng là tà vậy.

Hay như trong đoạn 27 (Bất đoạn bất diệt), nếu ai nói Phật sở dĩ chứng đắc Chánh giác là vì Ngài không nương nơi tướng cụ túc mà tu. Không nương tướng cụ túc, tức Ngài chủ trương đoạn kiến. Pháp trung đạo của Phật tránh xa hai cực đoan (thường và đoạn) thì làm sao lại bảo Ngài nói các pháp đoạn diệt được? Theo ngài, các pháp vốn không thường, cũng không đoạn.

Hay như trong đoạn 32 (Ứng hóa phi chân), phàm những lý do nhân duyên sinh đều là pháp hữu vi, cho nên mới nói là “Ứng” hay “Hóa”. Mà đã do ứng hóa mà có thì đều chẳng phải thật. Cho nên nói chúng như giấc mơ (mộng) trò ảo thuật (huyển), nhe bóng nước (bào), như ảnh trong gương (ảnh), như giọt nước (lộ), như làn chớp sét khi trời giông (điển).

Tóm lại, với cứ đoạn nào trong 16 đoạn (từ 18 đến 33), người học cứ nương theo nhan đề của mỗi đoạn mà đọc, thì nghĩa của đoạn đó tự sáng ra, không khó. Vì đây toàn là nghĩa phụ, triển khai từ cốt lõi ra mà thôi.

--- o0o ---