2 PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO

21 Tháng Chín 20169:45 CH(Xem: 6549)
2 PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO

MỸ THUẬT PHẬT GIÁO

Kiêm Đạt

(ĐH Đông Phương – California – USA)

 

 

2

PHONG CÁCH VÀ BÀI TRÍ TƯỢNG THỜ PHẬT GIÁO

 

Hệ thống bài trí Phật điện   

Theo nhà nghiên cứu Bezacier, hệ  thống biểu tượng thờ Phật (tính từ trọng tâm ra) gồm có:

Thượng điện và Thiêu hương

 1- Tượng Tam  Thế: Quá khứ, Hiện tại,  Vị lai (đức Phật A  Di Đà, đức Bổn  Sư Thích Ca  Mâu Ni, đức  Đương Lai Hạ  Sanh Di Lặc  Tôn Phật).  2- Di Đà Tam Tôn: Phật A Di Đà (Amitabha) ở giữa; đức Đại Thế Chí Bồ Tát  (Maha Sthanaprata) ở  bên trái; đức  Quan Thế Âm  Bồ Tát(Avalokitesvara) ở bên phải. 3- Tượng Thế Tôn: Đức Bổn Sư  Thích Ca Mâu Ni (Cakyamonni) ở giữa; đức Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát (Manjucri) ở bên trái; đức Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát (Samantaghadha) ở bên phải. Một số chùa, bên cạnh đức Thế Tôn là đức A Nan Đà (Ananda) và Ma Ha Ca Diếp (Mahakacyapa) . 4-  Tượng Di  Lặc Tam  Tôn: Đương  Lai Hạ  Sanh Di  Lặc Tôn  Phật (Maitreya) ở giữa, đức Pháp Hoa Lâm  ở bên trái; Đại Diện Tướng ởbên phải. 5- Tượng Phật nhập Niết Bàn 6- Tượng đức Thích Ca đản sanh 7- Tượng Đế Thích (Indra) ở bên trái và đức Ngọc Hoàng (Brahma) ởbên phải. 8- Tượng  Tứ Thiên Vương (Đông, Tây, Nam  Bắc) hay Tứ Bồ Tát (Ái Bồ Tát, Sách Bồ Tát, Ngữ Bồ Tát và Quyền Bồ Tát). 9-  Tượng Địa tạng  Vương Bồ Tát (Ksutigabha) tay cầm  bảo châu, tay kia cầm tích trượng. Hai tượng hầu  hai bên là Chưởng Thiện (bên trái) và Chưởng Ác (bên phải). 10- Các tượng về  đức Quan Thế Âm Bồ Tát như:  Quan Âm Chuẩn Đề (3 mặt, 18 tay) Quan Âm Thiên Thủ, Thiên Nhãn (nghìn tay, nghìn mắt)  Quan Âm Nam Hải (đi bè vượt biển cả), Quan Âm Thị Kính... 

B- Tiền đường  1- Bát Bộ  Kim Cương (Vajrapani) gồm có: Thanh  Trừ Tai, Tích Độc Nhãn, Hoàng  Tùy Cầu, Bạch  Tĩnh Thủy, Xích  Thanh Hoá, Định  Trừ Tai, Tử Hiền và Đại Thần Học .2- Hộ Pháp (Paladharma): ông Thiện và ông Ác  3- Thổ Thần, Long Thần, Đức Ông, Thánh Tăng (Ananda) Giám Trai.  4- Thập điện Diêm Vương: Tân Quảng Vương, Sở Giang Vương, Diêm La Vương,  Ngũ Quan  Vương, Biến  Thành Vương,  Thái Sơn Vương, Bình Đẳng Vương, Đô Thị Vương, Chuyển Luân Vương. 

 Hành lang:

 Thờ những vị Tổ: Ma Ha Ca Diếp, A Nan Đà, Giá Na Hoà Tu,Ưu Ba Cầu Đa, Đề Ca Đa, Ba Tu Mật, Phật Đà Nan Đề, Phụng Đà Mật Đa, Hiếp Tôn Giả, Mã Minh, Ca Tỳ Ma La, Long Thụ  Tôn Giả, La Hầu Ha, Tăng GiàNan Đề, Gia gia Đa Xá, Cưu Ma La Đa, Đồ Dạ Đa. Một trong  những yếu tố tạo  nên khung cảnh trang  nghiêm của một ngôi chùa  là quang cảnh  bên trong. Không  gian của chùa  vốn dĩ thường đóng kín, ánh sáng chiếu vào rất hạn chế. Khi ánh sáng toả vào chùa theo  con đường khúc xạ và phản  quang, cho nên cường độ cũng rất yếu, khác hẳn không gian nội thất của đình làng. Đã thế, việc trang trí điện thờ ở chùa  lại khá phức tạp, nhiều tầng lớp, đủ thể loại, đã gia tăng thêm  cảnh u tịch, huyền bí, oai nghiêm.  Bên trong,  với không gian  chùa như thế,  những khối tròn,  nhẳn bóng thường đọng ánh sáng và nổi lên  rất rõ nét. Do đó, khi tạo hình, những pho  tượng thường có bề  mặt rất nhẵn, những  khối rất căng tròn.

Những dãy tượng trong chùa  thường xếp thành hàng như Di Đà Tam Tôn,  Quần tượng Tam Thế,  những tượng Quan Thế  Âm Chuẩn Đề, Tống  tử, Niệm  hương, Tượng  Ngọc Hoàng,  Đế Thích,  Thập Bát La Hán... cân xứng, đăng đối. Tất cả những tượng nầy thường bằng gỗ, sơn son thếp  vàng lộng lẫy. Cho nên khi  ánh sáng dọi vào, những  khối vàng sơn đặt cạnh bên nhau nổi lên rất rõ nét. Cả không gian chung quanh tràn ngập toàn màu  vàng. Chỗ sáng, chỗ tối, chỗ đậm,chỗ nhạt, hư hư, thực thực, mờ mờ ảo ảo, biểu hiện nét sắc sắc,không không của  đạo Phật. Màu vàng theo quan  niệm triết lý Đông Phương là  Hành Thổ, là trung  tâm điểm, là màu  sắc của những gìquý giá,  sang trọng, oai nghiêm.  Tất cả cảnh vật,  màu sắc, ánhsáng đã tạo nên không khí linh thiêng của cảnh chùa.  Đã thế, trong những buổi lễ bái,  đèn nến, khói hương là ánh sáng nhân  tạo được  đặt xen  kẻ các  bức tượng,  khiến cho không gian trong chùa bừng lên thứ ánh sáng màu vàng của lễ nghi.  Phân tách kiến trúc và điêu  khắc trong chùa, thường nói đến tính hướng nội và  tính hướng ngoại. Một bên là  kiến trúc, một bên là điêu khắc.  Hai mặt đối lập  nhau. Nếu không gian  bên trong kiến trúc nội thất  của chùa có tính hướng nội,  do cách bài trí tượng thờ, thì  điêu khắc lại  có tính hướng  ngoại, do khả  năng chiếm không gian ba chiều trên bề mặt của mọi vật bài biện. Mối quan hệ giữa kiến trúc và điêu khắc được  giao hoà giữa tính hướng nội và hướng ngoại đó.  Tóm lại, trong chùa Việt Nam, điêu khắc trong chùa tương xứng với kiến trúc,  do ảnh hưởng của không gian,  ánh sáng, trang tríđồ tượng.

 Tất cả ảnh  hưởng đến tâm  lý cảm thụ  tầm mắt của con người.

 

Điêu khắc  tiêu biểu:

 

 Một trong những ngôi chùa còn được bảo lưu từ thời Lê Sơ khá hoàn thiện  là chùa  Tây Phương,  tại núi  Câu Lậu,  huyện Thạch Thất, ngoại thành Hà Nội. Những công trình điêu khắc tại chùa Tây Phương khá hoàn chỉnh, đãđóng vai trò chính yếu về điêu khắc cuối thế kỷ XVIII, với sắc thái Tịnh Độ Tông. Những pho tượng tại chùa nầy không điêu khắc cùng một lúc nhưng phần nhiều đều được hoàn tất vào năm 1794, trong lễ khánh thành chùa. Có pho tượng đức Quan Thế Âm Bồ Tát 12 tay vào thế kỷ XVII là tượng cổ nhất của thế kỷ XVII còn lưu lại; muộn nhất trong nhóm tượng nầy là 2 tượng Kim Cương, được mang từ nơi khác đến; tượng đức Quan thế Âm 112 tay vào thế kỷ XIX sau đó; còn hầu hết đều thuộc thế kỷ XVIII.

 

Những nhóm tượng tại chùa Tây Phương còn lại thì phải kể đến:

 

(1) 7 pho tượng Kim Cương. (2) Bộ tượng Di Đà Tam Tôn; tượng Thích Ca Tuyết Sơn, tượng Đương Lai Hạ Sanh Di Lặc Tôn Phật, tượng Văn Thù Sư Lợi Bồ Tát, tượng Đại Hạnh Phổ Hiền Bồ Tát. (3) Bộ tượng Tam Thế. (4) 18 pho tượng các vị tổ Thiền tông.Sự sắp đặt các hệ thống nầy có tính loại hình cao, mang tinh thần nhập thế của Phật Giáo.Tuy là  Bát Bộ Kim  Cương (8 pho  tượng) nhưng hiện  nay chùa Tây Phương chỉ còn 7. Tất cả đều có chiều cao vào khoảng 2,2m tính từ đầu xuống không kể tầm vươn của các binh khí, thể hiện được trình độ rất cao của nghệ thuât điêu khắc, lắp ghép các thành phần gỗ, cũng như cách bố cục, chuyển động, trên một thân thể mang giáp trụ trong các thế võ.

Các chi tiết trang trí mang tính chất hiện thực, về khuôn mặt mỗi người thì theo một khác nhau, mang tính chất cường điệu. Chiều cao vào khoảng ba mét, được sắp đặt chung quanh góc chùa trong thế phù trì. Những nghệ nhân nổi tiếng tại huyện Ba Vì đã chăm lo điêu khắc;họ đã căn cứ vào đức tính và chức năng của mỗi vị Thần, để từ đó,bố cục, trang trí những đường nét sao cho hợp lý về cử chỉ cũng như trang phục cho từng vị một.   Những tay thợ khéo cũng đã nghiên cứu từng binh khí, giáp trụ, từng chiêu thức tiến thoái, bàn tấn trong võ thuật, tạo những đường nét sinh động, tinh vi lạ thường. Những nét chính của sự sáng tạo và nghiên cứu tâm lý nầy mà những pho tượng Bát Đại Kim Cương nầy đã trở thành mẫu mực về nghệ thuật diễn đạt dung mạo của chư Thánh.

 Hiện nay, tượng được ghi chép thành tư liệu cho những khuôn rập khác tại Việt Nam trong lãnh vực nầy. Trên bệ cao của nếp thượng điện chùa Tây Phương có ba pho tượng Tam Thế lớn, biểu trưng cho Quá khứ, Hiện tại và Vị lai của đức Phật. Những nét chạm đều hoà đồng một khuôn mẫu, mỗi đường nét thật tinh xảo, mà nghệ nhân phải bỏ hết tâm huyết, tài ba mới thực hiện nổi. Phía dưới có tượng đức Thích Ca Đản Sinh (Cửu Long),cũng theo cách trang trí trên. 

Bộ Di Đà Tam Tôn: gồm có tượng đức Phật A Di Đà; một bên là Đại Thế Chí Bồ Tát (179cm, bệ cao 40cm), một bên là đức Quan Thế ÂmBồ Tát (chiều cao 185cm, bẹ cao 37,5cm0 được bầy theo hàng ngangở hàng trên cùng của điện thờ trung tâm của toà giữa. Đặc biệt trong hàng nầy là pho tượng Phật A Di Đà, chiều cao 184cm, có bềcao 90cm, đứng thẳng, một tay giương ra như chỉ đường, một tay cầm viên ngọc; đây là loại tượng hiếm có của thế kỷ nầy. Theo giải thích   của R. Grousset thì: "Trong thời đại nhiều khủng hoảng xã hội, đức Phật dù tĩnh lẵng nhất ở cõi Niết bàn cũng phải đứng dậy, cứu nhân, độ thế.Tượng Phật Tuyết Sơn:   Ngoài ra cũng cần đề cập đến tượng đức Phật thời Tuyết Sơn. Thật ra, tại miền Bắc Việt Nam nhiều chùa chiền đắp tượng Tuyết Sơn, tức thời gian Thế Tôn tu khổ hạnh. Cũng như tượng La Hầu La đã dẫn, tượng nầy đã mất nét Ấn Độ, mà được Việt Nam hoá đi nhiều, từ khuôn mặt, đến y trang, phong thái.  Nhìn chung, tượng tạc hình dung của nhân vật đã trọng tuổi, gầy gò, ngực trơ ra nhiều xương sườn. Tư thế ngồi theo kiểu "Thức Mạn Di",tức là một chân xếp bằng lại; một chân co lên; tay phải để trên đầu gối đang co; tay trái để trên đầu gối xếp bằng. Mắt sâu trủng xuống, nhưng toát ra vẻ cương nghị. Đôi tay dài là một trong biểu trưng toàn bộ 32 tướng tốt.  Nhà nghệ sĩ khi tạc tượng đã tập trung vào hình tượng đức Thế Tôn đang nhập định. Mọi vật chung quanh dường như không còn thấy nữa, tất cả trong tư duy tham thiền. Nhìn chung, đây là công trình điêu khắc nổi tiếng, hiếm có và mang nhiều sắc thái độc đáo.Tượng Quan Âm tại chùa Bút Tháp cao đến 3,7 mét, được xem là pho tượng lớn nhất thờ nội điện trong hệ thống chùa chiền tại Việt Nam. 

La Hán:  Linh động nhất trong toàn thể những công trình nầy thì phải kể đến các pho tượng chư vị La Hán. Tượng lớn bằng người thật, có tượng đứng, có tượng ngồi, ở phía tường hậu của thượng điện. Tất cả còn lại 14 pho tượng (trước kia là 18 pho); mỗi pho tượng đều biểu hiện cử chỉ, phong thái riêng, trang phục riêng.

Tượng của 18 vị tổ:   

 Tổ Ma Ha Ca Diếp: tượng đúng cao 188cm, bệ cao 40cm. Ông xuất thân là thợ rèn, rất thông minh và khoẻ mạnh, có chí tu hành theo Phật đi giảng kinh. Pho tượng thể hiện một người lao đợng chửng chạc, trán hơi nhô, lưỡng quyền cao, má góp, lông mày rậm, râu tỉa gọn, tay phải để ngang ngực, tay trái thu vào nạch; được bày thờ tại trung tâm,trên điện thờ Phật.

 Tổ A nan Đà: tượng đứng, cao khoảng 175cm, bệ cao 42cm. Ông làem ruột của Phật, tiếp nối Ma Ha Ca Diếp, nổi tiếng thông minh vàtrí nhớ phi thường. Trong Phật kinh, A Nan có nghĩa là "hoan hỷ".  Pho tượng của vị nầy thể hiện con người có niềm vui bên trong,tay ôm bó kinh, thể hiện sự trân trọng các trước tác uyên bác của đức Bổn Sư Thích ca Mâu Ni.

 Tổ Gia na Hoà Tu:  Tượng ngồi, cao 115cm Là thánh giáng trần, nằm trong bụng mẹ 8 năm trời. Thích tìm hiểu và so sánh các nền triết học. Pho tượng trình bày trong tư thế ngồi bắt chéo, như sắp đứng lên. Vầng tráng cao rộng, mắt nheo lại trong dáng diêu suy tư một điềugì. Cơ thể gầy gò.

 Tổ Ưu ba Cầu Đa: Pho tượng ngồi, cao 99cm, bệ đá cao 42cm. Đắc đạo năm 20 tuổi, thường hay đi thuyết pháp khắp mọi nơi, Nổi tiếng hùng biện. Pho tượng thể hiện một người ngồi trên gót chân, hai tay đặt trên  đầu gối trái, mắt nhìn thẳng về phía trước dáng đăm chiêu.

 Tổ Đề Ca Đa: Pho tượng đứng, chiều cao 168cm, bệ cao 42cm. Tương truyền khi sanh ra thì ánh sáng trong châu thân toả khắp trời đất. Tượng thể hiện một người đang đi, tay mang nải, dáng điêu khoanthai, phóng đạt.

 Tổ Di Trà Ca: Tượng ngồi chiều cao khoảng 102cm, bệ cao 41cm. Ngồi theo thế bán già, một tay để trên đầu gối; tay kia cầm haiđoá hoa sen.

 Tổ Ba Tu Mật: Tượng ngồi, chiều cao 112cm, bệ cao 42cm. Xuất thân là người dòng quý phái, trải qua nhiều tôn giáo trước khi theo đạo Phật. Tượng ngồi thoải mái. Một tay đặt trên đầu gối. Tay kia đang cầm chiếc quạt gải sau lưng. Pho tượng thể hiện tuyệt mỹ một ngườigầy còm, tu khổ hạnh.

 Tổ Phật Đà nan Đề: Tượng ngồi chiều cao 122cm, bệ tượng 65cm. Thọat tiên tu theo đường khoái cảm, sau tìm hiểu Phật pháp và đầu Phật. Trí tuệ uyên bác lạ thường. Hiểu biết nhiều ngành khoa họctự nhiên. Pho tượng thể hiện một người ngồi trầm tư, suy nghĩ, đôi lông mày nhíu lại. Môt tay cầm chiếu "ta đà la", tay kia cầm ngòi bút.

 Tổ Phục Đa Mật Đa: Tượng ngồi, chiều cao 118cm, bệ tượng cao 65cm. Tương truyền cho đến 50 tuổi vẫn chưa đi được, chưa biết nói, chỉ nằm. Sau được tổ Phật Đà Nan Đề giáo hoá, lĩnh hộ nhanh chóng và trở thành người hoạt bát. Tượng ngồi trong thế kiết già. Tay khoanh tròn, lần dưới các lớp áo choàng.

 Tổ Hiếp Tôn Giả: Tượng đứng, chiều cao 156cm, bệ cao 34cm. Tương truyền nằm trong bụng mẹ suốt 60 năm trời. Khi ra đời thì không bao giờ ngủ.  Tượng đứng thẳng, trong khi đang thuyết pháp.

 Tổ Phương Nam Hoả Tu: Tượng đứng chiều cao 161cm, bệ cao 34cm.  Trước khi theo giáo lý Phật đã từng là một thuyết khách tài ba. Pho tượng thể hiện vị tổ nầy đang lễ bái đức Bổn Sư Thích caMâu Ni, để tỏ lòng kính mộ Ngài.

 Tổ Mã Minh: Tượng ngồi, chiều cao 112cm có bệ 56cm. Vị tỗ nầy học vấn uyên thâm từng tranh cãi với ma quỉ trong suốt ba nămtrời. Nét mặt tin tưởng, thường hiện ra trong những cuộc tranh luận.

 Tổ Ca Tỳ Ma La: Tượng ngồi, chiều cao 89cm, bệ 46cm. Nguyên trước mà môt "ma vương" được tổ mã Minh giáo hoá. Về sau, muốn giác ngộ quần sanh đã đưa 3,000 "long trứng" (đệ tử) của mình quyy Phật. Dáng thản nhiên, mắt nhìn thẳng như muốn giáo hoá kẻ ác.

 Tổ Long Thọ Tôn giả:   Tượng đứng, chiều cao 132cm, bệ 34cm. Tương truyền trước là một "con rắn" đã được tổ Ca Tỳ Ma Ha giáohoá và quy y Phật Pháp.

 Tổ La Hầu La Đà: Tượng ngồi, chiều cao 132cm, bệ tượng 34cm.  Đáng nói nhất trong các công trình điêu khắc trên đây là tượng đức La Hầu La (Rahula) (tức con trai của Thái tử Tất Đạt Đa) và tượng Phật Tuyết Sơn (tức tượng đức Thích Ca trong thời kỳ tu khổ hạnh). Tượng đức La Hầu La, vốn người Bắc Ấn, nhưng khi thể hiện lại đã được Việt Nam hoá. Đây là khuôn mặt của một nhân vật trung niên, với nhiều tướng tốt như: mặt hơi bẹt, đôi mắt khép kín trầm ngâm, môi mỏng, tai dài.

 Cũng như tượng Tuyết Sơn, tượng nầy gầygò, ốm yếu, với mang áo rộng choàng chung quanh. Những nếp áo được chạm với đường nét tinh vi, phất phơ trước gió. Đức La Hầu La trong tư thế chuẩn bị lên đường; một tay chống gậy hướng phía trước; tay kia đặt trên đầu gối. Khuôn mặt trầm tư khổ hạnh, hình dáng khi trở về già. bên cạnh ngài là một chú hươu sao, nằm quay đầu, mặt ngẩnglên trên; toàn cảnh trông thật sinh động. Toàn cảnh mô phỏng theo  một bức tranh cổ cũng được treo trong chánh điện chùa Tây Phương.

  Bezacier viết:  Pho tượng của đức La Hầu La (Rahula), con của thái tử Tất Đạt Đa, tức đức Thích Ca Mâu Ni đã theo cha tu hành và đắc đạo. Pho tượng nầy đã được chuyển hoá theo sắc thái Việt Nam với những đường nét thần tình, từ nét mặt đến nếp áo, y hệt như một cụ già Việt Nam đang ngồi trầm tư mặc tưởng. Hai bàn tay gầy guộc, trông rõ từng đốt xương, một tay cầm gậy, còn tay kia đẻ trên đầu gối, diễn đạt thế ngồi thật thoải mái củamột vị tu sĩ già nua.

 Tổ Tăng Già Nan Đề: Tượng ngồi chiều cao 79cm, bệ 35cm. Vốn làhoàng tử, gặp nhiều éo le trong hoàn tộc, xuất gia tìm được giải thoát. Mắt nhìn xuống giòng dông, dáng suy tư.

 Tổ Già Gia Xá Đa: Tượng đứng, cao 134cm, bệ 39cm. Nổi tiếng làvân du để thuyết pháp không mệt mỏi "đi theo chiều gió"

 Tổ Cưu Ma La Đa: Tượng ngồi trên toà sen, cao 99cm, bệ cao 39cm. Trước là "người trời", do phạm lỗi, bị đày xuống trần giới, trước theo đạo bà La Môn, sau theo Phật Pháp, nổi tiếng về nghị luận.Tượng thể hiện đôi mắt sáng quắc, biểu trưng trí thông minh.

 Tổ Chà Dạ La: Tượng đứng, cao 119cm, bệ tượng 37cm. Sinh trong gia đình nghèo nàn, sau cố gắng học hành, tu tĩnh và trở thành một đẹ tử đức Phật nổi tiếng từ bi và uyên thâm. Tượng thể hiện người ốm yếu, trán rộng, mắt sáng.

 

Các loại tượng thờ  (theo Huỳnh Ngọc Trảng)

 

Đồ tượng học là phương pháp phân định những loại tượng thờ tại những cơ sở tín ngưỡng đình chùa, miếu điện... hay trong dân gian.  Những nghệ nhân trong ngành đồ tượng học đã nghiên cứu những pho tượng cổ điển đồng thời gia công cải tiến lại từng khuôn mặt, thể dáng, thủ ấn, trì vật sao cho thích hợp. Chính do những gia giảm các chi tiết của đồ tượng, mà nghệ nhân ngành chế tác tượng hình có thể biểu đạt nguyên tắc nghi qui và đồ tượng. Nghi qui là cácnghi lễ, tư thế, trang phục thích ứng. Đồ tượng là hình thể củatượng đi, đứng hay ngồi. Việc thực hiện đồ tượng phải vâng theo: (a) kinh điển ghi chép của từng vị; (b) quy pháp và Phật thoại; (c) nguyên tắc tạo hình trong nghệ thuật điêu khắc.

  Hình tướng Phật và La Hán: Về hình tướng Phật tượng nói chung, dựa theo những nguyên tắc trong nghệ thuật tạo hình, thường phân chia ra các loại: Phật hình, Bồ Tát hình, La Hán hình, Thần Vương hình, Thiên Vương hình, Quỷ hình và Súc hình. Mỗi thể loại còn được chế tác theo nguyên tắc cách điệu, biểu trưng, tả chân, ấn tượng. Điều cơ bản để tạo nên sự khu biệt ấy một phần quan trọng là do các tư tọa lập, các thức thủ ấn, trang phục.

Tượng Phật: Có 5 cách thể hiện Phật Thích Ca diễn tả những giai đoạn quan trọng trong cuộc đời của đức Thế Tôn: (a) Tượng Cửu Long (chín con rồng chầu) thể hiện lúc đức Thích Ca đản sanh. (b) Tượng Tuyết Sơn: thể hiện giai đoạn tìm đạo, tu khổ hạnh. (c) Tượng Niệm Hoa: thể hiện giai đoạn đức Bổn sư cầm hoa sen thuyếtpháp. (d) Tĩnh toạ: đức Phật thành chánh quả. (e) Nhập diệt: đức Phật nhập Niết bàn, trong tư thế nằm.

  Tượng Phật đản sinh: Tượng nầy được chế tác nhiều loại khác nhau bằng tượng gốm ở khắp mọi miền đất nước. Đặc trưng của pho tượng nầy là tượng Ngài đứng trên một đài sen, một tay chỉ lên trời, tay kia chỉ xuống đất. Chi tiết biểu thị Phật trong hình tượng là hai taicó thùy châu dài theo lối hiểu "tai dài như tai Phật". Trong những pho tượng tạc bảo lưu đến nay, sự tuân thủ vào quy pháp tạo hình cũng không thống nhất: chẳng hạn: pho tượng đức Thích Ca Đản sanh tại nhiều ngôi chùa  ở miền Bắc và miền Trung thì tay phải chỉ lên trời; còn pho tượng lưu hành tại chùa Tây Phương, chùa Yên Tử, chùa BáoQuốc thì ngược lại, tay trái chỉ lên trời. Tính chất không nguyên tắc nầy cũng thấy trong những pho tượng gỗ, tượng đồng ở các ngôi chùa miền Nam. Về sau từ thập niên 60 của thế kỷ XX,  trong những loại tượng đúc thành khuôn bằng thạch cao hay bằng xi măng, thì mới phổ biến hàng loạt những pho tượng "tay mặt chỉ lên trời".Những pho tượng nầy đều dựa theo ý niệm "trụ như sơn" chứ không  theo lối "hành như phong" ở những pho tượng Phật đản sanh còn lưu hành tại miền Nam VN hiện nay,sự tuân thủ đúng nguyên tắc đồ tượng cũng được áp dụng trong những loại tượng khác.

 Tượng Di Đà toạ thiền: Tượng Phật nầy được chế tác chân phương và có phần đăng đối. Đầucó tóc xoắn ốc, giữa đỉnh đầu có nhục kế nổi cao, tai dài xuống gần vai, áo cà sa rộng trùm cả hai bả vai, cổ tròn, tay áo dài rộng. Phật ngồi theo thế kiết già trên tứ phượng toạ; chung quanh trang trí hình sen. Hai tay đặt chồng lên nhau theo thế "thủ ấn thiền định" (Dhyana mudra). Đây cũng là họa tiết và kiểu thức của các pho tượng Bồ Tát Quan Âm, mà có những đường nét theo kiểu tượng hình Di Đà Tam tôn; nhưng nhiều ngôi chùa miền Trung và miền Nam lại không thấy tượng của ngài Bồ Tát Đại Thế Chí. Nhìn chung, tượng đức Phật Di Đà được chế tác theo đúng chuẩnmực, thể hiện được "tướng hảo quang minh" và "tùy hảo vô lượng".Chưa thấy có đủ các loại tượng "tam thập nhị tướng" và "bát thập tùy hản" mà kinh sách thường ghi chép.

 Tượng đức Phật Di Lặc: Trong đồ tượng học, tượng Phật Di Lặc là tập hợp dược thể hiện trong diện mạo hình tướng "Di Lặc Lục tặc": đầu tròn, áo hậu,ngồi bệ lập phương, y toạ, tĩnh tâm, thiền định.

 Tượng Quan Âm: Những pho tượng lưu hành đều theo sáu cách thể hiện quy định (a) Quan Âm Chuẩn Đề: theo công thức thì tượng nầy có ba mặt và 18 tay. (b) Thiên thủ, Thiên nhãn: đức Quan Âm nghìn tay, nghìn mắt như pho tượng ở chùa Bút Tháp. (c) Quan Âm tọa sơn: thể hiện đức Quan Âm ngồi trên đỉnh núi. (d) Phật Bà: thể hiện Phật bà Quan Âm đội mũni, ngồi toà sen. (e) Quan Âm Tống Tử: thẻ hiện đức Quan Âm ngồi bế đức bé, một bên có Thiện Sĩ (biểu trưng bằng hình con vẹt). 

 Tượng Bồ Tát Chuẩn Đề:   Trong đồ tượng, xét về hình tướng của Bồ tát Chuẩn Đề không khácgì so với Quan Thế Âm Bồ Tát. Pho tượng thường trình bày nhiều tay: có tượng 6 tay, có tượng tay, có tượng 18 tay, biểu trưng cho công năng trong từng giai đoạn và trường hợp hành trì. Tại chùa Trăm Gian và chùa Diên Hựu, pho tượng Bồ Tát Chuẩn Đề lại thêm nhiều taynữa, ngồi kiết già. Tại một số chùa khác thì đài toạ và tư thế có hai loại tượng khác nhau: Một loại trình bày Chuẩn Đề cỡi công (gọi là Khổng Tước tọa); loại thứ hai gọi là Chuẩn Đề Lục giác toạ.Nếu so với quy pháp đề tượng chính thức của Ngài Chuẩn Đề thì cácpho tượng Chuẩn Đề ở nhiều chùa chiền Việt Nam có phần được giảnlược hơn. Những trì vật thông thường là Nhật Nguyệt Quan Âm.

 Địa Tạng Vương Bồ Tát: Trong tập hợp những loại đất nung về đồ tượng đức Địa Tạng Vương Bồ Tát được phân chia ra làm hai loại chính: Loại thứ nhất làtượng ngồi trên ngai, chung quanh có các thị hầu oai nghiêm; loại thứ nhì, Ngài ngồi trên con thanh sư, mỗi biểu trưng cho việc hành trì chánh pháp. Cả hai đều có những điểm chung nhất trong nghệ thuậttạo hình: đầu đội mũ Tì Lư (hay Thiên Sứ Tì Lư), toàn thân khoác Y bá nạp, một tay để ngửa trước bụng, trên có một Hồ bình hay Bửu bát; tay kia giơ cao lên; ngón áp út khuyên tròn lên ngón cái.

Phật thoại ghi: Tướng pháp nầy biểu trưng cho ấn thí vô úy. Ngoàira, một số tượng biểu trưng cho "ấn an ủy".  Trong một số đồ tượng khác, tượng Địa Tạng Vương Bồ Tát còn cóhai đệ tử theo hầu: Mẫn Công và Đạo Minh. Một số tượng khác thì còn thêm Chủ Mạng Quỷ Vương. Trong nhiều thể loại tượng đất nung về pho tượng nầy thì gậy tích của ngài Địa Tạng Vương lại thấy ở tượng của Chủ Mạng Quỷ Vương; trong khi đó trái châu biểu hiện cho thần lực của Ngài thì thấy ở pho tượng Mẫn Công. Giải thích điều nầy, Pháp Thoại ghi: Hình tướng Địa Tạng Vương ở đây là một trong 6 trường hợp hoá thân của Ngài, được gọi là Lục Địa Tạng. Lục Địa Tạng là: Đàn Đầu Địa Tạng, Bảo Châu Địa Tạng, Bản Ấn Địa Tạng, Trì Địa Địa Tạng, Trừ Chướng Địa Tạng và Nhật Quang Địa Tạng.  

  Tượng La Hán:  Hình tướng của các bộ tượng La Hán ở tập hợp tượng đất nung, hầuhết được biểu hiện dưới dạng Thinh Văn hình. Biểu tướng nầy còn gọi là Tỳ Kheo hình, tức là có hình tướng chiếu theo hình tướng của đúc Bổn Sư Thích Ca khi còn tại thế; tuy nhiên tóc không xoắn mà đầu cạo trọc, đỉnh đầu không có nhục kế, áo hậu có dây thắt lưng. Nói chung, hình tướng La Hán có phần thoát sáo, và trong chừng mực nào đó, đã thoát khỏi những nét đặc trưng nhân dạng của người Tây Vực hay Trung Hoa, mà lại có nhân dạng Việt Nam khá rõ nét.

Ở nhóm tượng nầy thường có hai loại: ngồi trên ngai và cưỡi thú. Nhưng dù thuộc thể loại nào chăng đi nữa, thì hình tướng cũng có phần hiện thực hơn so với các tượng thuộc nhóm Phật hình, Bồ Táthình, hay những nhóm tượng thuộc Thiên Vương, Hộ Pháp, Thiện Hữu,Ác Hữu, Kim Cang, thường được gọi chung là Thiên Thần Hộ Pháp. 

 Tứ Thiên Vương: Tứ Thiên Vương còn được gọi là Hộ Thế Tứ Vương là 4 hình tướng tiêu biểu cho Thiên Vương Hình. Cả bốn vị đều ngự ở cõi trời "Tứ Thiên Vương Thiên" (Caturmaha Rajakasika) thuộc về cõi trời dục giới; lưng chừng trên ngọn núi trung tâm vũ trụ gọi là "Tu Di Sơn", thấp hơn cõi trời Đao Lỵ của Đế Thích. Tứ Thiên Vương là ngoại thần của Đế Thích có trách nhiệm thống quản cõi trời theo 4 hướng: Trì Quốc Thiên Vương (Virudka) (Hướng đông), Quảng Mục Thiên Vương (Viruphaka) (Hướng tây), Tăng Trưởng Thiên Vương (Dhirtarastra) (Hướng nam), Đa Văn Thiên Vương (Dhananda) (Hướng bắc). Tứ Thiên Vương đã từng nghe đức Phật thuyết pháp kinh Đại Thừa vàcũng đã nguyện độ trì Tam Bảo. Do vậy mà các chính điện chùa chiền đều có tượng Tứ Thiên Vương. Biểu tướng của các tướng Thiên vương là một tướng nhà trời oai nghiêm: đi giày trận, mặc áo giáp, đầu đội kim khôi, tay cầm bửu bối; đàn tỳ bà, bảo kiếm, vòng kim cang, ngọc châu, che dù, có con "hoa hồ điêu". Đó làhình tướng phổ biến trong các tượng thuộc đề tài nầy cũng nhưtrong điệu múa "Tứ Thiên Vương" ở loại diễn xướng cung đình Huế. Một số làng miền Nam cũng theo nghi lễ như vậy. Tuy nhiên, ở đây, các loại bửu bối đã được giản lược bớt, chẳng hạn như mũ kim khôi được thay bằng mũ "ngũ Phật" với hình 5 cánh sen. 

 Bát Bộ Kim Cang: Đây là các vị Kim Cang Lực Sĩ (Vajrapani) cũng được gọi là Kim Cang Thần; thường chỉ chung các vị thần cầm chày Kim Cang (như Kim Cang Thủ, chấp Kim Cang) biểu hiện uy thế lớn lao, bảo vệ Phật pháp ở khắp tám bộ chúng (Thiên, Long, Quỷ Vương, Dạ Xoa, Càn Thát Bà,A Tu La, Khần Na La, Ma Ha La Già). (theo Đoàn Trung Còn).  Nghiên cứu kỹ những đồ tượng đất nung và đồ gốm cải tiến, thì những vị Kim Cang Thần được chế tác với dạng các võ tướng: đầu đội kim khôi, mình mặc áo giáp, vai có phong đai, tay cầm hoa sen, ngọc châu... Tuy là Thiên Hình tướng như Bát Bộ Kim Cang đều có diện mạo thanh tú, khuôn mặt hiền hậu, phúc đức. Điều nầy khácvới vẻ oai vệ và dữ dội của các loại tượng Kim Cang khác.

 

----o0o---