Chùa Phật Ân 475 Minnesota Avenue Roseville, MN 55113. Tel: (651) 482-7990 - Web: www.PhatAn.org. Email: chua_phatan@yahoo.com.
Danh Mục Tam Tạng

QUYỂN III

11 Tháng Giêng 20173:33 CH(Xem: 2389)
QUYỂN III

Kinh Hoa Thủ
(hay Nhiếp Chư Thiện Căn)
Đại Tạng Kinh Đại Chánh Tân Tu quyển 16, số 657
Đời Hậu Tần, nước Quy Tư
Pháp Sư Cưu Ma La Thập 
Phụng chiếu dịch từ chữ Phạn sang chữ Hán
Tỳ Kheo Thích Bảo Lạc dịch ra chữ Việt
Pháp Bảo ấn hành 1990

---o0o--- 
 

QUYỂN III

12- Phẩm VÔ ƯU thứ mười hai

Lúc bấy giờ Phật hỏi Di Lặc Bồ Tát: này A Dật Đa ! Thế nào là chân tâm Bồ Tát? Tâm Bồ Tát không thể suy lường, không thể chỉ rõ ra được. Nay ta muốn dùng thí dụ chứng minh cái tâm này.

Này A Dật Đa, lui về thời quá khứ vô lượng vô biên kiếp, lúc bấy giờ có đức Phật hiệu là An Vương Như Lai, Ứng cúng, Chánh biến tri, Minh hạnh túc, Thiện Thệ, Thế Gian Giải, Vô Thượng Sĩ, Điều Ngự Trượng Phu, Thiên Nhơn Sư, Phật Thế Tôn. Phật An Vương thọ tám vạn bốn ngàn tuổi, Ngài có ba đại hội: hội nói pháp lần thứ nhất có 70 ức người chứng quả A La Hán (1), đại hội lần thứ hai có 90 ức người chứng quả A La Hán và đại hội lần thứ ba có trên 100 ức người được chứng quả A La Hán; các lậu (2) đã hết, việc làm đã xong, bỏ hết những mang vác nặng nề được lợi mình, trừ sạch các mối ràng buộc, được chánh trí giải thoát. Lúc đó quán đảnh đại vương tên là Sư Tử Đức Vương mà bà phu nhân có hai thái tử: người thứ nhất tên là Vô Ưu, người thứ hai là Ly Ưu đồng sanh một lượt. Hai vương tử cùng chơi trong cung, bỗng thấy đại chúng vây quanh Phật An Vương rồi vào thành Hỷ Kiến. Ngay lúc đó, thái tử Vô Ưu bảo Ly Ưu rằng, đệ có thấy Phật An Vương từ xa lại chăng? Ly Ưu bảo thấy. Lúc đó Vô Ưu nói: chúng ta cũng có thể làm như Phật An Vương, liền vì Ly Ưu mà nói bài kệ rằng:

Ly Ưu hãy quán xét

đức An Vương Thế Tôn

Chúng kính ngưỡng vây quanh

từ xa lại an lành.

Ta sanh tâm tín nguyện

muốn cầu đạo vô thượng;

độ sanh, già, bịnh, chết

mọi khổ hải chúng sanh.

Do tham - sân - si - mạn

tạo nên bao nghiệp ác.

Khi đã tạo ác nghiệp

xoay vần trong ác thú.

Ta phải cầu Phật đạo

độ khắp hết chúng sanh.

Ly Ưu cũng như thế

phát vô thượng Bồ Đề

Vì chư Phật khó gặp

như hoa Ưu Đàm Bát...

Lúc đó Ly Ưu dùng kệ đáp rằng:

Nói suông không thể thành

người thế nói chẳng hành,

Ta không dùng ngôn thuyết.

Do tâm, đạo ắt thành.

Người thế muốn làm Phật

nói suông trên đầu môi

như thế đều hư dối

quả báo không kết thật.

Nếu chỉ dùng ngôn thuyết

mà chứng nên Phật đạo

thì những người năng thuyết

đều đã được làm Phật.

Lúc đó Vô Ưu lập lại bài kệ:

Nếu như đệ phát tâm

đều do vì tham tiếc

sợ cầu xin các việc;

phát tâm thì vô ngôn

đại nhơn (3) muốn chúng sanh

bố thí tài, lẫn pháp (4)

thảy đều không luyến tiếc

muốn chứng thành như Phật

Không phát tâm như thế

gọi là người giải đãi (5),

sợ chẳng theo thuyết hành

thật là đáng hổ thẹn

Đệ nghi đạo vô thượng

muôn vàn khó chứng nên.

Sớm phát tâm như thế

nên không dám phát ngôn.

Lúc đó Ly Ưu nói rằng, chúng ta hãy cùng đi thăm đức An Vương Như Lai. Chúng ta phát tâm, ai chân thật phải tới hỏi Phật mới biết được. Nói vừa dứt lời thì Ly Ưu từ trên thang bước xuống, vì muốn cúng dường Phật nên cầm xâu chuổi ngọc báu và áo gấm thượng hạng giá đáng một ức đến gần đức Phật. Cũng trong lúc đó, Vô Ưu từ trên cung nhảy bổ xuống, thân thể không hề hấn gì, liền đứng dậy một cách bình tĩnh đến gần chỗ đức Phật, cởi áo quí nơi thân, tháo chuổi ngọc báu dâng lên đức Phật An Vương, Phật thương xót nhận chuổi ngọc báu . Ly Ưu từ phía sau đi tới chỗ Phật, thấy Vô Ưu đang đứng bên đức Phật liền hỏi rằng, Huynh từ ngã nào đến đây? Vô Ưu đáp: tôi từ trên cung nhảy xuống, thân thể không bị thương tổn nên đứng yên chỗ Phật. Ly Ưu liền lấy áo báu vô giá và ngọc ma ni dâng lên Phật An Vương và nói kệ rằng:

Con được thấy Thế Tôn

chẳng từ đường nào đến

Nay phải tu chánh đạo

được chư Phật tán dương.

Lúc đó Vô Ưu lại nói bài kệ rằng:

Người nào tiếc thân mạng

như đệ đến cầu đạo

người ấy vì tư lợi

hơn lợi ích chúng sanh.

Ta không tiếc thân mạng

Nguyện nhẫn các việc khổ

vì lợi lạc hữu tình.

Độ chúng qua khổ não

thấy Phật tức thấy đạo

chẳng nên cầu việc khác.

Phàm phu hành chánh đạo

kỳ thật rơi nẽo tà.

Chúng sanh hành tà đạo

nên thấy có chánh, tà

do tham trước kết buộc

thì đạo chánh lìa xa.

Ta nguyện thường gặp Phật

mong muốn được xuất gia;

thường tịnh tu phạm hạnh

đời đời độ quần sanh

thường an trụ pháp lành

chuyên tu hành Phật pháp.

Do chuyên trì giáo pháp

làm lợi lạc chúng sanh

phát tâm tinh tấn thành

nghe pháp hiểu nghĩa thú

trong thiền định an trú

công đức cao vòi vọi ...

Này A Dật Đa ! Hai vị vương tử nói kệ xong, bèn xuất gia tu hành với Phật An Vương. Mỗi vị đều nói rằng, ta trước hết muốn làm Phật. Lúc đó Vô Ưu Tỳ Kheo hỏi Ly Ưu: đệ dùng hạnh gì mà muốn trước hết làm Phật? Ly Ưu đáp: tôi phát tâm vì mỗi mỗi chúng sanh không biết sửa đổi tâm nên hàng vạn ức kiếp thọ khổ trong địa ngục, cho đến  khi chứng được đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác, tôi vẫn giữ tâm kiên cố trang nghiêm như thế, tức tâm kham nhẫn, nhu hòa vậy. Giả sử có người từ phương Đông đi tới, cầm bình phẩn giải ô uế đang bốc cháy buộc lên đầu tôi; lúc đó tôi vẫn không một niệm giận dữ, không gườm liếc, cũng không mắng chửi mà nghĩ rằng, nay ta thực hành hạnh nhẫn, vì cầu Phật pháp để sanh trí tuệ Phật, nên muốn làm cho người kia được giải thoát. Nếu ta cũng giận dữ thì có khác gì kẻ kia. Ta là người tu hành, còn ngưòi kia không tu; ta không nên dấy lên nghiệp của người không tu. Ta nên khởi nghiệp của người tu hành, vì thế nên tự dứt sân giận, cũng dứt luôn tâm sân hận của vô số chúng sanh khác để thuyết pháp. Ta vì đạo vô thượng Bồ Đề nên phải tu nhẫn nhục như vậy.

Lúc bấy giờ Vô Ưu hỏi Ly Ưu rằng đệ thấy cái tâm để phát tâm mà phát tâm trang nghiêm chăng? Ly Ưu đáp: nếu không có tâm thì không thể trang nghiêm được. Nếu không có trang nghiêm làm sao có Bồ Tát tu đạo? Vì thế nên biết rằng, cái tâm ấy, Bồ Tát tu đạo để ra khỏi thế gian.

Này Vô Ưu pháp huynh: lời nói lìa hẳn nghĩ bàn. Chớ nên cho rằng, có cái tâm ấy nên mới trang nghiêm được. Tại sao thế? Vì tâm vốn không thật, niệm niệm sanh diệt. Vì không thật niệm niệm sanh diệt nên các pháp không tướng, cũng không vô tướng. Này Ly Ưu, hoặc có hoặc không đều gọi là thấy; có cái thấy như thế đều là tà kiến. Vì tà kiến tức là tà đạo, không thể gọi là Bồ Đề được. Người kia xa lìa đạo Bồ Đề, không thể hy vọng được. Vì thế nên biết rằng, các pháp hữu vô đều là hý luận (6), Bồ Tát không nên gần gủi tu tập. Pháp gì Bồ tát nên gần gủi tu tập? Không có pháp nào Bồ Tát nên gần gủi tu tập cả. Tại sao thế? Nếu có pháp để tu tập ấy là phi pháp rồi. Vì thế Bồ Tát đối với tất cả các pháp không nên tham đắm. Vì sao? Vì đạo vô thượng Bồ Đề không chấp trước các pháp. Nếu Bồ Tát giải như thế cũng là phi pháp. Tại sao thế? Vì chẳng có tướng để có thể giải gọi là Bồ Tát. Hơn nữa, Bồ tát biết như thế, nên quán như thế cũng rơi vào phi pháp. Tại sao thế? Không có tướng giải thoát gọi là Bồ Đề. Nếu Bồ Tát tu tập như thế, cho rằng ta ở trong các pháp ấy phải chứng như thế, thì liền rơi vào phi pháp. Vì sao thế? Vì vô minh, vô thuyết gọi là Bồ Đề.

Lúc bấy giờ Ly Ưu bảo Vô Ưu rằng: như Bồ Đề là có, pháp huynh phải nói có; là không nên nói không. Tại sao trong vô thượng Bồ Đề huynh nói đều vô sở thuyết. Vô Ưu đáp: đệ khá rõ biết, Bồ Đề là pháp phi hý luận. Đệ chớ luận suông hoặc có hoặc không. Tại sao thế? Vì các pháp hý luận đều chẳng phải Bồ Đề. Lúc đó Ly Ưu nói: này thiện tri thức !  Tôi nói với huynh thì chẳng giải nghĩa thú. Vì các hý luận đều chẳng phải Bồ Đề; pháp không hý luận tức Bồ Đề. Vô Ưu đáp rằng, đệ khéo rõ biết, ta nên cùng đi đến hỏi Phật giải quyết chỗ nghi này.

Lúc đó hai vị tỳ kheo đều thân hành đến nơi đức Phật, đảnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi qua một bên. Ly Ưu tỳ kheo trước hết đem chỗ lý luận hỏi Phật. Lúc đó Phật An Vương xoay qua Vô Ưu bảo rằng: lành thay, lành thay ! Liền đó ấn chứng (7) cho và bảo Ly Ưu rằng: như lời Vô Ưu nói, vì hý luận nên chẳng phải Bồ Đề; pháp vô hý luận tức là Bồ Đề. Vì sao thế? Vì lìa mọi hý luận mới gọi là Bồ Đề. Thế nào là ly? Ly là lìa tất cả, mọi hý luận đều vắng lặng. Hý luận là gì? Là luận bàn về sắc, thọ, tưởng, hành, thức; luận bàn về giới phẩm, định, huệ, thiểu dục, tri túc, khổ hạnh, đầu đà, dễ đủ dễ dưỡng, không nhàn tịch xứ (8)... đều là pháp hý luận. Các pháp hý luận ấy từ đâu phát khởi? Đều do niệm tưởng, phân biệt mà sanh. Thế nào là phân biệt? Vì phân biệt sắc, thọ, tưởng, hành, thức; phân biệt giới - định - huệ, thiểu dục, tri túc, công đức v.v... Nếu phân biệt sắc tức phi sắc, trong cái phân biệt ấy không có giới phẩm, định, huệ, thiểu dục, tri túc, hạnh đầu đà... Trong cái phân biệt ấy cũng không có sắc không; cũng như phân biệt thọ, tưởng, hành, thức tức chẳng phải thức. Trong cái phân biệt ấy không có giới, định, huệ, thiểu dục, tri túc, hạnh đầu đà... Trong cái phân biệt ấy cũng không có thức không; có thể biết như thế  huệ cũng không. Trong cái không ấy không có các tướng hoặc một hoặc khác, nên gọi là Bồ Đề.

Lúc nghe pháp như thế, Ly Ưu chứng được vô sanh nhẫn; cũng biết được tâm Bồ Đề, do tâm ấy nên gọi là Bồ Tát. Lúc bấy giờ hai vị Bồ Tát quán pháp như  thế liền tin hiểu tùy thuận; trong hơn tám vạn năm thường tinh tấn tu tập, đi kinh hành không gián đoạn, chưa từng ngơi nghỉ. Trong tám vạn năm không sanh tâm tham dục, sân hận, si mê. Hai vị Bồ Tát ấy lúc mệnh chung liền sanh ở hạ phương thế giới thứ 1000, chỗ đức Phật Diệu Kiên, và đều cùng xuất gia. Tự biết kiếp trước của mình tinh tấn như thế nên lần lựa đi từ nơi đức Phật này đến đức Phật khác gặp được sáu trăm tám nghìn vạn ức chư Phật Thế Tôn; trong Phật pháp thường được xuất gia tinh tấn tu hành như trước. Sau đó Vô Ưu được thành Phật trước hiệu là Thượng Chúng Nghiêm; còn Ly Ưu Bồ Tát ở cõi Phật ấy sau được thành Phật hiệu là Nhật Thượng Chúng.

Phật bảo Di Lặc rằng, hai vị vương tử này đều truyền bá Phật Pháp sâu rộng, thọ mạng dài lâu trong a tăng kỳ kiếp. Này A Dật Đa, đó gọi là tâm Đại Bồ Tát vậy. Bồ Tát tâm không đến, không đi, không tham đắm, không sanh, không diệt, không trụ, không động...Nếu có chúng sanh nào khởi cái tâm ấy thật là hy hữu.

Lúc bấy giờ đức Thế Tôn muốn cho rõ nghĩa trên bèn thuyết bài kệ:

Phật xuất hiện thế gian

muôn ức kiếp khó gặp

như hoa ưu đàm bát

lâu lâu một lần nở

Người phát tâm Bồ Đề

chánh tín nơi Phật đạo

ấy là đại Bồ Tát

người thế rất khó gặp.

Vì thế, nếu có người

hay phát tâm Bồ Đề

kẻ ấy sẽ thành Phật

hiệu là Sư Tử Vương

Tự tại như sư tử

chuyển thanh tịnh pháp luân

được thần thông vô ngại

đều do tâm ban đầu

Phật tướng đủ băm hai

mười tám pháp bất cộng...

Pháp và các tướng ấy

đều do tâm ban đầu.

Chư Phật hạnh không dối.

Quán pháp sư tử vương

và Vô Kiến đảnh tướng

đều do tâm ban đầu

Bố thí, nhẫn, trì giới,

tinh tấn, thiền,  trí huệ

đây, pháp ba la mật (9)

đều do tâm ban đầu

các công đức như trên

và bao Phật pháp khác

hết thảy nên biết rằng

đều do tâm ban đầu

Giới - định - huệ Thanh Văn

mỗi mỗi thần thông lực.

Các pháp như  thế ấy

cũng do tâm ban đầu

như ta đã chẳng phát

tâm vô thượng Bồ Đề

thì nay cũng chẳng được

rốt ráo trí huệ Phật

Tự mình chưa chứng đắc

khó khiến chúng sanh nghe

hàng Thanh Văn đệ tử

khó thể xuất thế gian

Do nhân duyên thâm hành

Phật Bích Chi chứng thành

làm ruộng phước thế gian

nhập vô dư Niết Bàn (10)

Những công đức khó lường

cũng do tâm ban đầu

Thế gian hay xuất thế

hết thảy các điều vui

nên biết những việc này

đều do tâm Bồ Đề.

Các Thầy quán tâm ấy

đều được những quả báo

nhiều kiếp không thể lường

không tính kể hết được.

Các Thầy quán tâm ấy

niệm niệm thường sanh diệt

như huyễn không sở hữu

thì được đại quả báo.

Tâm ấy do các duyên

không một tướng quyết định.

Tâm bất định như  thế

đạt được đại quả báo.

Tâm kia chẳng do duyên

cũng chẳng lìa chúng duyên

không có cũng chẳng không

mà phát sanh quả báo.

Bậc trí biết tâm ấy

nên sanh huệ Phật trí

ai mà không trọng quí

chỉ trừ kẻ tham đắm.

Người nào nương, nơi sắc,

theo thọ, tưởng, hành, thức...

Trong pháp có hai tướng

do hư dối ràng buộc

như người trong hư không

tự bảo mình bị buộc

Kẻ ấy tự trói chặt

thường kẹt trong quả báo.

Biết tâm tánh như thế

hư dối không sở hữu

chớ nên thấy sanh nghi

là tâm chẳng định tướng.

tâm do các nhân duyên

đều không, vô tự tánh.

Người nào biết như thế

không thối tâm Bồ Đề.

Vì pháp, tánh vốn không

ấy là pháp vô sanh

Tất cả pháp vô sanh

đều là chân chủng trí.

Người nào biết như thế

Bồ Đề ta thọ ký

Không lấy ấm, lìa ấm (11)

Thảy đều được thọ ký

như biết pháp vô tướng

thì cũng chẳng chấp huệ.

Người biết đúng như thế

gọi là chân phát tâm

Được tâm kiên cố này

người ấy thường hay nhẫn

lời ác mắng nhiếc thảy;

dao gậy các thống khổ...

Nếu người nhẫn được thế

thì tâm không tham sân

được lợi lạc chẳng kiêu

cũng chẳng ganh người nhận

chỉ chuyên tu hạnh nhẫn

diệt hai bên ‘‘hữu’’, ‘‘vô’’.

Người ấy ở thế gian

thực hành trí bất hoại

Vì thế nên tu pháp:

không, vô tánh, nhẫn nại.

Ta đã tu pháp ấy,

nên chứng quả Bồ Đề.

13- Phẩm TRUNG THUYẾT thứ mười ba

Lúc bấy giờ ở phương Đông cách nhau sáu vạn tám ngàn cõi, có một thế giới tên là Thượng Ý, ở đó có đức Phật hiệu là Không Tánh. Phật hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Nguyệt Đại Bồ Tát. Lúc đó Nguyệt Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Không Tánh rằng, đây là ánh sáng và âm thanh gì của Phật vậy? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn sáu vạn tám ngàn cõi, có thế giới tên là Ta Bà, đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang giảng kinh Đại Thừa. Đó là quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy.

Lúc bấy giờ Nguyệt Bồ Tát bạch Phật Không Tánh: bạch đức Thế Tôn, con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và để gặp chúng đại Bồ Tát trang nghiêm đầy đủ ở cõi ấy. Phật bảo: như ông muốn qua thì tùy ý. Lúc đó Nguyệt Bồ Tát từ chỗ ngồi đứng dậy đãnh lễ dưới chân Phật, đi xung quanh rồi đi thẳng. Lúc ấy Phật Không Tánh cầm cành hoa sen trắng đưa cho Nguyệt Bồ Tát mà nói rằng: ông cầm hoa này đưa cho đức Phật Thích Ca Văn, và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít phiền, ít bịnh, chỗ ở có thư thái, sức khỏe được dồi dào chăng? Lúc đó Nguyệt Bồ Tát như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay, liền biến mất mà hiện ở cõi Ta Bà tại thành Vương Xá, nơi Trúc Viên đãnh lễ dưới chân Phật rồi ngồi qua một bên, bạch Phật rằng: đức Không Tánh Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, việc đi lại có được an lành chăng? Ngài đưa hoa này sang biếu đức Thế Tôn. Lúc đó Phật nhận hoa rồi hỏi Nguyệt Bồ Tát rằng: này thiện nam tử, Phật Không Tánh có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Nguyệt Bồ Tát bạch rằng: thưa Thế Tôn, đức Không Tánh Như Lai vẫn được an lạc, không có việc gì cả.

Ở phương Đông cách đây hơn một ngàn bốn vạn vô số cõi, có một thế giới tên là Diệu Đà La Ni, ở đó có đức Phật hiệu là Danh Văn Lực Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Lưu Bố Đại Bồ Tát. Lúc đó Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Danh Văn Lực Vương rằng: thưa Thế Tôn, ánh sáng và âm thanh kỳ diệu này là do ai làm ra? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn một nghìn bốn vạn  vô số cõi có thế giới tên là Ta Bà, đức Phật là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp đoạn các mối nghi cho chúng sanh để làm cho họ hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là quang minh và âm thanh của đức Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Trí Lưu Bố Bồ Tát bạch Phật: bạch đức Thế Tôn, con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường, và để gặp chư đại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn sang thì tùy ý. Lúc đó Trí Lưu Bố Bồ Tát nghe lời, đảnh lễ dưới chân Phật, đi xung quanh rồi đi thẳng. Liền đó Phật Danh Văn Lực Vương lấy một ít bột hương chiên đàn màu đỏ đưa cho và nói rằng: ông đem hương này đưa cho Phật Thích Ca Văn và, cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít phiền, ít bịnh, chỗ ở có được thư thái, sức khỏe có được an lành không? Lúc đó Trí Lưu Bố Bồ Tát như đại lực sĩ duổi thẳng cánh tay, bỗng nhiên biến mất, hiện ở cõi Ta Bà đến thành Vương Xá, vào tận Trúc Lâm đãnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, thưa Thế Tôn: Phật Danh Văn Lực Vương thăm hỏi đức Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có được thư thái, việc đi lại có được an lành chăng? Ngài đưa bột hương này sang biếu Thế Tôn. Phật nhận hương xong bèn hỏi: Phật Danh Văn Lực Vương có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Bồ Tát đáp: đức Danh Văn Thế Tôn ở bên đó vẫn được an lạc, không có việc gì cả.

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn chín ngàn cõi, có một thế giới tên là Nguyệt Xuất Quang, ở đó có đức Phật hiệu là Phóng Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Minh Luân Bồ Tát và chư Đại Bồ Tát. Lúc đó Minh Luân Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh vui vẽ, bèn hỏi Phật Phóng Quang rằng, bạch Thế Tôn: đây là ánh sáng và âm thanh gì? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn chín ngàn vô số cõi, có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn, hiện đang vì chư Bồ tát mà nói pháp trừ nghi chúng sanh làm cho họ hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Minh Luân Bồ Tát bạch Phật rằng: thưa  Thế Tôn, con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường, và để gặp chúng đại Bồ Tát trang nghiêm đầy đủ ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Minh Luân Bồ Tát nghe và nhận lời, đảnh lễ dưới chân Phật, đi xung quanh rồi đi thẳng. Phật Phóng Quang lấy một hoa sen lớn đưa cho Minh Luân và nói: ông cầm hoa này đưa cho Phật Thích Ca Văn và, cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có được thư thái, việc đi lại có được mạnh khỏe không? Lúc đó Minh Luân Bồ Tát như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay bỗng nhiên biến mất, hiện ở cõi Ta Bà, đến thành Vương Xá, đi thẳng vào Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật: bạch đức Thế Tôn, đức Phóng Quang Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe được an lành chăng? Ngài đưa hoa này sang biếu Thế Tôn. Phật nhận hoa xong, liền hỏi: đức Phóng Quang Như Lai đi lại có được khỏe mạnh chăng? Minh Luân đáp: đức Phóng Quang Thế Tôn vẫn được an lạc, không có việc gì cả. Ở phương Đông cách đây chừng ba vạn tám ngàn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Ca Sa Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Cấu hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Biên Bảo Nghiêm Đại Bồ Tát. Lúc đó Vô Biên Bảo Nghiêm Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh vui vẽ, bèn hỏi Phật Ly Cấu rằng, đây là quang minh và âm thanh gì? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn tám nghìn cõi a tăng kỳ, có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn, hiện đang vì chư Bồ tát mà thuyết pháp trừ nghi cho chúng sanh khiến cho họ hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là ánh quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Vô Biên Bảo Nghiêm Bồ Tát bạch Phật Ly Cấu rằng,  bạch Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường, và muốn gặp chư đại Bồ Tát đày đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Phật liền lấy một chiếc cà sa đưa cho Bồ Tát và nói: ông cầm y này đưa cho Phật Thích Ca Văn và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc bấy giờ Bồ Tát như đại lực sĩ duỗi thẳng hai tay liền biến mất mà đến cõi Ta Bà, vào thành Vương Xá, đi thẳng tới Trúc Viên đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng: đức Ly Cấu Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Ngài đưa cà sa này sang biếu đức Thế Tôn. Phật nhận y xong bèn hỏi: đức Ly Cấu Như Lai ở bên đó đi lại có được an lành không? Bồ Tát đáp: đức Ly Cấu Thế Tôn ở cõi kia vẫn được an lạc không sao cả.

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn bảy nghìn cõi a tăng kỳ, có một thế giới tên là Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Tạp Hoa Sanh Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Vô Lượng Tinh Tấn Đại Bồ Tát. Lúc đó Vô Lượng Tinh Tấn Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh vui vẽ bèn hỏi Phật Tạp Hoa Sanh Đức: đây là quang minh và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn bảy nghìn cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi cho chúng sanh khiến cho họ hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là quang minh và âm thanh của đức Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Vô Lượng Tinh Tấn  Bồ Tát bạch Phật Tạp Hoa Sanh Đức rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt đức Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường, và để gặp chúng đại Bồ Tát trang nghiêm đầy đủ ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Phật liền lấy một hoa sen lớn trao cho và nói: ông cầm hoa này đưa cho Phật Thích Ca Văn và, cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Bồ Tát như đại lực sĩ duỗi thẳng hai tay, bỗng nhiên biến mất mà hiện ở cõi Ta Bà, đến thành Vương Xá, vào Trúc Lâm đảnh lễ dưới chân Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng: Phật Tạp Hoa Sanh Đức thăm hỏi đức Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Ngài đưa hoa này sang biếu đức Thế Tôn. Phật nhận hoa xong bèn hỏi rằng: Tạp Hoa Sanh Đức Như Lai ở bên đó đi đứng có được khỏe mạnh chăng? Bồ Tát đáp: đức Tạp Hoa Thế Tôn vẫn được an lành không sao cả.

Ở phương Đông cách đây chừng ba vạn bảy nghìn cõi, có một thế giới tên là Nhất Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Ly Bố Úy hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Võng Minh Đại Bồ Tát. Lúc đó Võng Minh Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ và nghe âm thanh vui vẽ, bèn hỏi Phật Ly Bố Úy: bạch Thế Tôn, đây là Phật hiện quang minh và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn bảy nghìn cõi, có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn, hiện đang vì chư Bồ tát mà thuyết pháp trừ nghi cho chúng sanh khiến cho họ hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là ánh quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Võng Minh Bồ Tát bạch rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và, để gặp chúng đại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Phật liền lấy 100 thứ hoa năm màu đưa cho Võng Minh và nói: ông đem những hoa này đưa cho Phật Thích Ca Văn, và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Võng Ming như đại lực sĩ duỗi thẳng hai tay, bỗng nhiên biến mất mà đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào Trúc Viên đảnh lễ Phật rồi đứng qua một bên bạch Phật rằng: Phật Ly Bố Úy thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được an lành không? Ngài đưa những cành hoa này sang biếu Thế Tôn. Phật nhận hoa xong, bèn hỏi Võng Minh rằng: đức Ly Bố Úy Như Lai đi lại có được an lành không? Võng Minh đáp: Đức Thế Tôn Ly Bố Úy ở bên ấy vẫn được an lạc, không việc gì cả.

Ở phương Đông cách đây chừng ba vạn sáu nghìn cõi, có một thế giới tên là Thượng Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Tụ hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Trí Lực Đại Bồ Tát. Lúc đó Trí Lực Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Trí Tụ: thưa Thế Tôn, đây là quang minh và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây ba vạn sáu nghìn a tăng kỳ cõi, có thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi cho chúng sanh, làm cho chúng hoan hỷ trong kinh tạng Đại Thừa. Đây là ánh quang minh và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Trí Lực Bồ Tát bạch Phật Trí Tụ rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường,và để gặp chúng đại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật Trí Tụ đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Phật Trí Tụ cầm những cánh hoa sen đưa cho Trí Lực và nói: ông đem những hoa này sang biếu Phật Thích Ca Văn, và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được dồi dào không?   Lúc đó Trí Lực Bồ Tát đi quanh đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi thẳng, như trên đã nói...

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Hương Tụ, ở đó có đức Phật hiệu là Chiên Đàn Hương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ly Cấu Đại Bồ Tát. Lúc bấy giờ Ly Cấu Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh vui vẽ, bèn hỏi Phật Chiên Đàn Hương rằng: thưa Thế Tôn, đây là Phật quang và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang thuyết kinh tạng Đại Thừa. Lúc đó Ly Cấu Bồ Tát bạch Phật Chiên Đàn Hương rằng, bạch Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và, để gặp chúng đại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Phật  liền lấy bột hương Chiên Đàn (12) đưa cho Bồ Tát và nói: ông đem hương này sang biếu Phật Thích Ca Văn. Lúc ấy Bồ Tát đi quanh đãnh lễ dưới chân Phật rồi đi thẳng, như trên đã nói...

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là A Kiệt Lưu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Đại Thanh Nhãn hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Lợi Thế  Đại Bồ Tát. Lúc đó Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Đại Thanh Nhãn rằng: thưa Thế Tôn, đây là Phật quang và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn ba vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi, có thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi cho chúng sanh, làm cho chúng hoan hỉ trong kinh tạng Đại Thừa. Đó là Phật quang và âm thanh của đức Thích Ca vậy. Lúc đó Lợi Thế Bồ Tát bạch Phật Đại Thanh Nhãn rằng, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và để gặp chúng đại Bồ Tát đầy đủ trang nghiêm ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Phật liền lấy một cành hoa sen lớn đưa cho Bồ Tát và nói: ông đem hoa này sang biếu Phật Thích Ca Văn, và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được dồi dào không?

Lúc đó Lợi Thế Bồ Tát đi quanh đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi thẳng... như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Vô Biên Tụ, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Tích hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Trọng Trí Đại Bồ Tát. Lúc đó Trọng Trí Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Bảo Tích rằng, thưa Thế Tôn: đây là Phật quang và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây ba vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh làm cho chúng hoan hỉ trong kinh tạng Đại Thừa. Đấy là Phật quang và âm thanh của Phật Thích Ca vậy. Lúc đó Trọng Trí Bồ Tát bạch Phật, thưa Thế Tôn: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, lễ bái cúng dường và, để gặp chư đại Bồ Tát ở đó. Phật đáp: như ông muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Phật Bảo Tích  lấy một chùm hoa sen năm màu đưa cho Bồ Tát và nói: ông cầm hoa này đem biếu Phật Thích Ca Văn, và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở được thư thái, việc đi lại có được an lành không? Lúc đó Trọng Trí Bồ Tát đi quanh đảnh lễ dưới chân Phật rồi đi thẳng, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Chúng Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Hương Tượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Bảo Tượng Đại Bồ Tát. Lúc đó Bảo Tượng Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, nghe âm thanh rõ ràng, bèn hỏi Phật Hương Tượng: đây là Phật quang và âm thanh gì thế? Phật đáp: ở phương Tây cách đây ba vạn a tăng kỳ cõi, có thế giới gọi là Ta Bà, đức Phật hiệu là Thích CaVăn. Đó là Phật quang và âm thanh của Phật Thích Ca, như trên đã nói.

14 - Phẩm TỔNG TƯỚNG thứ mười bốn

Ở phương Đông cách đây ba vạn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Quảng Diệu, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Chúng hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Trí Chúng Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây ba vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Di Lâu Kiên hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Tự Tại Lực  Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Hoa Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Nhất Cái hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Nhất Bảo Tạng Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây chừng ba vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Phổ Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Ngại Nhãn  hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Trí Tự Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thiện, ở đó có đức Phật hiệu là  Chiên Đàn Quật hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Trọng Trí Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi, có một thế giới tên là Thiện Ý, ở đó có đức Phật hiệu là Diệu Kiên hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Ích Ý Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây chừng ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Bảo Đức, ở đó có đức Phật hiệu là Võng Minh hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Trí Đức Đại Bồ Tát... như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Đức Lạc , ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Hoa Đức hiện đang thọ ký đạo Bồ Đề cho Cao Hoa Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Tán Thán, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Hoa Bảo Minh Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Thượng Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Chúng Thiện , ở đó có đức Phật hiệu là  Hiệu Xuất Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Quang Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là An Ổn, ở đó có đức Phật hiệu là Diệt Chư Bố Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Bố Úy Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn ba vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Di Lâu Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Di Lâu Kiên hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Diệu Kiên Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây chừng hai vạn chín nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Độ Nhứt Thiết Ưu Não, ở đó có đức Phật hiệu là An Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phạm Âm Thanh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn chín nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Pháp, ở đó có đức Phật hiệu là Pháp Tích hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Tích Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây chừng hai vạn chín nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là An Lập, ở đó có đức Phật hiệu là Tăng Thập Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Tăng Bách Quang Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn tám nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thiên Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Tăng Thiên Quang  hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phổ Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây chừng hai vạn tám nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Đa Gìa Lâu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Diệu Nhãn Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn bảy nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Diệu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Xuất Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Biên Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn bảy nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Minh Nghiêm Đức, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Dược Vương Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn sáu nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thượng Thiện Đức, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Âm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phạm Âm Thanh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Pháp, ở đó có đức Phật hiệu là Võng Quang hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Tự Tại Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Chúng Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Bửu Ý hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Hương Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thượng Thanh Tịnh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Trần  hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Trần  Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hai vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ưu Bát La, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đàm Vô Kiệt Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn ba nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Giác Ý Xứ, ở đó có đức Phật hiệu là Ưu Bát La Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Hoa Đức Đại Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn ba nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Liên Hoa Xứ, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Tụ hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Mãn Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Trí Lực, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Mâu Ni Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Phương Lưu Bố, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Lưu Bố hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Biên Tinh Tấn Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hai vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Vô Biên, ở đó có đức Phật hiệu là Ta La Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Ta La Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hai vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Nguyệt, ở đó có đức Phật hiệu là BảoTa La hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phổ Thủ Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hai vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Ha, ở đó có đức Phật hiệu là Điều Ngự hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Điều Ngự Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Nhất Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Hành Liệt hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Liệt Tú Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hơn hai vạn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ly Nhứt Thiết Ưu Não, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hư Xưng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bất Hư Danh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn chín nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ly Ưu, ở đó có đức Phật hiệu là Đức Sanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Biên Oai Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn tám nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Tịch Diệt, ở đó có đức Phật hiệu là Lưu Bố Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Dũng Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn bảy nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Hư Kiến, ở đó có đức Phật hiệu là Bất Hư Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bất Hư Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn sáu nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Diệu Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Hương Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bửu Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây một vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Phạm Âm Thanh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ám Âm Thanh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Sai Biệt Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây một vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Nguyệt Quang , ở đó có đức Phật hiệu là Văn Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đại Trí Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Phổ Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Tu Di Đảnh Cao Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Lực Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn năm nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Bảo Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Sanh Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đại Đạo Sư Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Pháp , ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Thượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đắc Lực Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Ở phương Đông cách đây hơn một vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Hoa Trụ, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Cao hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Danh Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn bốn nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Diệu Đà La Ni Vương, ở đó có đức Phật hiệu là Hương Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đà La Ni Tự Tại Vương Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn ba nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Kim Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Phương Lưu Bố Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Lưu Bố Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn ba nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Cao Trí, ở đó có đức Phật hiệu là Phổ Thủ Tăng Thượng Vân Âm Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Tú Vương Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Thường Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đại Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn hai nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Đỉnh Quang , ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Huệ Thành hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đức Vương Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở phương Đông cách đây hơn một vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Nhiên Đăng , ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Công Đức Trí Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Công Đức Vương Minh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Ở đó có vô số ao báu, trong ao có những loại hoa sen nhiều màu xanh, vàng, đỏ, trắng, chen lẫn với lá bụ bẫm vươn ra khỏi mặt nước, cao đến tám vạn bốn nghìn do tuần. Mỗi mỗi hoa lá phát ra một nghìn thứ ánh sáng chiếu khắp mười phương. Ở giữa có các lối đi bằng phẳng, có dây báu thắt giăng bên đường làm ranh giới. Trong các lối đi nhỏ này đều có cây báu; những cây ấy cao đến bảy nghìn do tuần, cành lá sum sê có thể che phủ đến tám vạn bốn nghìn do tuần . Trên mỗi một cây đều có tám mươi ức châu ma ni kết trái. Những cây như thế nhiều vô số kể, những hoa sen chiếu sáng lạn cả thế giới ấy. Phật Thích Ca dùng quang minh che trùm làm cho không ai có thể trông thấy. Lúc đó Công Đức Vương Minh Bồ Tát thấy ánh sáng rực rỡ, bèn hỏi Phật Vô Biên Công Đức Trí Minh rằng, thưa Thế Tôn: đây là ánh sáng gì mà tỏa chiếu khắp như vậy? Phật đáp: ở phương Tây cách đây hơn một vạn một nghìn a tăng kỳ cõi có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Thích Ca Văn hiện đang vì chư Bồ Tát mà thuyết pháp trừ nghi chúng sanh làm cho chúng hoan hỷ nơi kinh tạng Đại Thừa, đó là Phật quang kia vậy.

Lúc đó Công Đức Vương Minh Bồ Tát bạch Phật Vô Biên Công Đức Trí Minh rằng: con muốn thân đến cõi Ta Bà ra mắt Phật Thích Ca Văn, và lễ bái cúng dường. Phật bảo: như muốn đi thì tùy ý. Lúc đó Phật lấy một cành hoa sen lớn đưa cho Bồ Tát và nói: ông đem hoa này sang biếu Phật Thích Ca và cho ta có lời thăm hỏi Ngài có được ít bịnh, ít phiền, chỗ ở có thư thái, việc đi lại có được tự tại không? Lúc đó vị đại Bồ Tát như đại lực sĩ duỗi thẳng cánh tay, bỗng nhiên biến mất không còn trông thấy ở đó nữa mà hiện đến cõi Ta Bà, tới thành Vương Xá, vào thẳng tận Trúc Viên đảnh lễ dưới chân đức Phật rồi đứng qua một bên mà bạch Phật rằng, bạch đức Thế Tôn: đức Vô Biên Công Đức Trí Minh Như Lai thăm hỏi Thế Tôn có được ít bịnh, ít phiền, sức khỏe có được dồi dào không? Ngài đưa hoa này sang biếu Thế Tôn. Phật nhận hoa xong bèn hỏi: đức Vô Biên Công Đức Trí Minh Như Lai ở bên ấy ở bên ấy có được ít bịnh, ít phiền, việc đi lại có được an lành không? Bồ Tát đáp rằng, đức Vô Biên Công Đức Trí Minh Thế Tôn ở bên đó vẫn được an ổn không việc gì cả. Từ cõi Nhiên Đăng đến khoảng giữa trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Na La Diên Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Tạp Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới Phương Lưu Bố, ở đó có đức Phật hiệu là Phật Hoa Sanh Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bất Hư Lực Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Phương Lưu Bố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Cang Trụ, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Xuất Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bửu Hỏa Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Cang Trụ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chiên Đàn Quật, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Tượng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Quán Thế Âm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chiên Đàn Quật đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Dược, ở đó có đức Phật hiệu là  Bất Hư Xưng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bất Hư Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Dược đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Dược Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Công Đức Tinh Tấn Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trì Giới Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Dược Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phổ Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Phát Ý Tức Nghiêm Nhứt Thiết Chúng Sanh Tâm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phật Hoa Thủ Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Phổ Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhất Cái, ở đó có đức Phật hiệu là Cái Hành Liệt hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Hành Liệt Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nhất Cái đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thượng Hoa Quang, ở đó có đức Phật hiệu là Minh Đức Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho An Lập Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thượng Hoa Quang đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Đức Vương Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trụ Chư Công Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Biên Đức Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Độ Công Đức Biên hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Biên Công Đức Xưng Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Vô Biên Đức Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thập Phương Lưu Bố, ở đó có đức Phật hiệu là Nhiên Đăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Chuyển Chư Hạnh Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thập Phương Lưu Bố đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Đăng Hành Liệt, ở đó có đức Phật hiệu là Nhiên Đăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Tích Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Đăng Hành Liệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là San Hô Nha, ở đó có đức Phật hiệu là Tác Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đức Tích Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi San Hô Nha đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Thiện, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Bảo Lạc Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Thiện đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Thiện, ở đó có đức Phật hiệu là Đức Vị hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đắc Vô Úy Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Thiện đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thượng Thiện, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ly Bố Úy Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Thượng Thiện đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liên Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Hoa Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Thủ  Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Liên Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ưu Bát La, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Hoa Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Hành Hạnh Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Ưu Bát La đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bửu Sanh, ở đó có đức Phật hiệu là Bửu Tích hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Pháp Tích Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Bửu Sanh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Nguyệt, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Nguyện hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Diễn Hoa Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Nguyệt đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Trụ, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Công Đức Vương An Lập hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đàm Vô Kiệt Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Trụ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Trụ Lâm, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Kiên hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Dược Vương Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Trụ Lâm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Ta La Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ích Ý Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Từ cõi Chúng Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa Đức, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Viết Đắc Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hoa Đức đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhất Tụ, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Tụ hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Hỏa Đắc Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Nhất Tụ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Quá Chư Ưu Não, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Thượng Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Quá Chư Ưu Não đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ly Ưu, ở đó có đức Phật hiệu là  Vô Biên Đức Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Thiện Tư Nghiêm Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ly Ưu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chư Công Đức Xứ, ở đó có đức Phật hiệu là Quán Thế Âm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Phổ Thủ Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chư Công Đức Xứ đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phổ Minh, ở đó có đức Phật hiệu là Tu Di Minh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho An Trụ Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

Từ cõi Bảo Minh đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Biên Tự Tại Lực hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Dược Thiện Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Nhất Thiết Công Đức Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Giác Ý Trang Nghiêm, ở đó có đức Phật hiệu là Cực Cao Hạnh hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Thiện Tư Ích Ý Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Giác Ý Trang Nghiêm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vô Trần Cấu, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Hoa Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ích Ý Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Vô Trần Cấu đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Vân Âm, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Lượng Thần Thông Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Đắc Niệm Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Vân Âm đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa Võng Phú, ở đó có đức Phật hiệu là Tùy Chúng Nguyện Nghiêm hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ích Ý Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Hoa Võng Phú đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liệt Tú, ở đó có đức Phật hiệu là Cao Bảo Cái hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Vô Úy Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Liệt Tú đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Bảo Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Chúng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Tự Tại Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Bảo Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Phổ Hương, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Lượng Hoa hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Hương Tượng Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Phổ Hương đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Hoa, ở đó có đức Phật hiệu là Bảo Tự Tại hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ly Ưu Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Hoa đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Tạp Bảo Tướng, ở đó có đức Phật hiệu là Nguyệt Xuất Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Chuyển Chư Nạn Đại Bồ Tát, như trên đã nói.Từ cõi Tạp Bảo Tướng đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Chúng Quy, ở đó có đức Phật hiệu là Phát Tâm tức Chuyển Pháp Luân hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Chuyển Bất Thối Pháp Luân Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Chúng Quy đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Đa An, ở đó có đức Phật hiệu là Thập Phương Lưu Bố hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Lưu Bố Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Đa An đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Kim Cang, ở đó có đức Phật hiệu là Câu Lăng Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Lợi Ích Hạnh Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Kim Cang đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là Nhật Đăng hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Nguyệt Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là An Ổn, ở đó có đức Phật hiệu là Thượng Bảo hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Hỏa Đắc Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi An Ổn đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Ta Bà, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Sanh Đức hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Trí Đức Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Ta Bà đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Thuần Lạc, ở đó có đức Phật hiệu là An Lập Công Đức Vương hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Ly Bố Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Thuần Lạc đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Liệt Tú Khai, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Ngại Nhãn hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Diệu Nhãn Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Liệt Tú Khai đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Diệu Kim Cang, ở đó có đức Phật hiệu là Vô Úy hiện đang thọ ký đạo vô thượng Bồ Đề cho Cự Sơn Đại Bồ Tát, như trên đã nói. Từ cõi Diệu Kim Cang đến khoảng trung gian đây có một thế giới tên là Nguyệt Xuất, ở đó có đức Phật hiệu là Trí Tụ hiện đang thọ ký đạo vô thượng chánh đẳng chánh giác cho Kiên Lực Đại Bồ Tát, như trên đã nói.

 

Chú thích:

(1)  A La Hán: Tàu dịch là bất lai hay vô sanh, không sanh lại nhân gian nữa mà được giải thoát, giác ngộ. Quả vị cao tột trong 4 Thánh quả của hàng Tiểu Thừa. So sánh quả vị của Đại Thừa thì tương đương như Bồ Tát, nhưng hàng A La Hán không phát nguyện độ sanh như Bồ Tát; vì tự cho đã mãn nguyện nên không chịu tiếp tục tu tiến nữa mà dừng lại đó.

(2)  Các lậu: những phiền não, tập nhiễm (thói quen khó trừ) còn rơi rớt hay sót lại chưa trừ sạch hẳn nên gọi là ‘lậu’.

(3)  Đại nhơn: bậc giác ngộ - Phật và Bồ Tát - dùng để chỉ những ai có đủ đức tính nhu hòa, nhẫn nhục như được không kiêu, bại không nãn, lòng luôn luôn tự tại an lạc, không tự đắc kiêu ngạo.

(4)  Tài thí, pháp thí: ban bố, cấp phát cho người tài vật, và giáo pháp. Tài vật có 2 hình thức: nội tài như các phần của cơ thể đều sẵn sàng cho không tiếc, khi hành gỉa hành Bồ Tát đạo; ngoại tài như của cải, vật chất do công sức mồ hôi, nước mắt tạo nên. Pháp thí là đem ban bố giáo pháp cho mọi người hiểu để tu tập đạo giải thoát.

(5)  Giải đãi: lười biếng, mệt mỏi, uể oải; đối trị với tâm bịnh này là pháp tinh tấn vậy.

(6)  Pháp hý luận (xem chú thích 34 Quyển I)

(7)  Ấn chứng: truyền đạt đạo lý qua tâm thức hiểu biết nhau giữa hai người.

(8)  Không nhàn, tịch xứ: chỗ vắng vẽ nhàn tịnh không người lui tới, như chốn núi rừng xa xôi hẻo lánh không ai lui tới quấy rầy được cả, nên người tu hành ưa chọn những nơi ấy để tu tập.

(9)  Ba la mật: dịch nghĩa là đáo bỉ ngạn là đến bờ bên kia, tức bờ giải thoát; để đối lại với bờ bên này là sanh tử, bến mê.

(10)  Vô dư Niết Bàn: cảnh Niết Bàn rốt ráo không còn thừa sót lại gì cả, tức nghiệp báo, khổ quả đã dứt sạch hết.

(11)  Ấm: che đậy, ngăn che lấp mất tâm tánh bởi vô minh, phiền não khiến hành gỉa thiếu sáng suốt nên khó tiến xa trên đường giác ngộ.

(12)  Hương chiên đàn: một loại hương thơm quí, mùi nhẹ nhàng mà người Ấn Độ hay dùng cúng Phật.