Nam-Mô Bổn-Sư Thích-Ca Mâu-Ni Phật
Kính thưa Quý Đồng Hương Phật-tử gần xa!
“Ân sinh thành trời cao khó sánh
Công dưỡng dục biển rộng không lường”
Một lần nữa Mùa Vu Lan lại về, noi gương hiếu hạnh của Tôn Giả Mục Kiền Liên, chùa Phật Ân - Minnesota long trọng tổ chức Đại lễ Vu Lan và Cầu siêu bạt độ hương linh cửu huyền thất tổ. Lúc 10h Chủ Nhật ngày 19 tháng 8, năm 2018 (nhằm ngày 9 tháng 7 năm Mậu Tuất).
Thay mặt bổn tự, kính mời quý Phật tử dành chút ít thời giờ quý báu về bổn tự Phật Ân, cùng với chư tôn đức góp phần cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, cha mẹ hiện tiền Phước Thọ tăng long, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh cảnh.
Nguyện Tam Bảo gia hộ cho quý Phật Tử cùng bửu quyến, vô lượng an lạc, kiết tường như ý.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
Nay Kính,
Trụ Trì chùa Phật Ân
Mùa Vu lan hay mùa báo hiếu trong đạo Phật thường gợi chúng ta nhớ đến lời dạy rất sâu sắc của Đức Phật rằng tâm hiếu là tâm Phật, hạnh hiếu là hạnh Phật.
Lễ Vu lan mang một ý nghĩa đạo lý nhân văn sâu sắc đối với không chỉ người con Phật, mà còn đối với tất cả những người con ở khắp muôn nơi. Trong đạo Phật có một bản kinh nói về tình cảm thiêng liêng giữa cha mẹ và con cái, đó là kinh Vu lan bồn. Bản kinh ghi lại lời dạy của Đức Phật về cách đền ân sinh thành và phụng dưỡng khi cha mẹ còn tại thế hoặc đã qua đời.
“Ơn cha lành cao như núi Thái
Đức mẹ hiền sâu tợ biển khơi
Dầu cho dâng cả cuộc đời
Cũng không trả nổi ơn người sinh ra”
Kính mời quí Phật tử dành chút ít thời giờ quí báu về bổn tự Phật Ân, cùng với chư tôn đức góp phần cầu nguyện cho thế giới hòa bình, chúng sinh an lạc, cha mẹ hiện tiền Phước Thọ tăng long, cha mẹ quá vãng được siêu sanh tịnh cảnh. Nguyện Tam Bảo gia hộ cho quí Phật Tử cùng bửu quyến, vô lượng an lạc, kiết tường như ý.
Nam Mô Đại Hiếu Mục Kiền Liên Bồ Tát Ma Ha Tát.
Chiều nay con chợt nhớ quê xưa. Nhớ mẹ cha nơi xóm nghèo năm ấy. Lòng bùi ngùi bước đi trong khoảng lắng của bao tháng ngày bôn ba. Mái tranh xưa giờ liêu xiêu một góc vườn, như buồn như tủi như ngống cùng trong....
Trong nền văn hóa dân tộc Việt Nam, đạo hiếu làm con là di sản văn hóa tinh thần vô giá, di sản này truyền thừa từ thời mới lập quốc, đến khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì đạo đức dân tộc hòa chung với đạo đức Phật giáo như nước và sữa. B
Kể từ khi Phật giáo du nhập vào nước ta, đến thế kỷ II thì Phật giáo đã định hình và phát triển khá mạnh mẽ, nhất là đã có sự thể nhập vào đời sống thực tiễn tại Giao Châu
Là Phật tử, chúng ta đều tin hiểu lời Phật mà thực hành hiếu đạo trong đời sống hàng ngày.
Cha mẹ, hai đấng sanh thành có một địa vị quan trọng trong tâm thức của người con Phật, ngang bằng với Phật
Hiếu kính Cha Mẹ là một truyền thống rất tốt đẹp và lâu đời của dân tộc Việt Nam chúng ta. Truyền thống đó từ xa xưa đã được giữ vững và trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác, cho đến ngày nay.
Mẹ ơi! Tình mẹ sao thân thương đẹp quá
Như suối hiền mát dịu buổi trưa hè
Như gió chiều nhè nhẹ thổi cành tre
Như dòng nước của đại dương vô tận
Lòng mẹ rộng bao la bằng phẳng
Không đo lường không tính được thời gian
Vì thương con mẹ phải chịu gian nan
Lúc lạnh lẽo mẹ không màn sương tuyết.
Chúng tôi sử dụng cookie để cung cấp cho bạn trải nghiệm tốt nhất trên trang web của chúng tôi. Nếu tiếp tục, chúng tôi cho rằng bạn đã chấp thuận cookie cho mục đích này.