Chú Thích & Bảng Thuật Ngữ

16 Tháng Tám 20161:20 CH(Xem: 3099)
Chú Thích & Bảng Thuật Ngữ
Chú thích

1. Nghĩa đen của chữ Tây Tạng gom, thiền định, là ‘trau dồi’, ‘bồi đắp’, theo nghĩa làm sinh ra một cái gì hiện chưa có sẵn. Sự tu hành của Đại Toàn Thiện thì không phải là một ‘hành động thiền định’ theo nghĩa tạo ra và giữ gìn một cái gì trong tâm. Tulku Urgyen Rinpoche.

2. Một nguồn khác nói “phóng tâm” thay cho “quan niệm phân biệt.”

3. Lama Gongduš dịch là : Hãy thực hành nhờ vào niềm tin như thế !

4. Cách dịch của Lama Gongduš thì khác bởi có thêm một ít câu : Những lời bí mật này của Phổ Hiền không phải là kiến thức thông thường cho bất kỳ ai. Mọi người có sức mạnh của sự sùng mộ sẽ tự nhiên chứng ngộ sự rộng rãi vô biên của tâm trí huệ. Như thế họ nhận được ủy thác truyền thừa mà không được tính vào (dòng các Tổ như) xâu chuỗi hạt. Người không có niềm tin lẫn sự sùng mộ 
và không thực hành có thể đuổi theo chín dòng phái mà không có được dòng phái nào. Thưa Bệ hạ, xin hãy làm vững chắc lòng sùng mộ đầy mãnh lực trong đó tiềm ẩn kinh nghiệm thực hành ở trong tâm bao la của ngài !

5. Yếu tính, bản tánh và công dụng. Trong bản tiếng Anh của cuốn sách này dịch là essence, nature và capacity. Trong những sách khác, ví dụ như cuốn Dzogchen, the sefl-perfected State của Chošgyal Namkhai Norbu thì dịch là essence, nature và energy. Đứng trong truyền thống văn hóa Việt Nam, có thể hiểu đó là ba phạm trù Thể, Tướng, Dụng của Chân Tánh. Thể của bản tánh bổn nhiên là tánh Không ; Tướng, tức là tánh chất của nó là sáng tỏ, quang minh. Và Dụng của nó là những tư tưởng. Nhìn xa hơn, đó là ba phạm trù Pháp thân (Thể) tức tánh Không, Báo thân (Tướng) tức quang minh và Hóa thân (Dụng) tức những tư tưởng. Xem thêm ‘Ba thân’ và Yếu tính, bản tánh và công dụng phần thuật ngữ. Hoặc đoạn nói về Ba thân của Lục Tổ Huệ Năng trong Pháp Bảo Đàn Kinh (Chú thích của người dịch bản Việt).

6. Tán tâm ở đây nghĩa là trở nên phóng dật và mất chánh niệm (EPK).

7. Nghĩa là sự tái sanh của công chúa. Người ấy được nhận ra là Pema Ledrel Tsal (1291-1315).

8. Giác ngộ vô dư thường có nghĩa là đạt đến thân cầu vồng. Đôi khi, nó có thể nghĩa là sự chứng ngộ trạng thái Giác thoát khỏi dư tàn của năm ấm thuộc điều kiện (EPK).

9. Lối sống của một thiền giả ẩn mật nghĩa là không biểu lộ ra bên ngoài các phẩm chất tâm linh như là chứng ngộ cái thấy hay các thần thông (EPK).

10. Rõ ràng, có một hay hai câu thiếu trong nguyên bản. Phần trong ngoặc là của tôi (EPK).

11. Ba tính chất phúc lạc, trong sáng và vô niệm là ba thuộc tính căn bản của bản tánh của tâm, và tự chúng không nguy hiểm. Khi chú tâm được hướng đến các tính chất này, tóm lấy chúng và bị chúng tràn ngập như một “kinh nghiệm,” như một thứ gì đáng theo đuổi và duy trì, một bám chấp vi tế được tạo ra ; chính sự mê hoặc vi tế này là một nguyên nhân trực tiếp cho sanh tử nối tiếp. Tulku Urgyen Rinpoche.

12. Giống như bảy chi : lễ lạy, cúng dường, sám hối, tùy hỷ, thỉnh chuyển pháp luân, khẩn cầu không nhập Niết Bàn, và hồi hướng công đức cho lợi lạc cho tất cả chúng sanh.

13. Cắt đứt trong trường hợp này để chỉ sự thực hành pháp môn Choš, cắt đứt sự bám níu vào tài sản, thân thể và bản ngã.

14. Điều này thường được nói là kéo dài trong ba ngày rưỡi. Cách tính xưa dùng nửa ngày của hai mươi bốn giờ.

15. Vô minh, hành, thức, danh và tướng, các căn, xúc, cảm thọ, và khát ái ; tám cái đầu của mười hai nhân duyên.

16. Thành ngữ “danh và tướng” ám chỉ năm uẩn. Tướng là sắc uẩn và danh gồm bốn cái kia ; thọ, tưởng, hành, thức (EPK).

17. Năm con đường ánh sáng thông thường được đề cập trong đoạn sau.
18. Lời dạy này chỉ đến sự bất khả phân của prana (khí) và tâm nhị nguyên. Những dòng kinh năng lực trong thân và sự trôi chảy của tư tưởng ý niệm là tương thuộc, tương quan sâu xa.

19. Tulkku Urgyen Rinpoche giải thích rằng mũi con heo là điểm nhạy cảm nhất trên thân nó ; đụng vào đó làm cho nó chạy mất. Các phản ứng của hoặc là tội lỗi và đè nén hay của sự dấn mình mù quáng trong một xúc cảm cả hai đều là “đánh vào mũi con heo,” bởi thế mất đi cơ hội để nhận ra bản tánh của xúc cảm.

20. Các câu tiếp sau được viết theo lối văn luận lý của một pháp sư Ấn Độ. Kết quả của loại lý luận này là đưa đến chỗ tin rằng tâm trí huệ của chư Phật thì bất chấp mọi tạo tác tư tưởng mà chúng ta cố gắng để đóng ngăn, chứa hộc nó (EPK).

21. Thường thường ví dụ ép vào con mắt và thấy có hai mặt trăng được dùng để làm sáng tỏ việc kinh nghiệm cá nhân thì không tất yếu hòa hợp với bản chất của sự vật (EPK).

22. Ở đây Padmasambhava chơi chữ trong câu “tám mối quan tâm thuộc thế gian” : quan tâm đồng nghĩa với Pháp, nó cũng có nghĩa là các giáo pháp.

23. Ngược lại với người giàu có, danh tiếng và quyền lực.

24. Terma của Nyang-ral Nyima OŠser ở điểm này có thêm một câu : “Con có thể có nhiều hoàng hậu, người hầu, và thần dân, nhưng hãy nhớ trong tâm rằng con phải ra đi một mình vào lúc chết.”

25. Trong các kinh Bát Nhã ba la mật đa thường nói rằng vị Bồ tát đi vào sự thực hành tánh Không sâu xa sẽ gặp nhiều khó khăn để nhanh chóng làm sạch nghiệp và tiến bộ trên đường giác ngộ (EPK).

26. Bản dịch của Rinchen Terdzoš nói : Hãy khiêm hạ tâm đua tranh của con đối với các vị trưởng thượng và theo gương những bậc Thánh.

27. Những chủ đề của kiến thức gồm triết học, ngôn ngữ, luận lý, y khoa và nghệ thuật.

28. Về chín thừa thứ lớp theo cách sự hoàn thiện đi lên : những nguyên tắc về cái phải từ bỏ và cái cần được thực hiện trong mỗi thừa của tám thừa thấp thì được bao hàm và 
do đó được hoàn thiện trong thừa ở trên nó. Xem thêm : “chín thừa” trong phần Thuật Ngữ.

29. Bốn câu này được lấy từ Sự Sám Hối Không Thể Tả Đối Với cái Tối Hậu, chương thứ tư về “Sám hối sự bất hòa với các Hóa Thần Trí Huệ,” trích từ Tantra về Vua vô nhiễm của Sám Hối.

30. Ba luân là chủ thể, đối tượng và hành động, hay trong trường hợp bố thí là vật cho, hành động cho và nguời nhận.

31. “Người đại loại,” thay thế tên của người mà sự hồi hướng được làm cho.

32. Thực hành của cá nhân ; phụng sự trong tư tưởng, lời nói và hành vi ; và cung cấp vật chất.

33. Các trạng thái này không có tự do : ở địa ngục, ngạ quỷ hay súc sanh, một người hoang dã, một vị thiên sống lâu, có các tà kiến, không có một đức Phật hay một người câm.

34. Nghĩa là làm đầy kho tàng của con bằng hai sự tích lũy phước đức và trí huệ.

35. Sáu đối tượng giác quan là cái xảy ra trong tâm thức : kỷ niệm quá khứ và dự phóng tương lai, các cảm giác hiện tại về ưa và ghét...

36. Các siêu hiểu biết (các thần thông) gồm thiên nhãn thông, nhớ được các đời trước, và khả năng làm các phép lạ nhỏ có thể trở thành căn cứ cho sự kiêu hãnh tâm linh và sự quyến rũ khủng khiếp được làm một vị thầy có nhiều đệ tử (EPK).

37. Thực nghĩa là các lời dạy trực tiếp và Không và Minh, trái lại với “quyền nghĩa,” “nghĩa khế cơ,” nó dẫn lần lượt theo thứ bậc đến thực nghĩa.

38. Quyết định Đại thừa là nguyện của Bồ tát đạt đến giác ngộ vì sự lợi lạc của tất cả chúng sanh.
 

Bảng thuật ngữ


ABHIDHARMA : Luận tạng trong Ba Tạng do đức Phật thuyết. Các lời dạy có hệ thống về siêu hình học nhắm vào sự phát triển trí phân biện bằng cách phân tích các yếu tố của kinh nghiệm và tìm hiểu bản tánh của sự vật.

ABHIDHARMA PITAKA : Tạng Luận.

ABHISAMBODHIKAYA : Thân thứ năm trong năm thân của Phật tánh, định nghĩa theo Jamgošn Kontrušl trong Kho Tàng Trí Huệ như là “sự biểu lộ đa dạng phù hợp với nghiệp của những người được giáo hóa, không lìa khỏi Pháp thân, nó xuất hiện bởi vì bốn thân kia tự nhiên 
đầy đủ trong trí huệ tánh Giác.”

AKANISHTHA (og min) : “Tối thượng” ; cõi giới của Vajradhara, cõi giác ngộ của Phật pháp thân. Thường dùng đồng nghĩa với “pháp giới.”

AMRITA : Cũng như ‘Phẩm tính Cam lồ’, heruka của gia đình ratna trong Tám Giáo Huấn Tu Hành và các giáo huấn Mật thừa liên hệ đến vị hóa thần này.

AMRITA và RAKTA : Hai loại chất linh thiêng được dùng trên bàn thờ trong các nghi thức Kim Cương thừa.

ANANDA : Một trong mười đệ tử thân thiết của đức Phật ; thị giả của đức Phật, người đã tụng lại các kinh trong kỳ kết tập thứ nhất và được xem là vị tổ thứ hai trong dòng truyền thừa bằng miệng của giáo pháp.

ANU YOGA : Cái thứ hai của Ba Tantra Nội Môn, gồm Maha, Anu và Ati. Nó nhấn mạnh vào Trí Huệ hơn là Phương tiện và vào giai đoạn thành tựu hơn là giai đoạn phát triển. Cái thấy của Anu Yoga là giải thoát được đạt đến qua sự làm quen dần với sự quán chiếu vào tính bất nhị của hư không và trí huệ. Mạn đà la Anu Yoga được xem là bao gồm trong thân kim cương. Anu có nghĩa là “sau, tiếp theo.”

ATI YOGA : Cái thứ ba của Ba Tantra Nội môn. Theo Jamgošn Kontrušl thứ nhất, nó nhấn mạnh vào cái thấy (kiến) rằng giải thoát đạt được qua sự làm quen với quán chiếu vào bản tánh của giác ngộ nguyên thủy, xa lìa nắm và bỏ, hy vọng và sợ hãi. Danh từ thường dùng hơn ngày nay là Dzogchen, Đại Toàn Thiện. Ati nghĩa là “tối thượng.”

BA CỬA : Thân, khẩu, ý ; tư tưởng, lời nói và việc làm.

BA GỐC : Guru, Yidam và Dakini. Guru là gốc của các sự ban phước, Yidam là gốc của thành tựu và Dakini là gốc của hoạt động.

BA BỘ THỆ NGUYỆN : Những thệ nguyện Tiểu thừa của giải thoát cá nhân, các tu hành Đại thừa của một Bồ tát, và những samaya Kim Cương thừa của một vidyadhara, một hành giả Mật thừa.

BA THÂN : Pháp thân, Báo thân và Hóa thân. Ba thân như nền tảng là “yếu tính, bản tánh và biểu lộ,” như con đường là “lạc, minh và vô niệm,” như quả là “ba thân của Phật tánh.” Ba thân của Phật tánh là Pháp thân thoát khỏi tạo tác, trau dồi và vốn đủ “hai mươi mốt bộ phẩm chất giác ngộ” ; Báo thân vốn là bản tánh ánh sáng có các tướng chánh và phụ mà chỉ bậc Bồ tát trong mười địa thấy được ; và Hóa thân biểu lộ ra hình tướng mà người trong sạch lẫn không trong sạch đều có thể thấy.

BA TUYỆT HẢO : Sự bắt đầu tuyệt hảo của Bồ đề tâm, phần chính tuyệt hảo không có ý niệm hóa và kết thúc tuyệt hảo của hồi hướng.

BẢN TÁNH VÔ SANH CỦA TÂM : Trong chân lý tối hậu mọi hiện tượng không có một tính chất độc lập, cụ thể và bởi thế không có nền tảng cho một thuộc tính như “sanh, trụ hay diệt,” nghĩa là đến và có mặt, giữ yên trong thời gian và nơi chốn, và chấm dứt hiện hữu.

BARDO : Trạng thái trung gian. Thường ám chỉ đến giai đoạn giữa cái chết và sự tái sanh tiếp theo. Về chi tiết của bốn bardo, xem Tấm Gương của Tỉnh Giác và Sách Hướng Dẫn về Bardo, nhà xuất bản Rangjung Yeshe.

BÁT NHÃ VÀ PHƯƠNG TIỆN : Prajna là trí huệ ; đặc biệt là trí huệ chứng ngộ vô ngã. Upaya là phương pháp, hay kỹ thuật đưa đến chứng ngộ.

BẢY LỐI TRUYỀN THỌ : Dùng kinh điển hay truyền miệng, kho tàng được khám phá, kho tàng tìm thấy lại, kho tàng của tâm, nhớ lại, linh kiến thanh tịnh và dòng nghe lời thầy chỉ dạy.

BHUMI : Các cấp bậc của Bồ tát. Mười địa của một Bồ tát tiến đến giác ngộ viên mãn. Mười địa này thuộc về ba cái chót của năm con đường của Đại thừa.

BỒ ĐỀ TÂM : “trạng thái giác ngộ của tâm,” “trạng thái giác ngộ.” 1/ Nguyện vọng đạt đến giác ngộ vì lợi lạc cho chúng sanh. 2/ Trong ý nghĩa của Dzogchen, sự thức giác vốn sẵn đủ nơi mình của tâm giác ngộ ; đồng nghĩa với trí huệ bất nhị.

BỒ TÁT LOBPOŠN, BIỆT HIỆU SHANTARAKSHITA : “Người gìn giữ hòa bình.” Pháp sư Ấn Độ và trụ trì chùa Vikra-mashila và chùa Samye, vị đã xuất gia cho những nhà sư Tây Tạng đầu tiên. Ngài là một hóa thân của Bồ tát Vajrapani và cũng được biết như là Bồ tát Khenpo hay Tỳ kheo Bồ tát Shantarakshita. Ngài là người sáng lập một học phái triết học hỗn hợp Trung Quán và Duy Thức. Truyền thống này được trùng hưng và làm sáng tỏ bởi Mipham Rinpoche trong luận giải Madhyamaka Lamkara của ngài.

BỐN CÁCH : Bốn mức độ của nghĩa : nghĩa đen, nghĩa tổng quát, nghĩa che dấu, nghĩa tối hậu.

BỐN GIỚI GỐC : Không giết, trộm, nói dối và tà dâm.

BỐN TRẠNG THÁI THIỀN CỦA SỰ THANH TĨNH (Tứ thiền) : Sơ thiền là trạng thái với cả hai ý niệm và phân biện. Nhị thiền là trạng thái không ý niệm nhưng có phân biện. Tam thiền là trạng thái không có hỷ mà có lạc. Tứ thiền là trạng thái bình thản, buông xả.

BỐN TRẠNG THÁI VÔ SẮC CỦA SỰ THANH TĨNH : Xem Vô sắc giới.

CĂN CỨ CỦA GIÁC QUAN : Mười hai yếu tố của giác quan là các giác quan mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý cùng với các đối tượng của chúng là hình sắc, âm thanh, hương, vị, xúc và đối tượng của thức (các pháp).

CHE CHƯỚNG TRÍ HUỆ : Sự che chướng vi tế bám chấp vào các ý niệm chủ thể, đối tượng và hành động. Nó tạm thời được tịnh hóa vào giây phút nhận ra bản tánh của tâm, và rốt ráo được tịnh hóa qua kim cương định vào lúc chót của địa thứ mười.

CHETSUŠN NYINGTIG : Một trong những giáo huấn quan trọng nhất của Dzogchen, căn cứ trên sự truyền từ Vima-lamitra. Jamyang Khyentse có một linh ảnh về Chetsušn Senge Wangchuk gây cảm hứng cho ngài viết giáo huấn quý giá có tên là Chetsušn Nyingtig. Senge Wangchuk (thế kỷ 11-12) là một vị trong dòng các guru trong sự truyền thừa Nyingtig, nhận giáo huấn này từ bổn sư là Dangma Lhušngyal, cũng như trực tiếp từ Vimalamitra. Kết quả của sự chứng ngộ rất cao của ngài, thân xác ngài biến mất trong ánh sáng cầu vồng khi ngài chết. Trong một tái sanh về sau như là Jamyang Khyentse Wangpo, ngài nhớ lại giáo lý Dzogchen mà Senge Wangchuk đã truyền cho dakini Palgyi Lodroš và viết chúng ra như là terma Chetsušn Nyingtig, “Tâm Yếu của Chetsušn.”

CHÍN MUỒI VÀ GIẢI THOÁT : Hai phần trọng yếu của thực hành Kim Cương thừa : các sự quán đảnh truyền pháp làm chín, làm trưởng thành dòng sống của con người với khả năng chứng thực được bốn thân và các lời dạy giải thoát cho phép người ấy áp dụng thật sự sự quán chiếu đã được đưa vào qua các lễ truyền pháp.

CHÍN THỪA TIỆM TIẾN : Thanh Văn, Bích Chi Phật, Bồ tát, Kriya, Upa, Yoga, Maha Yoga, Anu Yoga và Ati Yoga. Hai cái đầu của Tiểu thừa ; cái thứ ba là Đại thừa ; ba cái tiếp là Ba Tantra Ngoại ; ba cái cuối cùng là Ba Tantra Nội.

CHÍN TRẠNG THÁI ĐỊNH LIÊN TIẾP NHAU : Bốn thiền, bốn trạng thái vô sắc và định an bình của Thanh Văn, còn gọi là Diệt tận định.

CHOŠ : Nghĩa đen là “cắt”. Mộït hệ thống thực hành căn cứ trên Bát Nhã ba la mật và truyền xuống từ thành tựu giả Ấn là Phadampa Sangye và nữ đạo sư Tây Tạng là Machig Labdrošn với mục đích cắt đứt bốn loại Ma và chấp ngã. Một trong Tám Dòng Tu Hành của Phật giáo Tây Tạng.

CHOKGYUR LINGPA (1829-1870) : Một vị khám phá kho tàng và đương thời với Jamyang Khyentse Wangpo và Jamgošn Kongtrušl. Được xem là một trong các Terton chính trong lịch sử Tây Tạng. Chokgyur Lingpa nghĩa 
là “Thánh điện của sự xuất chúng.”

CÕI LẠC PHÚC (Cực lạc) : Tịnh độ của Phật A Di Đà trong đó người thực hành sẽ sanh về khi trải qua ‘bardo trở thành’, qua sự phối hợp của niềm tin thanh tịnh, công đức đầy đủ, và sự quyết định nhất tâm.

CON ĐƯỜNG TÍCH LŨY : Cái thứ nhất trong năm đường, nó tạo thành nền tảng cho cuộc du hành đến giải thoát và bao gồm sự thu góp một tích lũy bao la công đức hồi hướng cho sự đạt đạo này. Trên đường này, người ta có một hiểu biết trí thức và ý niệm về vô ngã qua học hỏi và tư duy. Nhờ trau dồi bốn niệm xứ, bốn chánh cần, và bốn như ý túc, người ta thành công trong việc trừ sạch các nhiễm ô phiền não thô chúng gây ra sự đau khổ của sanh tử và đạt được những phẩm chất của thần thông và “định của dòng Pháp” dẫn đến con đường kết hợp, hội nhập.

CON ĐƯỜNG HOÀN THÀNH : Cái thứ năm của năm đường và trạng thái của giác ngộ viên mãn.

CON ĐƯỜNG TU TẬP : Cái thứ tư của năm đường trong đó người ta tu tập, trau dồi các thực hành cao cấp của một Bồ tát, đặc biệt là tám phương diện của thánh đạo.

CON ĐƯỜNG THẤY (Chân lý) : Cái thứ ba trong năm đường, là sự đạt đến địa đầu tiên, giải thoát khỏi sanh tử và chứng ngộ chân lý của thực tại.

CÚNG TIỆC : Một buổi tiệc được các hành giả Kim Cương thừa cử hành để tích lũy công đức và tịnh hóa các cam kết thiêng liêng.

CỬA MỞ CỦA BRAMA : Chỗ mở trên đỉnh đầu, tám lóng tay trên đường viền mái tóc.

CỰU DỊCH : Một đồng nghĩa của Cựu Phái, truyền thống Nyingma. Các giáo lý được dịch trước thời đại dịch giả Rinchen Sangpo, trong thời trị vì của các vua Trisong Deutsen và Ralpachen.

DAKINI : 1/ Các sinh thể hoàn thành các hoạt động giác ngộ ; các nữ thần Mật thừa bảo vệ và phụng sự Phật pháp và các hành giả. Cũng là trong “Ba Gốc Rễ.” 2/ Hành giả nữ đã giác ngộ của Kim Cương thừa.

DAKINI TEACHINGS : Các sự chỉ dạy bằng lời của Padma-sambhava cho Bà Tsogyal. Một tuyển tập các lời chỉ dạy của đại sư do Nyang Ral, Sangye Lingpa và Dorje Lingpa phát giác. Gồm các chủ đề quy y, các lời nguyện Bồ tát, vị thầy Kim cương, sự thực hành bổn tôn yidam, ẩn cư và các phẩm của quả vị.

DHARMARAJA (Tử thần) : Tính cách phải chết của chúng ta ; sự nhân cách hóa của vô thường và quy luật vĩnh viễn của nhân quả.

DI CHÚC CỦA PADMA : Khám phá bởi đại Terton Nyang Ral, và được coi là đồng dạng với bản dịch dài vừa – bộ Sanglingma, tiểu sử của Padmasambhava. Một bản dịch Anh ngữ đã được xuất bản là Liên Hoa Sanh (Shambhala, 1993).

DIỆT TẬN ĐỊNH : Trạng thái thiền định của một vị A La Hán nhập vào sau khi mọi phiền não, cảm giác và tư tưởng ngưng dứt hẳn. Nó không được xem là mục đích tối hậu của các trường phái Đại thừa.

DOŠN : Năng lực xấu ; một loại ma.

DÒNG NGHE PHÁP : Dòng các giáo lý khẩu truyền từ thầy đến đệ tử, phân biệt với dòng kinh điển truyền bản văn. Dòng nghe pháp nhấn mạnh những điểm then chốt của khẩu truyền hơn là nghiên cứu học hỏi mang tính chất triết lý.

DORJE DUDJOM XỨ NANAM : Một ông quan của vua Tri-song Deutsen, được gởi đến Nepal để mời Padmasambhava đến Tây Tạng. Một mantrika đã đạt đến hoàn thiện trong hai giai đoạn phát triển và thành tựu, ông có thể bay với tốc độ gió và đi qua vật đặc. Rigdzin Gošdem (1337-1408) và Pema Trinley (1641-1718), vị Vidyadhara vĩ đại của chùa Dorje Drak miền trung Tây Tạng, cả hai được xem là các tái sanh của Dorje Dudjom. Dorje Dudjom nghĩa là “Người hàng phục không thể hủy hoại đối với Ma Vương.”

DRENPA NAMKHA : Dịch giả Tây Tạng và đệ tử của Padma-sambhava, vốn là một giáo sĩ có ảnh hưởng của đạo Bošnpo. Về sau học với Padmasambhava và cũng học dịch. Người ta nói ông đã thuần phục một con trâu yak hoang dã chỉ bằng một dáng điệu dữ tợn. Ông đã đưa nhiều giáo huấn Bošnpo cho Padmasambhava, ngài cất chúng như kho tàng terma. Drenpa Namkha nghĩa là “Không gian của Tỉnh Giác.”

DRIB : Nhiễm ô, che ám do tiếp xúc với người hay vật bất tịnh.

DRUBCHEN (Lễ) : Thực hành đại thành tựu ; một thực hành sadhana bởi một nhóm người tiến hành không nghỉ trong bảy ngày.

DỤC GIỚI : Gồm các cõi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, người, a tu la và chư thiên của sáu cõi trời thuộc dục giới. Nó được gọi là dục giới bởi vì chúng sanh ở đó bị hành hạ bởi sự đau khổ thuộc tâm trí do ham muốn và bám níu vào vật chất.

DUY TÂM (Phái) : Một họïc phái Đại thừa Phật giáo được đại sư Asanga và các đệ tử phổ biến. Căn cứ trên kinh Lăng Già và các kinh khác, tiền đề chính của nó là mọi hiện tượng đều chỉ là tâm, nghĩa là những tri giác thuộc về tâm thức, chúng xuất hiện trong tạng thức nền tảng của tất cả, do từ các tập khí thói quen. Một cách tích cựïc, cái thấy này trừ bỏ sự trụ tướng chấp thực. Một cách tiêu cực, vẫn còn có sự bám trước vào một cái “tâm” thực sự hiện hữu trong đó mọi sự xảy ra.

DUYÊN SANH : Định luật tự nhiên rằng các hiện tượng khởi sanh tùy thuộc vào các nguyên nhân liên hệ với các điều kiện. Sự kiện rằng không có hiện tượng nào xuất hiện không có một nguyên nhân và không có cái gì được tạo ra do một người sáng tạo mà người đó lại không có nguyên nhân. Mọi sự sanh khởi do và tùy thuộc vào sự trùng hợp của các nhân và duyên mà thiếu chúng sự vật không thể xuất hiện.

DZONGSAR KHYENTSE CHOŠKYI LODROŠ : Một trong năm tái sanh của Jamyang Khyentse Wangpo. Ngài là một đại sư nắm giữ truyền thống Rimey, cũng là một trong hai Guru gốc của Đức Dilgo Khyentse. Ba tái sanh của ngài hiện sống ở Bir, Himachal Pradesh ; ở Dordogne, Pháp ; và ở Boudha-nath, Nepal. Dzongsar nghĩa là “Lâu Đài Mới”, Khyentse nghĩa là “Trí Huệ Từ” và Choškyi Lodroš nghĩa là “Trí của Pháp.”

ĐẠI TOÀN THIỆN (DZOGCHEN) : Cái thứ ba trong Ba Tantra Nội của phái Nyingma. Đại Toàn Thiện là cái tối hậu của 84.000 pháp môn sâu rộng của Pháp, sự chứng ngộ của Phật Phổ Hiền. Xem “Dzogchen” và “Ati Yoga.”

ĐẠO SƯ : Trong Lamrim Yeshe Nyingpo, Padmasambhava nói : “Đạo sư kim cương, gốc của con đường là một người có hạnh kiểm trong sạch về samaya và các thệ nguyện. Ngài hoàn toàn trang nghiêm bởi học hỏi, đã phân biện nó qua tư duy, và qua thiền định ngài có những phẩm chất và dấu hiệu của kinh nghiệm và chứng ngộ. Với tâm đại bi, ngài chấp nhận những đệ tử.” Tóm tắt, một người với chánh kiến và lòng bi chân thật.

ĐỒ CÚNG ĐƯỢC ĐỐT : Khói từ các hương được đốt trộn với thực phẩm tinh chất và các chất thiêng liêng. Khói này, được dâng cúng trong một thiền định về đức Quán Thế Âm, vị Bồ tát của đại bi, có thể nuôi dưỡng các tâm thức đang ở trong bardo cũng như các ngạ quỷ.

ĐỘNG ASURA : Động nơi đó Guru Rinpoche hàng phục các lực lượng ma quỷ của Nepal qua sự thực hành Vajra Kilaya. Ở gần Pharping trong thung lũng Kathmandu.

ĐỨC HẠNH CÓ ĐIỀU KIỆN : Thực hành tâm linh trong đó có quan điểm nhị nguyên. Bao gồm các tiên khởi, bảy giác chi v.v... Đức hạnh không điều kiện là sự nhận biết Phật tánh. Hai phương diện đức hạnh này gom góp hai sự tích lũy, bỏ đi hai che chướng, làm hiển lộ trí huệ hai phần, và thực hiện hai thân.

GARAB DORJE : Hiện thân của Semlhag Chen, một vị trời ngày trước đã được chư Phật truyền pháp. Trinh bạch mà có thai, mẹ ngài là một ni cô, con của vua Uparaja (Dhahe-natalo hay Indrabhuti) của Uddiyana. Garab Dorje nhận được tất cả tantra, kinh và lời dạy về Dzogchen từ Vajra-sattva và Vajrapani trong hình tướng con người và trở thành vị vidyadhara con người đầu tiên trong dòng Dzog-chen. Đạt đến giác ngộ viên mãn qua “Đại Toàn Thiện không dụng công,” Garab Dorje truyền các giáo lý cho tùy tùng là những chúng sanh đặc biệt. Manjushrimitra được xem là đệ tử chính của ngài. Padmasambhava cũng được biết là đã nhận sự truyền thừa Dzogchen những tantra trực tiếp từ thân trí huệ của Garab Dorje. Garab Dorje nghĩa là “Niềm vui bất diệt.”

GIÁO LÝ TRỰC CHỈ : Sự trực tiếp giới thiệu vào đưa vào bản tánh của tâm. Một guru gốc là một vị thầy ban cho lời dạy trực chỉ khiến đệ tử nhận ra bản tánh của tâm.

GONGPA SANGTAL : Một kinh điển tantra gồm năm bộ được Guru Rinpoche cất dấu và được khám phá bởi Rigdzin Gošdem, vị đạo sư lập nên truyền thống Jangter của phái Nyingma. Có chứa “Nguyện vọng của Phổ Hiền” một bản văn danh tiếng. Gongpa Santal nghĩa là “Sự Chứng Ngộ vô ngại,” và là một chữ viết tắt của “Chỉ Thẳng sự Chứng Ngộ của Phổ Hiền.”

GUHYASAMAJA : Nghĩa đen là “Hội của những bí mật.” Một trong các tantra và yidam chính của Tân Phái.

GYALPO : Một loại tinh linh hiểm ác, đôi khi được tính vào “tám loại thần và quỷ.” Khi đã được một đại sư hàng phục họ có thể hành động như những người bảo vệ Phật pháp.

GYALWA CHO-YANG HỌ NGANLAM : Một đệ tử thân cận của Guru Rinpoche. Đã đạt đến thành tựu qua thực hành Hayagriva và sau này tái sanh như là các vị Karmapa. Sinh vào bộ tộc Nganlam trong thung lũng Phen, ngài thọ giới với Shantarakshita trong nhóm bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên. Ngài giữ các lời nguyện một cách tròn sạch nhất. Được truyền pháp Hayagriva từ Padmasam-bhava, ngài thực hành trong đơn độc và đạt đến mức độ của một vị vidyadhara. Gyalwa Cho-yang nghĩa là “Tiếng nói cao cả của chiến thắng.”

GYALWA JANGCHUB DÒNG LASUM : Một trong bảy người Tây Tạng đầu tiên thọ giới tỳ kheo với Shantarakshita. Ngài cực kỳ thông minh, có thăm Ấn Độ vài lần và dịch nhiều kinh điển. Một đệ tử thân cận của Padmasambhava, ngài đạt siddhi và có thể bay trên trời. Rigzin Kunzang Sherab, nhà sáng lập đại tu viện Palyušl ở Kham, được coi là một trong những hóa thân của ngài. Gyalwa Jangchub nghĩa là “Sự giác ngộ toàn thắng.”

GYALWEY LODROŠ HỌ DREY : Bắt đầu là một Gošnpo, một người hầu tin cẩn của vua Trisong Deutsen, ngài trở thành một trong những người Tây Tạng đầu tiên thọ giới, với pháp danh là Gyalwey Lodroš, Trí Thông Tuệ Chiến Thắng. Ngài trở nên thông thái trong dịch thuật và đạt đến thành tựu sau khi nhận sự truyền thọ từ Hungkana ở Ấn Độ. Người ta nói rằng ngài đã thăm viếng xứ sở của Yama, Diêm Vương, vua của người chết, và cứu mẹ khỏi địa ngục. Sau khi nhận chỉ dạy từ Padmasambhava, ngài đã chuyển một xác ướp hóa thành vàng. Một số kỳ công đã được khám phá về sau trong các kho tàng Terma. Ngài hoàn thành mức độ vidyadhara về trường thọ và nổi tiếng vì đã sống đến thời Rongzom Pandita Choškyi Sangpo (1012-1088), vị này nhận lời chỉ dạy từ ngài. Gyalwey Lodroš nghĩa là “Trí Huệ chiến thắng.”

HAI CHÂN LÝ (Nhị đế) : Chân lý tương đối và chân lý tuyệt đối. Chân lý tương đối (tục đế) diễn tả kiểu cách tương tợ, hình như, bề ngoài của mọi sự. Chân lý tuyệt đối (chân đế) diễn tả kiểu cách thực, không lầm lỗi. Hai phương diện của thực tại này được định nghĩa bởi Bốn Trường Phái Triết Học, cũng như các Tantra Mật thừa theo nhiều lối, mỗi lối ngày càng sâu sắc hơn và sít sao hơn để diễn tả sự vật như chúng là.

HAI SỰ TÍCH LŨY : Sự tích lũy công đức có ý niệm và sự tích lũy trí huệ siêu vượt ý niệm.

HAI CHE ÁM : Sự che ám của phiền não (phiền não chướng) và sự che ám hiểu biết (sở tri chướng).

HAI MƯƠI LĂM THUỘC TÍNH CỦA QUẢ : Năm thân, năm khẩu, năm trí, năm phẩm tính và năm hoạt động. Cũng gọi là “sự tương tục được trang hoàng với thân, khẩu, tâm, phẩm chất và hoạt động đều vô tận.”

HAYAGRIVA : Hóa thần Mật thừa với một đầu ngựa, tóc cháy rực ; phương diện phẫn nộ của Phật A Di Đà. Ở đây đồng với Padma Hekura, Khẩu Hoa Sen, trong Tám Chỉ Dạy Sadhana.

HINAYANA (Tiểu thừa) : Thừa nhắm vào sự chiêm nghiệm thiền định về Bốn Thánh Đế và Thập Nhị Nhân Duyên, sự thực hành đưa đến giải thoát khỏi sanh tử. Khi dùng trong cách nói đối địch, thái độ Tiểu thừa để chỉ sự theo đuổi hạn hẹp con đường giác ngộ chỉ với mục đích giải thoát cho cá nhân hơn là cho sự giác ngộ của tất cả chúng sanh.

HOAN HỶ ĐỊA : Bậc đầu tiên của mười địa Bồ tát ; giải thoát khỏi sanh tử và chứng ngộ chân lý của thực tại.

HỌC, TƯ DUY VÀ THIỀN ĐỊNH (Văn, tư, tu) : “Học” nghĩa là nhận các lời giáo lý và nghiên cứu kinh điển để tịnh trừ vô minh và tà kiến. “Tư duy” là nhổ gốc sự không tin chắc và hiểu sai qua việc suy nghĩ kỹ lưỡng về chủ đề. “Thiền định” là trực tiếp đạt được thấu hiểu qua sự áp dụng các lời dạy vào kinh nghiệm cá nhân.

HƯ VÔ LUẬN, HƯ VÔ CHỦ NGHĨA : Nghĩa đen là “đoạn kiến.” Quan điểm cực đoan “không có gì cả” : không có tái sanh hay nghiệp quả, và sự không hiện hữu của một tâm sau khi chết.

JAMGOŠN KONGTRUL (1813-1899) : Cũng được biết với tên là Lodroš Thaye, Yošngten Gyamtso, Padma Garwang và tên terton là Padma Tennyi Yungdrung Lingpa. Ngài là một trong những vị thầy xuất chúng thế kỷ 19 và chú tâm đặc biệt đến thái độ không bộ phái. Nổi danh như một vị thầy thành tựu, học giả và tác giả, ngài trước tác hơn 100 bộ sách. Bộ nổi tiếng nhất là Năm Bảo Tàng, trong đó có 63 bộ của Rinchen Terdzoš, văn chương Terma của một trăm vị đại terton.

JAMYANG KHYENTSE WANGPO (1820-1892) : Một vị thầy vĩ đại thế kỷ trước. Ngài là vị cuối cùng trong năm Đại Terton và được coi là sự hóa thân hỗn hợp của Vimala-mitra và vua Trisong Deutsen. Ngài trở thành thầy của mọi phái Phật giáo Tây Tạng và là người sáng lập phong trào Rimey. Có mười bộ sách của ngài cùng với các terma của ngài. Jam-yang nghĩa là “Văn Thù, hòa dịu” Khyentse Wangpo nghĩa là “Bậc Trí Huệ Từ Ái.”

JNANA KUMARA HỌ NYAG : Jnana Kumara nghĩa là “sự Tỉnh Giác Trẻ Trung.” Tu sĩ Tây Tạng lúc sơ thời và là dịch giả trác tuyệt, đã nhận Bốn Dòng Sông Lớn của sự Truyền Thừa từ Padmasambhava, Vimalamitra, Vairo-chana và Yudra Nyingpo. Ngài làm việc gắn bó với Vima-lamitra trong việc phiên dịch các tantra Mahayoga và Ati Yoga. Ngài cũng có tên là Nyag Lotsawa và do sự nhập môn bí mật mà có tên là Drimey Dashar “Ánh trăng không vết mờ.” Hoa trong lễ nhập môn của ngài, cùng với hoa của Trisong Deutsen rơi vào Chemchok Heruka. Sau đó ngài nhận sự trao truyền Y Học Cam Lồ từ Padmasambhava. Ngài thực hành ở động Kim Cương ở Yarlung, nơi đó ngài đã rút nước từ trong đá tảng ; người ta nói rằng dòng nước này còn chảy tới hôm nay. Trong các tái sanh của ngài có Dabzang Rinpoche, một vị đồng thời trong thế kỷ 19 với Jamgošn Kongtrušl thứ Nhất.

KADAG RANGJUNG RANGSAR : Tên của một trong năm bộ sách chứa trong Gongpa Sangtal. Kadag Rangjung Rangsar nghĩa là “tánh thanh tịnh bổn nhiên tự hữu và tự biểu hiện.”

KARMA PAKSHI (1204-1283) : Vị thứ hai trong dòng các Karmapa tái sanh và được xem là Tulku thứ nhất được nhận biết của Tây Tạng. Tên Pakshi là tiếng Mông Cổ để chỉ “đạo sư,” một tên hiệu sau khi được vua Mông Cổ ban cho một vị trí tôn giáo cao cấp. Trong các đệ tử của ngài có đại thành tựu giả Orgyenpa Rinchen Pal (1230-1309).

KAWA PALTSEK : Đệ tử trực tiếp của cả Padmasambhava và Shantarakshita ; người đóng góp quan trọng vào việc dịch thuật Ba Tạng Tây Tạng và Gyušbum Nyingma. Sinh trong thung lũng Phen, ngài trở thành một dịch giả kiệt xuất ứng với một lời tiên tri của Padmasambhava, và ở trong nhóm bảy nhà sư Tây Tạng đầu tiên được thọ giới bởi Shantarakshita. Ngài nhận giáo lý Kim Cương từ đại sư Padma và đạt được thiên nhãn thông vô ngại. Kawa là tên của một nơi chốn, và Paltsek nghĩa là “Núi Rực Rỡ.”

KAYA : “Thân” trong nghĩa một thân thể có nhiều phẩm chất. Khi nói đến hai thân : Pháp thân (dharmakaya) và Sắc thân (rupakaya). Ba thân là Pháp thân, Báo thân (sambho-gakaya) và Hóa thân (nirmanakaya).

KHANDRO NYINGTIG : Nghĩa là “Tâm Yếu của các Dakini.” Một toàn tập sâu xa về giáo lý Dzogchen được Padmasam-bhava truyền cho công chúa Pema Sal. Nằm trong bộ Nyingtig Yabshi nổi tiếng.

KHENPO : Một danh hiệu dành cho người hoàn thành khóa học chính kéo dài khoảng mười năm về các ngành truyền thống của triết học, luận lý, Luật học Phật giáo... Cũng có thể nói đến vị trụ trì một ngôi chùa hay vị thầy truyền giới luật tỳ kheo.

KHENPO NGAKCHUNG BIỆT HIỆU NGAWANG PAL-SANG (1879-1941) : Một Khenpo ở Katok và một nhà phục hưng rất quan trọng của dòng học giả về kinh điển Dzogchen công truyền. Được xem là tái sanh của cả Vimalamitra và Longchenpa. Chandral Sangye Dorje là một trong những đệ tử cuối cùng còn sống của ngài.

KILAYA : Các tantra về hóa thần Vajra Kilaya.

KIM CƯƠNG TÒA : Chỗ ngồi dưới cây Bồ Đề ở Bồ Đề đạo tràng nơi đức Phật giác ngộ.

KINH MẠCH TRUNG ƯƠNG : Kinh mạch vi tế trung ương ở trong thân thể, chạy từ cuối xương sống đến đỉnh đầu.

KOŠNCHOK CHIDUŠ : “Hiện thân của các bậc quý giá.” Một terma được Jatsošn Nyingpo vĩ đại (1585-1656) khám phá ra, tập trung vào Padmasambhava. Ngài truyền bộ lời dạy này trước tiên cho Dušdušl Dorje (1615-1672). Một số lớn của nguyên tác này đã được dịch ra Anh ngữ bởi Peter Roberts.

KOŠNCHOK JUNGNEY HỌ LANGDRO : Ban đầu là một vị quan trong triều đình của vua Trisong Deutsen. Về sau trở thành một đệ tử thân thiết của Padmasambhava và đạt đến thành tựu. Hai đại Terton Ratna Lingpa (1403-1471) và Longsal Nyingpo (1625-1692) được xem là trong số các tái sanh của ngài. Košnchok Jungney nghĩa là “Nguồn các bậc Quý Giá.”

KRIYA YOGA : Cái thứ nhất của ba tantra ngoại, nhấn mạnh vào sự sạch sẽ và giới hạnh thanh tịnh. Các kinh văn của Kriya Yoga xuất hiện đầu tiên ở Varanasi.

KUNZANG TUKTIG : “Tâm Yếu của Phổ Hiền.” Một tuyển tập các lời dạy Terma do Chokgyur Lingpa khám phá, tập trung nói về các hóa thần từ hòa và hung nộ.

LẠC, SÁNG TỎ VÀ VÔ NIỆM : Ba kinh nghiệm tạm thời của thiền định. Trụ vào chúng sẽ có sự ươm hạt cho sự tái sanh trong ba cõi của sanh tử. Không trụ vào, chúng là sự trang hoàng của ba thân.

LAMA GONGDUŠ : Vòng giáo pháp được khám phá do Sangye Lingpa (1340-1396) gồm 18 bộ, mỗi bộ khoảng 700 trang. Lama Gongduš nghĩa là “hiện thân sự chứng ngộ của Đạo sư.”

LAMA SANGDUŠ : Một terma khám phá bởi Guru Chošwang (1212-1270), một trong những terton sớm nhất và quan trọng nhất. Nó tập trung vào bản thể Guru như hình thức Báo thân của Padmasambhava của mạn đà la năm phần của Toštreng Sal. Lama Sangduš nghĩa là “hiện thân những bí mật của Đạo sư.”

LOKYI CHUNGPA : Một đệ tử thân cận của Padmasambhava, trở thành một dịch giả Phật giáo lúc còn rất trẻ, do đó có tên. Ngài cũng được biết với tên là Khyen-chung Lotsawa “Đứa trẻ Dịch giả.” Trong số các tái sanh về sau là Terton Dušdušl Dorje (1615-1672), Dudjom Lingpa (1835-1903), và đức Dudjom Rinpoche, Jigdrel Yeshe Dorje (1904-1987).

LONGCHENPA BIỆT HIỆU LONGCHEN RABJAM (1308-1363) : Một tái sanh của Công chúa Pema Sal, con của vua Trisong Deutsen. Guru Rinpoche đã trao truyền dòng Dzogchen (tức Khandro Nyingtig) cho bà. Ngài được xem là tác giả quan trọng nhất viết về giáo lý Dzogchen. Công trình của ngài gồm trong Bảy Đại Kho tàng, Tam Bộ và các luận giải trong Nyingtig Yabshi. Nhiều chi tiết về cuộc đời và lời dạy của ngài ở trong cuốn Tâm Phật của Tulku Thondup Rinpoche, nhà xuất bản Snow Lion, 1989. Long-chenpa nghĩa là “Đại Không.”

MACHIG LABDROŠN (1031-1129) : Vị đại sư người nữ ghi lại sự thực hành pháp môn Choš, cắt đứt chấp ngã. Đệ tử và người phối ngẫu của đạo sư Ấn Độ Phadampa Sangye. Machig Labdrošn nghĩa là “Ngọn đèn Mẹ độc nhất của Pháp.”

MAHAYANA : “Đại thừa.” Khi dùng từ “Đại thừa và Tiểu thừa,” thì Đại thừa bao gồm các thừa Tantra trong khi Tiểu thừa gồm các giáo lý cho bậc Thánh Văn và Bích Chi Phật. Hàm ý “đại” hay “tiểu” để chỉ phạm vi nguyện vọng, các phương pháp tu hành và độ sâu của sự thấu hiểu. Trung tâm của thực hành Đại thừa là lời nguyện Bồ tát giải thoát cho tất cả chúng sanh qua phương tiện và trí huệ, đại bi và quán thấu tánh Không. Hai phái lớn của Đại thừa là Duy Tâm và Trung Đạo. Bảy tính cách vĩ đại của Đại thừa được đề cập trong Trang nghiêm các Kinh của Maitreya được Jamgošn Kongtrušl giải thích trong Trí Huệ Toàn Khắp : “Sự vĩ đại tập trung vào kho tàng bao la của giáo lý Đại thừa, sự vĩ đại của các phương tiện thành tựu lợi lạc cho mình và cho người, sự vĩ đại của trí huệ thấu rõ hai vô ngã, sự vĩ đại của tinh tấn chuyên cần trong ba a tăng kỳ kiếp, sự vĩ đại của phương tiện thiện xảo như là không bỏ sanh tử và thị hiện bảy hành động bất thiện của thân và khẩu mà không có phiền não ; sự vĩ đại thành tựu chân thật thập lực, bốn vô úy, những phẩm chất độc nhất của bậc giác ngộ, và sự vĩ đại của hoạt động tự nhiên và không ngừng nghỉ.”

MAHAYOGA : Cái thứ nhất của “Ba Tantra Nội.” Mahayoga trong kinh văn được chia làm hai phần : Phần Tantra và phần Sadhana. Phần Tantra gồm Mười Tám Mahayoga Tantra trong khi phần Sadhana gồm có Tám Giáo Lý Sadhana. Jamgošn Kongtrušl nói trong Kho Tàng Trí Huệ của ngài : “Mahayoga nhấn mạnh vào phương tiện (upaya), giai đoạn phát triển, và cái thấy rằng giải thoát được đạt đến qua sự quen dần với sự quán thấy bản tánh không thể phân chia của nhị đế.” Nhị đế trong Mahayoga là thanh tịnh và bình đẳng – bản tánh thanh tịnh của các uẩn, các đại, và các thành phần của các căn là chư Phật và Bồ tát nam và nữ. Trong cùng lúc đó, mọi sự vật xuất hiện và hiện hữu đều là tánh bình đẳng của tánh Không.

MAMO : Viết tắt của “các hóa thần Mẹ trong thế gian.” Một trong Tám Sadhana. Các hóa thần nữ lưu xuất từ pháp giới nhưng xuất hiện theo các cách phù hợp với hình tướng thế gian qua sự tương liên giữa thế giới thế tục và các kinh mạch, khí và tinh chất trong thân thể chúng ta. Các vị có cả hai phương diện, một tối hậu và một tương đối. Nhân vật chính trong mạn đà la này là Chemchok Heruka, hình tướng hung nộ của Phật Phổ Hiền được gọi là Ngošndzok Gyalpo, Vua của Hoàn Thiện chân thật.

MANDALA : 1/ “Trung tâm và chu vi.” Thường là một hóa thần cùng với môi trường bao quanh của vị ấy. Một mạn đà la là một tượng trưng bằng đồ họa cảnh giới sống động của một hóa thần Mật thừa. 2/ Cúng dường mạn đà la là một cúng dường được quán tưởng như là một toàn bộ vũ trụ, cũng như sự sắp xếp đồ cúng trong nghi lễ Mật thừa.

MANTRA : 1/ Một đồng nghĩa với Kim Cương thừa. 2/ Một tổ hợp các âm thanh tượng trưng và truyền thông bản tánh của một hóa thần, nó dẫn đến sự tịnh hóa và chứng ngộ, ví dụ OM MANI PADME HUNG. Có ba loại mantra chính : guhya mantra, vidya mantra và dharani mantra.

MANTRA BÍ MẬT : Đồng nghĩa với Kim Cương thừa hay giáo lý Tantra. “Guhya” là bí mật, cất dấu và tự ẩn. “Mantra” trong văn cảnh này nghĩa là siêu xuất, tuyệt hảo, đáng tán dương.

MANTRA TINH YẾU (Tâm chú) : Hình thức thu gọn của thần chú của một hóa thần bổn tôn so với thần chú đà ra ni dài ; ví dụ “OM MANI PADME HUNG.”

MANTRIKA : Hành giả của Mantrayana (Mật thừa hay là Kim Cương thừa).

MARA : Ma, ảnh hưởng tà tạo nên những chướng ngại cho thực hành và giác ngộ. Một vị thần có thần lực ở nơi cao nhất của Dục giới, bậc thầy của ảo hóa đã tìm cách ngăn cản đức Phật thành đạo ở Bồ đề đạo tràng. Với người thực hành Pháp, Ma tượng trưng cho sự chấp ngã và sự bận rộn với tám mối quan tâm thuộc thế gian. Tổng quát có bốn loại Ma ngăn cản người tu : phiền não ma, tử ma, ngũ ấm ma và thiên ma. Đôi khi bốn loại Ma được đề cập bằng tên : Tử Thần, Con của Tử thần, Phiền não và Ngũ Ấm.

MILAREPA (1040-1123) : Một trong những thiền giả và thi sĩ nổi tiếng nhất của Tây Tạng. Nhiều giáo lý của phái Karma Kagyuš truyền qua ngài. Để có nhiều chi tiết hơn, xin đọc Cuộc đời của Milarepa và Một Trăm Ngàn Bài Ca của Milarepa (Nhà xuất bản Shambhala). Tên ngài nghĩa là “Mila áo vải.”

MƯỜI HOẠT ĐỘNG TÂM LINH : Chép kinh điển, cúng dường, bố thí, nghe thuyết pháp, ghi nhớ, đọc, trình bày, tụng, tư duy và tu hành nghĩa của Pháp.

MƯỜI CHỦ ĐỀ CỦA TANTRA : Cái thấy, hạnh, mạn đà la, truyền pháp, samaya, hoạt động, thành tựu, định, dâng cúng puja, thần chú và ấn. Đây là mười phương diện của con đường của một hành giả Mật thừa, cũng là mười chủ đề căn bản.

NADI : Các kinh mạch trong thân kim cương qua chúng các dòng năng lực chuyển động.

NAMKHAI NYINGPO HỌ NUB : Sinh ở quận Nyal Hạ, ngài là một trong những người Tây Tạng đầu tiên thọ giới tỳ kheo. Một đệ tử dịch giả, ngài du hành qua Ấn ở đó nhận được sự truyền pháp từ Hungkara và đạt được thân của trí huệ bất nhị. Namkhai Nyingpo cũng được kể trong hai mươi lăm đệ tử của Guru Rinpoche. Nhận được sự trao truyền của Guru, ngài có thể bay theo những tia mặt trời. Khi thiền định trong Hang Dài Rực Rỡ ở Lhodrak, ngài có những linh kiến về nhiều yidam và đạt đến mức độ vidyahara của Đại Ấn. Cuối cùng ngài ra đi đến những cõi trời mà không để lại thân xác. Namkhai Nyingpo nghĩa là “Tinh Túy của Không Gian.”

NĂM TERTON GIỐNG NHƯ VUA : Một danh sách gồm Năm Terton Vua là : Nyang Ral Nyima OŠzer (1124-1192), Guru Choškyi Wangchuk (1212-1270), Dorje Lingpa (1346-1405), Pema Lingpa (1445/50-1521) và (Padma OŠsel) Do-ngak Lingpa (Jamyang Khyentse Wangpo) (1820-1892). Đôi khi danh sách còn gồm đại Terton Rigdzin Gošdem (1337-1408).

NĂM CON ĐƯỜNG : Năm con đường hay năm cấp bậc trên đường giác ngộ : con đường tích lũy, tham gia, thấy, tu tập, và hoàn thành hay không học hỏi nữa.

NĂM ĐỘC : Tham, sân, si, mạn, ganh ghét.

NANAM YESHE : Còn được biết với tên là Bandey Yeshe Dey họ Shang. Một dịch giả nhiều tác phẩm với hơn 200 bản văn và là một đệ tử của Padmasambhava. Tu sĩ học rộng và thành tựu này một hôm biểu hiện những thần thông đã đạt được qua sự lão luyện Vajra Kilaya, bằng cách bốc lên trời như một con chim. Yeshe nghĩa là “Giác bổn nguyên.”

NÂNG CẤP, TĂNG TIẾN : Các loại thực hành khác nhau với mục đích làm vững vàng “quán.” Theo Tulku Urgyen Rin-poche, sự thực hành nâng cấp chính yếu là trau dồi sùng mộ và đại bi.

NGƯỜI NẮM GIỮ CHÀY KIM CƯƠNG : 1/ Danh hiệu tôn kính để dành cho một vị thầy thành tựu. 2/ Trạng thái giác ngộ.

NIRMANAKAYA : Hóa thân, “sự xuất hiện huyễn hóa.” Cái thứ ba trong ba thân. Phương diện giác ngộ mà người bình thường có thể tri giác được.

NÚI HUY HOÀNG Ở CHAMARA / NÚI HUY HOÀNG MÀU ĐỒNG ĐỎ : Xứ sở tịnh độ của Guru Rinpoche trên tiểu lục địa Chamara phía đông nam của đại lục Jambu (Diêm Phù). Chamara là đảo chính trong chín đảo do loài raksha dã man ở. Ở giữa Chamara có một ngọn núi nguy nga màu đỏ cao ngất trời. Trên đỉnh núi là cung điện thần biến Ánh Sáng Hoa Sen, xuất hiện từ sự biểu lộ tự nhiên của tánh Giác bổn nguyên. Đức Padmasambhava ở tại đây trong một thân bất diệt siêu việt sống chết, trường tồn ngày nào sanh tử vẫn còn và qua đó, ngài không ngừng mang lại lợi lạc cho chúng sanh qua các hóa thân thần biến của thân, ngữ và tâm của ngài.

NÚI TU DI VÀ BỐN CHÂU : Ngọn núi huyền thoại vĩ đại ở trung tâm của hệ thống thế giới chúng ta, bao quanh bởi bốn châu lục, nơi đó hai loài thấp nhất của chư Thiên cõi Dục giới sống. Nó bao quanh bởi các dãy núi thấp hơn, các hồ, các lục địa và đại dương nhô lên khỏi mặt biển 84.000 lý (lý : ba dặm Anh). Thế giới chúng ta đang sống nằm trên châu lục phía Nam gọi là Jambudvipa (Nam Thiệm Bộ Châu).

NÚT NADI : Đôi khi tương đương với luân xa, một chỗ tiếp hợp chính hay điểm giao nhau của các kinh mạch. Đôi khi là một chỗ bế tắc vi tế cần phải cởi mở nhờ các thực hành yoga.

NYANG RAL NYIMA OŠZER (1124-1192) : Vị thứ nhất của năm Terton Vua và là một tái sanh của vua Trisong Deutsen. Một số kho tàng do ngài khám phá được gồm Rinchen Terdzoš, trong đó nổi tiếng nhất là Kagye Deshek Dušpa, một bộ các giáo lý nhắm vào Giáo lý Tám Sadhana, và tiểu sử của Guru Rinpoche gọi là Sanglingma hiện giờ đã xuất bản là Liên Hoa Sanh (Shambhala). Nyang Ral nghĩa là “Người trang sức từ Nyang” và Nyima OŠzer nghĩa là “Tia Sáng Mặt Trời.”

NYINGTIG YABZHI : Một trong những tuyển tập nổi tiếng nhất của kinh điển Dzogchen. Vimalamitra kết hợp hai phương diện của Phần Thậm Thâm Vô Thượng – dòng giải thích với kinh điển và dòng nghe khẩu truyền không kinh điển – và cất dấu chúng để rồi được khám phá như là giáo lý Nyingtig Vima Nyingtig, và cũng như là Tâm Yếu Bí Mật của Vimalamitra. Longchenpa minh giải chúng trong 51 đoạn của Lama Yangtig. Padmakara cất dấu lời dạy của ngài về Vòng Thậm Thâm Vô Thượng và sau này được khám phá như là Khandro Nyingtig, Tâm Yếu của các Dakini. Longchenpa cũng minh giải các lời dạy này trong bộ Khandro Nyingtig của ngài. Bốn bộ đặc biệt về giáo lý Dzogchen này, cùng với lời dạy thêm của Longchenpa là Zabmo Yangtig, gồm lại trong tuyển tập của ngài, tức là tuyển tậïp Nyingtig Yabzhi.

PALGYI DORJE HỌ LHALUNG : Sinh ở Drom Thượng, ngài phục vụ như một người canh biên giới nhưng có tâm từ bỏ và cùng với hai anh nhận truyền giới xuất gia từ Vimalamitra. Ngài nhận Bồ tát nguyện từ Padmasambhava cũng như sự truyền pháp và lời dạy miệng. Ngài thiền định ở Hẻm Núi Trắng xứ Tsib và ở Yerpa, ở đó ngài đạt thành tựu có thể đi xuyên qua đá núi. Những năm sau ngài ám sát vị vua ác Langdarma. Palgyi Dorje nghĩa là “Kim Cương Rực Rỡ.”

PALGYI SENGE HỌ LANG : Cha ngài là Amey Jangchub Drekhošl, một mantrika thần lực đủ để sử dụng tám loại thần và quỷ như những người giúp việc. Ngài là một trong tám đại đệ tử của Padmasambhava khi pháp quán đảnh “Hội Chư Như Lai” được ban cho. Ngài đạt cả hai sự thành tựu thông thường và tối thượng ở Paro Taktsang qua sự thực hành pháp môn “Thuần hóa mọi Hồn Linh Kiêu Ngạo.” Các Rinpoche Dzogchen được xem như các tái sanh của ngài. Palgyi Senge nghĩa là “Sư Tử Vinh Quang.”

PALGYI SENGE HỌ SHUBU : Một trong các quan của vua Trisong Deutsen, trong những sứ giả được gởi đi để mời Padmasambhava đến Tây Tạng. Ngài học dịch thuật từ Guru Padma và dịch nhiều giáo lý Mamo, Yamantaka và Kilaya sang tiếng Tây Tạng. Đã đạt được nhiều thành tựu với Mamo và Kilaya, ngài có thể chẻ đá cuội và tách dòng sông bằng con dao găm của mình. Các tái sanh của ngài có đại Terton Mingyur Dorje của truyền thống Nam-choš. Palgyi Senge nghĩa là “Sư Tử Vinh Quang.”

PALGYI WANGCHUK HỌ KHARCHEN : Trong tiểu sử Sanglingma ngài là cha của Yeshe Tsogyal ; chỗ khác ngài được xem là anh của bà, một đệ tử thân cận của Padmasambhava đạt đến siddhi qua sự thực hành Vajra Kilaya. Palgyi Wangchuk nghĩa là “Bậc Rạng Rỡ.”

PALGYI WANGCHUK HỌ O-DREN : Một đại học giả và mantrika, đạt được thành tựu qua sự thực hành Guru Drakpo, phương diện hung nộ của Padmasambhava.

PALGYI YESHE HỌ SOGPO : Đệ tử của Padmasambhava và Jnana Kumara họ Nyag. Palgyi Yeshe nghĩa là “Trí Huệ Rực Rỡ.”

PANDITA (pháp sư) : Một vị thầy học rộng, học giả hay giáo sư triết học Phật giáo.

PARAMITA (Ba la mật đa) : Nghĩa đen là “qua đến bờ bên kia.” Đặc biệt, nó có nghĩa là siêu việt khỏi các ý niệm về chủ thể, đối tượng và hành động. Thừa Paramita là hệ thống Đại thừa của con đường tiệm tiến qua năm đường và mười địa theo kinh điển Bát Nhã ba la mật đa. Xem thêm “Sáu Ba la mật.”

PEMA LEDREL TSAL (1291-1315) : Tái sanh của Pema Sal, con gái của vua Trisong Deutsen. Người khám phá các giáo lý Dzogchen của Guru Rinpoche nổi danh với tên là Khandro Nyingtig. Sự tái sanh trực tiếp của ngài là Long-chenpa. Pema Ledrel Tsal nghĩa là “Sức mạnh Hoa Sen của Chuỗi Nghiệp.”

PEMA SAL, CÔNG CHÚA : Con của vua Trisong Deutsen. Padmasambhava đã trao cho bà dòng Đại Toàn Thiện có tên là Khandro Nyingtig. Cô chết lúc trẻ tuổi, sau đó Padmasambhava đã làm bà sống lại. Khi cha cô hỏi tại sao một người có phước lớn vừa là công chúa vừa là đệ tử của đạo sư Liên Hoa Sanh lại phải chết lúc còn thiếu niên, Padmasambhava kể lại câu chuyện cô đã là một con ong chích một trong bốn anh em trong thời gian hoàn thành Đại Tháp Boudhanath. Pema Sal nghĩa là “Hoa Sen Rạng Rỡ.”

PHÁP GIỚI (Dharmadhatu) : ‘Vũ trụ hiện tượng’ ; tánh Như trong đó tánh Không và duyên sanh không tách lìa nhau. Bản tánh của tâm và hiện tượng vượt khỏi sanh, trụ, diệt.

PHÁP TÁNH (Dharmata) : Bản tánh bổn nhiên của tâm và hiện tượng.

PHÁP THÂN (Dharmakaya) : Cái đầu tiên của ba thân, không có bất kỳ tạo tác nào, như hư không. “Thân” của những phẩm tính giác ngộ. Cần được hiểu một cách phân biệt theo nền tảng, con đường và quả.

PHÁT TRIỂN VÀ THÀNH TỰU : Hai phương diện chính, “phương tiện và trí huệ” của thực hành Kim Cương thừa. Xác định ngắn gọn, giai đoạn phát triển nghĩa là sự tạo tác tích cực của tâm thức trong khi giai đoạn thành tựu nghĩa là an trụ trong bản tánh không tạo tác của tâm. Cốt tủy của giai đoạn phát triển là “tri giác thuần túy” hay “cái nhìn linh thiêng,” nghĩa là tri giác cảnh quan, âm thanh và tư tưởng như là hóa thần, thần chú và trí huệ. “Giai đoạn thành tựu với hình tướng,” nghĩa là các thực hành yoga như là tummo, nội nhiệt. “Giai đoạn thành tựu không hình tướng” là sự thực hành Đại Toàn Thiện hay Đại Ấn.

PHẬT TÁNH : Sự giác ngộ toàn diện và tròn đủ không trụ trong sanh tử lẫn Niết bàn ; trạng thái đã hết mọi vô minh, cùng với trí huệ nhìn thấu bản tánh của sự vật như chúng là và trí huệ thấu hiểu mọi hiện hữu.

PHIỀN NÃO : Năm độc tham, sân, si, mạn và ganh ghét. Chúng trói buộc, làm phiền nhiễu, và tra tấn tâm người. Sự kéo dài của các phiền não này là một trong những nguyên nhân chính của sanh tử luân hồi.

PHƯƠNG TIỆN VÀ TRÍ HUỆ : Phật tánh được đạt đến qua sự kết hợp thống nhất các phương tiện và trí huệ. Trong Đại thừa, đó là sự thống nhất của Đại Bi và Tánh Không, của Bồ đề tâm tương đối và Bồ đề tâm tuyệt đối. Trong Kim Cương thừa, phương tiện và trí huệ là các giai đoạn phát triển và thành tựu. Theo các phái Kagyu, phương tiện đặc biệt để chỉ cho “con đường phương tiện” là sáu Giáo Pháp của Naropa và trí huệ là “con đường giải thoát,” tức là sự thực hành hiện thực về Đại Ấn Mahamudra. Theo Dzogchen, “trí huệ” là cái thấy về tính thanh tịnh bổn nhiên, tức là sự thực hành Trekchoš để thực chứng cái tâm của giác ngộ trong một khoảnh khắc hiện tại, trong khi “phương tiện” là sự thiền định của cái hiện tiền tự nhiên bổn hữu, tức là sự thực hành Tošgal để làm sạch hết nhiễm ô phiền não và an trụ qua đó thân cầu vồng được thực chứng trong nội một đời.

QUẢ : Kết quả, thường là sự chấm dứt của một con đường tâm linh. Một trong ba mức độ giác ngộ của một Thanh Văn, Bích Chi Phật hay Bồ tát. Trong Đại thừa là trạng thái Phật tánh hoàn toàn và tròn đủ ; trong Kim Cương thừa là “trạng thái thống nhất của một Kim Cương trì,” trong sách này diễn tả như “25 thuộc tính của quả.” Xem “cái thấy, thiền định, hành và quả.”

QUANG MINH (od gsal) : Nghĩa đen là “thoát khỏi bóng tối vô minh và có khả năng thông tỏ, hiểu biết.” Hai phương diện ấy là “quang minh trống không,” như bầu trời trong rộng mở, nó có tính chất thông tỏ của bản tánh của tâm ; và “quang minh biểu lộ,” như là ánh sáng năm sắc, hình ảnh vân vân. Quang minh là bản tánh không trộn lẫn hiện diện khắp suốt mọi sanh tử và Niết Bàn.

RANGNANG / KINH NGHIỆM CÁ NHÂN : để biểu trưng cho kinh nghiệm giấc mơ, từ này đôi khi được dịch là “sự phóng ảnh của cá nhân,” hay “tự biến.”

RIGDZIN GOŠDEM (1337-1408) : Nhà khám phá kho tàng vĩ đại của truyền thống Jangter. Trong các terma của ngài có các giáo lý Dzogchen Kadag Rangjung Rangshar và tác phẩm nổi tiếng Gongpa Santal. Năm lên 12 tuổi, ba lông chim kên kên mọc trên đầu, và thêm năm cái nữa vào lúc 24 tuổi. Ngài ra đi năm 71 tuổi giữa những dấu hiệu kỳ diệu. Rigdzin Gošdem nghĩa là “Vidyadhara Lông chim Kên Kên.”

RINCHEN CHOK HỌ MA : Dịch giả Tây Tạng sơ thời, trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên thọ giới với Shantarakshita và là người nhận chính yếu pháp môn Mạng Lưới Huyễn Hóa của Mahayoga. Ngài được biết đã dịch Tinh Túy của các Bí Mật Guhyasamaja Tantra ; tantra chính yếu của Mahayoga. Qua các lời chỉ dạy nhận từ Padmasambhava, ngài đạt đến mức độ của một vidyadhara. Rinchen Chok nghĩa là “Ngọc Cao Cả.”

RINCHEN TERDZOŠ : “Kho tàng lớn các Terma quý giá,” một trọn bộ các terma quan trọng nhất của Padmasambhava, Vimalamitra, Vairochana và các đệ tử thân thiết nhất của các ngài, gom lại bởi Jamgošn Kongtrušl Lošdroš Thaye với sự cộng tác của Jamyang Khyentse Wangpo. Xuất bản thành 63 bộ bởi Đức Dilgo Khyentse Rinpoche, New Delhi, có thêm vài bộ terma và chú giải. Khakyab Dorje, vị Kamarpa thứ mười lăm, nói về nó bằng những lời sau : “ ‘Kho tàng lớn các Terma quý giá’ là tinh túy của đại dương giáo lý của chư Phật, tạng Vidyadhara thâm sâu của Trường phái Dịch thuật Sơ thời.”

RONGZOMA (1012-1088) : Pháp sư Rongzom, Choškyi Sangpo. Cùng với Longchenpa, ngài được xem là học giả Nyingma lỗi lạc sáng chói nhất.

SADHANA : “Các phương tiện của thành tựu.” Nghi thức và thủ tục Mật thừa để thực hành, thường nhấn mạnh giai đoạn phát triển. Kết cấu tiêu biểu của sadhana gồm một phần sơ khởi với quy y, phát Bồ đề tâm, phần chính có quán tưởng một vị Phật và trì chú, và một phần kết với hồi hướng công đức cho tất cả chúng sanh.

SAMADHI (định) : “Gắn liền với sự tương tục của bình thản.” Một trạng thái tập trung không phóng tâm hay sự đắm mình trầm tư mà trong bối cảnh Kim Cương thừa có thể ám chỉ đến hoặc giai đoạn phát triển hoặc giai đoạn thành tựu.

SAMANTABHADRA (Phổ Hiền) : “Bậc mãi mãi trọn hảo.” 1/ Phật Pháp thân nguyên thủy. 2/ Bồ tát Phổ Hiền là gương tiêu biểu cho sự thành tựu của một sự cúng dường triển khai đến vô hạn.

SAMAYA : Các cam kết hứa hẹn, các điều luật hay cam đoan của thực hành Kim Cương thừa. Chính yếu, các samaya về bên ngoài cốt ở duy trì một mối liên quan hòa hợp với đạo sư kim cương và các bạn Pháp và bên trong không đi lạc ra ngoài sự liên tục hành trì. Cuối của mỗi chương, chữ “samaya” đứng riêng là một lời thề xác nhận rằng điều được nói là sự thật.

SAMBHOGAKAYA : “Báo thân.” “Thân của sự hưởng thụ hoàn mãn.” Trong bối cảnh của “năm thân của Quả,” báo thân là hình thức biểu lộ phần nửa của chư Phật cùng với “năm sự hoàn hảo” là đạo sư, tùy tùng, nơi chốn, giáo huấn và thời gian mà chỉ bậc Bồ tát địa thứ mười mới có thể tri giác.

SAMYE : Một tổ hợp chùa chiền kỳ diệu, làm theo kiểu tu viện Ấn Độ Odantapuri, xây dựng bởi vua Trisong Deutsen (790-844) và được Guru Rinpoche khánh thành năm 814. Một trung tâm chính của sự truyền bá đạo Phật ở Tây Tạng lúc sơ thời. Nó nằm ở miền Trung Tây Tạng gần Lhasa. Nó cũng có tên Ngôi Chùa Samye Rực Rỡ, sự Thành Tựu Tự Nhiên và Bất Biến của những Nguyện Vọng Vô Biên. Ba tầng của nó được vẽ theo các kiểu thứ tự là Ấn Độ, Trung Hoa và Tây Tạng.

SAMYE CHIMPHU : Một nơi thiêng liêng thuộc ngữ của Guru Padma. Một chỗ ẩn cư trên núi nằm cách Samye bốn giờ đi bộ phía trên Samye. Trong 12 thế kỷ qua nhiều đại sư đã thiền định trong các hang động của chỗ ẩn cư này.

SANGYE LINGPA (1340-1396) : Một tái sanh của người con trai thứ hai của vua Trisong Deutsen ; một Terton chính và là người khám phá vòng Lama Gondu gồm 13 bộ. Sangye Lingpa nghĩa là “Điện thờ của Giác Ngộ.”

SANGYE YESHE HỌ NUB : Một trong hai mươi lăm đệ tử của Padmasambhava, ngài là người thọ nhận chính các giáo lý Annu Yoga, Yamantaka của Mahayoga. Các vị thầy khác của ngài là Traktung Nagpo và Chogyal Kyong của Ấn Độ, Vasudhara của Nepal, và Chetsen Kye từ xứ Drusha. Ngài viếng thăm Ấn Độ và Nepal bảy lần. Khi hôn quân Langdarma định phá hủy Phật giáo ở Tây Tạng, Sangye Yeshe làm vua kinh hãi bằng cách làm hiện ra một con bò cạp khổng lồ dài bằng chín con trâu yak chỉ bằng một cử động đơn giản của bàn tay phải. Vì thế, Langdarma không còn can đảm để ngược đãi Tăng già Kim Cương thừa. Tulku Urgyen được xem là một trong những tái sanh của ngài. Sangye Yeshe nghĩa là “Trí Huệ Phật.”

SÁU GIỚI HẠN : Những quan điểm về quyền nghĩa và thực nghĩa, ngụ ý và không ngụ ý, nghĩa đen và không phải nghĩa đen. Cùng với “bốn cách kiểu,” chúng tạo thành các chìa khóa cần thiết để mở ra ý nghĩa của các tantra.

SÁU LOÀI CHÚNG SANH : Trời, một nửa Trời (A tu la), người, thú vật, ngạ quỷ và địa ngục.

SÁU SIÊU TRI GIÁC : Những khả năng làm các phép lạ, thiên nhãn, thiên nhĩ, nhớ các kiếp trước, biết tâm của người khác, và biết sự tận diệt của phiền não nhiễm ô. (thần túc thông, thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, túc mạng thông, tha tâm thông và lậu tậïn thông).

SẮC GIỚI : Mười bảy cõi trời nằm trong sanh tử gồm mười hai cõi của Bốn Thiền (mỗi Thiền ba cõi) và năm Tịnh Cư Thiên. Một trạng thái vi tế của sanh tử giữa cõi Dục và cõi Vô sắc, ở đó các cảm giác ngửi, nếm và tình dục vắng mặt. Các chúng sanh có thân thể bằng ánh sáng, sống lâu và không có cảm giác đau đớn. Các yếu tố xấu của tâm thức như là bám chấp không thể sinh ra.

SHAMATHA : “an trụ trong tĩnh lặng,” Chỉ so với Quán, sau khi hoạt động của tư tưởng đã lắng yên. Hay là sự thực hành thiền định để làm yên lặng tâm thức với mục đích thoát khỏi sự quấy nhiễu của tư tưởng.

SƠ KHỞI : Các sơ khởi tổng quát bên ngoài là Bốn Hồi Tâm : suy nghĩ về thân người quý giá, vô thường và chết, nhân quả của nghiệp, và lỗi lầm của sanh tử. Các sơ khởi đặc biệt bên trong là Một Trăm Ngàn Bốn Thời Thực Hành về quy y và phát Bồ đề tâm, trì tụng Vajrasattva, cúng dường Mạn đà la, và guru yoga. Xem Ngọn đuốc của Xác Chứng (N. X. B Shambhala) và Cửa Lớn (N. X. B Ranjung Yeshe).

SUKHAVATI : cõi Cực Lạc.

TA BÀ THẾ GIỚI (Saha world) : Hệ thống thế giới chúng ta ; “Thế giới Nhẫn nhục,” bởi vì nhữnng chúng sanh ở đó chịu đựng các khổ đau khó gánh vác nổi. Saha cũng có thể nghĩa là “Không phân chia” vì các nghiệp và các phiền não, các nhân và các quả, thì không chia cách hay không khác biệt.

TAM BẢO : Phật Bảo, Pháp Bảo và Tăng Bảo. Trong Ánh Sáng của Trí Huệ (Shambhala), Jamgošn Kontrušl giải thích : “Phật là bản tánh của bốn thân và năm trí, cùng với hai sự thanh tịnh và sự hoàn thành hai lợi lạc. Pháp là cái được biểu lộ, bày tỏ, chân lý không bị quy định của sự tịnh hóa toàn diện gồm Diệt và Đạo và nó biểu lộ hai phương diện phát biểu và chứng ngộ như là danh, lời và chữ của các giáo lý. Tăng gồm Tăng già đích thực, con cái của các bậc Chiến Thắng ở trong các địa với các phẩm chất của Trí Huệ và Giải Thoát, và Tăng già tương tợ đang ở trên con đường tích lũy và con đường nối kết cũng như các bậc Thanh Văn và Duyên Giác cao cả.”

TÁM GIÁO LÝ SADHANA : Tám vị thần bổn tôn chính của Mahayoga và các tantra và các sadhana liên quan : Thân Văn Thù, Khẩu Hoa Sen, Tâm Vishudha, Phẩm chất Cam lồ, Hoạt động Kilaya, Phép giải thoát của các Hóa Thần Mẹ, Mantra Dữ tợn, và Tôn thờ thuộc Thế tục. Thường thường tên ám chỉ đến một thực hành gồm các mạn đà la phức tạp với nhiều hóa thần.

TÁM MỐI QUAN TÂM THẾ GIAN : Sự gắn bó với được, thích, khen ngợi, và danh tiếng và sự ác cảm với mất, khổ, chê bai, và tiếng xấu.

TÁNH GIÁC BỔN NGUYÊN : Thường dịch như là Trí Huệ. Sự thông tỏ nền tảng, độc lập với mọi tạo tác của tâm thức.

TANTRA : Các giáo lý Kim Cương thừa được đức Phật trao truyền qua Báo thân của ngài. Nghĩa thật của tantra là “tương tục” tức là Phật tánh nội tại, bẩm sinh. Phật tánh này được biết như là “tantra của hiển nghĩa.” Nghĩa tổng quát của Tantra là các kinh điển phi thường của Mật thừa, cũng là “tantra của hiển ngôn.” Cũng có thể ám chỉ đến mọi giáo lý “Quả” của Kim Cương thừa như một toàn thể. 

TANTRA CHA : Một trong ba phương diện của Anuttara Yoga đặt sự nhấn mạnh vào giai đoạn phát triển.

TANTRA MẸ : Một trong ba phương diện của Anuttara yoga, nhấn mạnh vào giai đoạn thành tựu hay Trí Huệ Bát Nhã. Đôi khi tương đương với Anu Yoga.

TẠO LẬP : Sự tạo lập của thức. Sự tạo ra ý niệm, nó ở ngoài bản tánh của tâm.

TAWA LONG-YANG : Một kho tàng về phương diện Tantra Cha của Đại Toàn Thiện khám phá bởi Dorje Lingpa (1346-1405). Tawa Long-yang nghĩa là “Sự bao la của cái Thấy.”

TÂM KHÍ (tâm-prana) : Prana ở đây là “khí nghiệp,” “gió nghiệp” và tâm là tâm thức nhị nguyên của một người chưa giác ngộ. Tâm và Khí liên hệ chặt chẽ với nhau.

TÂM YẾU : Trong tổng quát, đồng thể với Phái Chỉ Dạy, phái thứ ba của Dzogchen. Đặc biệt nó ám chỉ đến Vòng Thậm Thâm Vô Thượng của Tâm Yếu, cái thứ tư trong bốn phân phái của Phái Chỉ Dạy theo sự phán giáo của Shri Singha. Mọi dòng phái của Yếu Tính Thậm Thâm đều qua Shri Singha và tiếp nối ở Tây Tạng qua các đệ tử của ngài là Padmasambhava và Vimalamitra. Trong thế kỷ 14, hai dòng này đi qua Rangjung Dorje, vị Karmapa thứ ba, và người bạn Pháp thân thiết của ngài là Longchen Rabjam (1308-1363), vị sau hệ thống hóa các lời chỉ dạy này trong bộ trước tác đồ sộ của mình. Giáo lý Nyingtig cũng đã xuất hiện qua nhiều dòng truyền thừa khác ; ví dụ, mỗi terton chính đều khám phá một vòng độc lập của giáo lý Dzogchen. Sự thực hành Tâm Yếu thậm thâm còn tiếp tục đến ngày nay.

TẤT CẢ NỀN TẢNG (alaya) : Nền tảng của mọi sự. Căn bản của tâm và của hiện tượng thanh tịnh hay ô nhiễm. Từ này có nhiều nghĩa khác nhau theo các văn cảnh khác nhau và phải được hiểu cho thích hợp. Đôi khi nó đồng nghĩa với Phật tánh hay Pháp thân, sự nhận biết nó là căn bản của tất cả hiện tượng thanh tịnh ; đôi khi, như trong trường hợp “căn bản vô minh,” nó ám chỉ một trạng thái trung tính của tâm nhị nguyên nó không được tánh Giác bổn nguyên bao trùm và như thế là căn bản cho kinh nghiệm sanh tử.

TENGAM : phòng chứa các vật thiêng.

TERMA : “Kho tàng.” 1/ Sự trao truyền qua các kho tàng được chôn dấu, phần lớn do Guru Rinpoche và Yeshe Tsogyal, để sẽ được khám phá vào một thời điểm thích hợp bởi một Terton, người khám phá kho tàng, cho lợi lạc của các đệ tử tương lai. Nó là một trong hai truyền thống chính của Nyingma, truyền thống kia là “Kama.” Truyền thống này được nói rằng sẽ còn tiếp tục ngay cả khi Luật tạng đã biến mất. 2/ Các kho tàng được cất dấu có nhiều loại, gồm bản văn, pháp khí, di vật, và đồ vật tự nhiên.

TERMA ĐẤT : Một sự khám phá đặt căn cứ trên chất liệu vật chất, thường trong hình thức chữ viết dakini, một chày kim cương, một bức tượng… So sánh với “Terma tâm.”

TERMA TÂM : Một sự khám phá trực tiếp từ trong tâm của một đại sư, không cần có một chất liệu vật lý. Các lời dạy được khám phá theo lối này được “ươm trồng” trong “cảnh giới không thể hủy diệt,” vào lúc vị đại sư còn là một đệ tử của Padmasambhava ở một kiếp trước.

THANH VĂN : “Vị nghe, người nghe.” Hành giả Tiểu thừa của lần Chuyển Pháp Luân thứ nhất về Bốn Thánh Đế bao gồm sự chứng ngộ sự đau khổ nội tại của sanh tử, và nhắm vào sự thấu hiểu rằng không hề có một tự ngã độc lập. Bằng cách chinh phục phiền não, ngài tự giải thoát, đạt đến cấp độ Vào Dòng nơi con đường thấy chân lý (Kiến Đạo vị), tiếp theo là cấp độ Một Lần Trở Lại chỉ phải tái sanh một lần nữa, và cấp độ Không Trở Lại, không còn sanh lại trong sanh tử. Mục đích cuối cùng là trở thành một vị A La Hán. Bốn cấp độ này cũng được biết như là “Bốn Quả của sự tu hành tâm linh.”

THÀNH TỰU : 1/ (siddhi) : Sự chứng đắc do thực hành Pháp, thường được xem là sự thành tựu tối thượng của giác ngộ viên mãn. Nó cũng có thể có nghĩa là các thành tựu chung, tức là tám thành tựu thuộc về thế gian như thiên nhãn thông, thiên nhĩ thông, bay trên không, trở nên vô hình, kéo dài tuổi thọ, hay thần lực biến hóa. Tuy nhiên, các chứng đắc nổi trội nhất trên con đường là từ bỏ, từ bi, đức tin không thể lay chuyển, và sự chứng ngộ cái thấy đúng. Xem thêm “các thành tựu tối thượng và bình thường.” 
2/ (sgrub pa) : Xem “tiếp cận và thành tựu.”

THÂN KIM CƯƠNG : Thân con người, trong đó các kinh mạch vi tế giống như cơ cấu của một chày Kim Cương.

THÂN NGƯỜI QUÝ GIÁ : Gồm có tám sự tự do và mười sự giàu có. Những sự tự do không sanh vào trong tám chỗ mất tự do (bát nạn) : ba cõi thấp, một vị trời sống lâu, có nhiều tà kiến, một người hoang dã, một người câm, hay sinh vào một thời đại không có chư Phật. Những sự giàu có là năm từ mình và năm từ người khác. Năm giàu có từ chính mình là : được làm người, sinh ở nơi trung tâm, đầy đủ các căn, có đời sống không hư hỏng và chánh tín. Năm giàu có từ người khác là : một vị Phật ra đời, vị ấy dạy Pháp, các giáo lý còn lại, có các đệ tử, và các (vị thầy) bi mẫn làm lợi lạc cho người.

THÂN YẾU TÍNH (kaya yếu tính) : Thường được kể như thân thứ tư, và cấu tạo sự thống nhất ba thân. Jamgošn Kongtrušl định nghĩa nó như là phương diện của Pháp thân nó là “bản tánh của mọi hiện tượng, tánh Không vắng dứt mọi tạo tác và có tính cách thanh tịnh bổn nhiên.”

THẦN CHẾT : 1/ Một nhân cách hóa của vô thường và định luật nhân quả bất di dịch. 2/ Thần có tên này là một trong bốn Ma. Xem “Mara.”

THẦN CHÚ MỘT TRĂM ÂM : Thần chú của Phật Vajrasattva gồm một trăm âm.

THẤY, THIỀN ĐỊNH, HẠNH VÀ QUẢ : Sự định hướng về Phật tánh, hành động làm quen với nó – thường là thực hành ngồi thiền, sự thực hiện cái thấy ấy trong các hoạt động đời sống hàng ngày, và kết quả cuối cùng từ sự tu hành như trên. Mỗi thừa của chín thừa đều có cách định nghĩa riêng về cái thấy, thiền định, hạnh và quả.

THIÊN NỮ TENMA : Mười hai Thiên nữ Tenma là các hộ pháp nữ quan trọng của dòng Nyingma, vừa một nửa thế gian, một nửa trí huệ.

THIỀN ĐỊNH : Trong bối cảnh tu hành Mahamudra và Dzog-chen, thiền định là hành động làm quen dần với, hay duy trì liên tục cái thấy hiểu về Phật tánh của chúng ta như một vị đạo sư có thẩm quyền đã trực chỉ. Trong bối cảnh học hỏi, tư duy và thiền định (Văn, Tư, Tu) nó có nghĩa là hành động thâu hóa các lời dạy vào trong kinh nghiệm cá nhân, rồi làm quen dần với chúng qua thực hành. 

THIỆN CĂN : Một việc làm tốt ; một phút giây từ bỏ, đại bi hay lòng tin. Các thiện nghiệp tạo ra trong đời này hay các đời trước.

THỪA NHÂN VÀ QUẢ : Các giáo lý của Tiểu thừa và Đại thừa nhìn các sự thực hành của con đường như là các nguyên nhân để đạt được quả giải thoát và giác ngộ, còn Kim Cương thừa lấy quả như là con đường bằng cách nhìn nhận Phật tánh là vốn có trong hiện tiền và con đường như là hành động khai mở trạng thái nền tảng này. Đại sư Longchenpa định nghĩa chúng như sau : “Các thừa Nhân được gọi như thế bởi vì chấp nhận chuỗi nhân và quả, khẳng định rằng Phật tánh đạt được bằng cách tăng trưởng các phẩm tính của bản tánh của Phật, nó chỉ hiện diện như một hạt giống, xuyên qua hai sự tích lũy. Các thừa Quả được gọi như thế bởi vì xác nhận rằng nền tảng cho sự tịnh hóa là bản tánh của Phật đã sẵn đủ mọi phẩm tính, nó vốn hiện diện như là một sở hữu tự nhiên trong tất cả chúng sanh, như mặt trời vốn sẵn các tia sáng ; rằng các đối tượng của sự tịnh hóa là những nhiễm ô tạm thời của tám sự tích tập (của tám thức), giống như bầu trời (tạm thời) bị mây che ; và rằng người ta hiện thực cái quả của sự tịnh hóa, cái bản tánh bổn nguyên đang hiện tiền, bằng vào các con đường của sự chín muồi và giải thoát. Ngoài cái này ra, không có sự khác biệt nào giữa hai thừa về trình tự hay phẩm chất.”

THỪA QUẢ : Như là Kim Cương thừa. Xem chi tiết ở “thừa nhân và thừa quả.”

THƯỜNG LUẬN : Niềm tin rằng có một đấng sáng tạo thường hằng và không nguyên nhân của mọi sự ; đặc biệt, tin rằng bản chất hay tâm thức của con người có một yếu tính cụ thể nó là độc lập, thường tồn và riêng biệt.

TÍCH TẬP (accumulation) : Lương thực cho con đường. Xem “hai sự tích lũy.”

TIẾP CẬN VÀ THÀNH TỰU : Hai phương diện của thực hành sadhana, đặc biệt, các giai đoạn trong giai đoạn trì tụng theo Mahayoga Tantra.

TỊNH CƯ THIÊN : Năm cõi trời cao nhất trong mười bảy cõi của Sắc giới. Chúng được gọi là “tịnh” vì chỉ có các bậc cao cả, những người đã hoàn thành con đường thấy (địa vị kiến đạo), mới có thể sanh ở đó. Sanh về đó là do sự tu hành thanh tịnh Tứ Thiền tùy thuộc vào sự tu tập này hoặc là hạ, trung, thượng, thượng thượng hay tối thượng.

TORMA : Một dụng cụ dùng trong nghi lễ Mật thừa. Cũng có thể ám chỉ thực phẩm cúng cho Hộ pháp hay các hồn linh bất hạnh.

TRI GIÁC THANH TỊNH : Nguyên lý của Kim Cương thừa : nhìn môi trường chung quanh như cõi Phật, mình và người như hóa thần, âm thanh như thần chú, và tư tưởng như trò chơi biến hóa của Trí Huệ.

TRISONG DEUTSEN (790-844) : Vị vua Pháp vĩ đại thứ hai của Tây Tạng, người đã mời Guru Rinpoche, Shanta-rakshita, Vimalamitra và nhiều vị thầy Phật giáo khác trong đó có Jinamitra và Danashila. Trong cuốn Tràng Hoa quý báu của Lapis Lazuli, Jamgošn Kongtrušl ghi ngày sinh của vua là ngày 8 tháng 3 mùa xuân năm Con Ngựa Đực thuộc Thủy (802). Các nguồn khác nói năm ấy là năm ngài lên ngôi sau khi cha chết. Cho đến tuổi mười bảy, ngài chủ yếu là cai trị vương quốc. Ngài xây dựng đại tu viện Samye làm theo kiểu chùa Odantapuri, lập Phật giáo là quốc giáo của Tây Tạng, và trong thời ngài trị vì, các tu sĩ đầu tiên được thọ giới. Ngài thu xếp cho những pháp sư và những lotsawa dịch vô số kinh điển, và thiết lập nhiều trung tâm tu học. Trong số các tái sanh về sau của ngài có Nyang Ral Nyima OŠzer (1124-1192), Guru Chošwang (1212-1270), Jigmey Lingpa (1729-1798) và Jamyang Khyentse Wangpo (1820-1892).

TRÍ HUỆ : Trong cuốn sách này, từ này thường được dịch như là “tánh giác bổn nguyên.” Cũng có năm trí huệ, những phương diện chức năng của Phật tánh : trí huệ của pháp giới, trí huệ giống như gương (đại viên cảnh trí), trí huệ của bình đẳng (bình đẳng tánh trí), trí huệ phân biện (diệu quan sát trí) và trí huệ thành tựu tất cả (thành sở tác trí).

TROŠMA NAGMO : Một hình tướng hung nộ màu đen của Phật Bà Vajra Yogini. Trošma Nagmo nghĩa là “Phu Nhân màu đen của sự Hung Nộ.”

TỰ NGÃ : Một thực thể hiện hữu nội tại và độc lập của ngã cá nhân hay của hiện tượng.

TỰ TÁNH : Xem “Pháp tánh.”

VAIROCHANA : Dịch giả vĩ đại sống trong thời trị vì của vua Trisong Deutsen. Trong bảy tu sĩ Tây Tạng đầu tiên, ngài được gửi qua Ấn độ học với Shri Singha. Cùng với Padmasambhava và Vimalamitra, ngài là một trong ba đạo sư chính truyền Dzogchen vào Tây Tạng.

VAJRADHARA : “Người nắm giữ chày Kim Cương.” Phật Pháp thân của các phái Sarma. Cũng để chỉ một vị thầy Kim Cương thừa hay Phật tánh trùm khắp.

VAJRADHATU MẠN ĐÀ LA : Một sadhana quan trọng của Mahayoga gồm 42 hóa thần hòa ái.

VAJRAKAYA : Tính chất bất biến của Phật tánh. Đôi khi là một trong năm thân của Phật tánh.

VAJRAPANI : “Vị mang chày Kim Cương.” Một trong tám Đại Bồ tát và là người sưu tập chính các giáo lý Kim Cương thừa. Cũng được biết như là “Đức Thầy của những Bí Mật.”

VAJRA TOŠTRENG : “Chuỗi Kim Cương các đầu lâu.” Một tên của Padmasambhava.

VAJRAYANA : Kim Cương thừa. Các thực hành lấy Quả làm con đường.

VIDYADHARA : “Người nắm giữ trí huệ.” Người nắm giữ (dhara) hay mang trí huệ (vidya) của Mantra. Một vị thầy chứng ngộ trên một trong bốn cấp độ của con đường Mật thừa của Mahayoga, tương đương với mười một cấp độ của Mật thừa. Một định nghĩa khác : Người mang phương tiện và trí huệ sâu xa, đó là trí huệ về hóa thần, thần chú và đại lạc.

VIMALAMITRA : Một đạo sư Dzogchen được vua Trisong Deutsen mời qua Tây Tạng. Một trong ba vị Tổ của giáo lý Dzogchen, đặc biệt là Nyingtig, ở Tây Tạng. Vimala-mitra nghĩa là “Người Bà Con Không Khuyết Điểm.”

VIPASHYANA (Quán) : “Cái thấy rõ ràng, rộng rãi.” Thường để nói về sự quán chiếu, thông tỏ về tánh Không. Một trong hai phương diện chính của thực hành thiền định. Cái kia là Chỉ, shamatha.

VÔ MINH CÂU SANH : Vô minh cùng có với tự tánh của chúng ta và hiện hữu như là tiềm lực cho rối loạn sanh khởi khi gặp các điều kiện thích hợp.

VÔ MINH NỀN TẢNG – PHƯƠNG DIỆN VÔ MINH CỦA NỀN TẢNG, đồng nghĩa với câu sanh vô minh.

VÔ MINH THUỘC VỀ Ý NIỆM : Trong Kim Cương thừa, vô minh thuộc về ý niệm là cái tâm hiểu biết chính nó như là chủ thể và đối tượng ; sự suy nghĩ thuộc về ý niệm. Trong Giáo thừa, nó có nghĩa là các cái nhìn sai lầm do thêm vào, do “học” ; các niềm tin sai lầm làm che chướng bản tánh của sự vật.

VÔ SẮC GIỚI : Các nơi cư trú của chúng sanh không giác ngộ, họ đã thực hành các trạng thái thiền định vô sắc, trụ vào các tưởng : Không Vô Biên, Thức Vô Biên, Vô sở hữu, Không Có Mặt cũng Không Vắng Mặt (phi tưởng phi phi tưởng). Những chúng sanh ở trong bốn cõi vi tế của thiền định có tưởng đó nhiều kiếp rồi trở lại các trạng thái thấp của sanh tử.

YAMANTAKA : Một hình tướng hung nộ của Văn Thù, biểu trưng trí huệ hàng phục cái chết. Trong Tám Sadhana, ngài là Phật hung nộ của Thân Thể Bộ. Yamantaka nghĩa là “Người Tàn Sát Yama,” Tử Thần.

YESHE TSOGYAL : Các bản dịch khác nhau về tiểu sử của bà cho nhiều chi tiết khác nhau về sự sinh ra, tên và cha mẹ. Trong cuốn “Đại Dương các lời Dạy kỳ diệu làm hân hoan các bậc trí giả,” Guru Tashi Tobgyal ghi nhận rằng cha bà tên là Namkha Yeshe họ Kharchen và bà sinh ở Drongmochey xứ Drak. Ban đầu bà là một trong những hoàng hậu của vua Trisong Deutsen nhưng sau được vua ban cho Padmasambhava làm người phối ngẫu tâm linh. Trong lễ quán đảnh truyền pháp “Hội chư Phật,” bông hoa nhập môn của bà rơi vào mạn đà la Kilaya. Qua sự thực hành pháp môn này, bà trở nên có thể thuần phục các hồn linh ác và làm sống lại người chết. Bà là người sưu tập chính của tất cả giáo huấn vô số của Padmasam-bhava. Ở lại Tây Tạng hai trăm năm, bà ra đi đến cõi trời “Núi vinh hiển màu đồng đỏ” mà không để thân xác lại. Trong cuốn Tràng Hoa quý giá của Lapis Lazuli, Jamgošn Kongtrušl nói : “Yeshe Tsogyal là tái sanh trực tiếp của Dhatvishvari Vajra Yogini trong hình thức một người phụ nữ. Bà phục vụ Padmasambhava hoàn hảo trong đời ấy, dấn thân vào sadhana với một sự tinh tấn không thể tưởng và đạt đến mức độ tương đương với chính Padmasambhava, ‘sự tương tục được trang hoàng với thân, ngữ, ý, phẩm chất và hoạt động đều vô tận’. Lòng tốt của bà đối với xứ sở Tây Tạng vượt quá tưởng tượng và hoạt động đại bi thì không khác với sự liên tục không ngừng nghỉ của Padmasambhava.” Yeshe Tsogyal nghĩa là “Đại Dương Trí Huệ Vô Địch.”

YESHE YANG HỌ BA : Dịch giả Tây tạng được tiên tri bởi Padmasambhava, ngài là một thiền giả thành tựu, có thể bay như chim đến các cõi trời. Yeshe Yang nghĩa là “Trí Huệ Du Dương.”

YẾU TÍNH, BẢN TÁNH VÀ CÔNG DỤNG : Ba phương diện của Như Lai Tạng theo hệ thống Dzogchen. Yếu tính là trí huệ bổn nhiên thanh tịnh về tánh Không. Bản tánh là trí huệ thông tỏ hiện diện tự nhiên. Công dụng là trí huệ toàn khắp về tính không thể phân chia. Đây là, một cách rốt ráo, bản tánh của Ba Gốc, Tam Bảo và Ba Thân.

YIDAM : Một hóa thần và là một gốc của thành tựu trong Ba Gốc. Yidam là một vị thần bổn tôn ; một người bảo vệ cho cá nhân về sự thực hành và đưa đến giác ngộ. Theo truyền thống, thực hành yidam là thực hành chính tiếp sau các sơ khởi. Nó gồm hai giai đoạn phát triển và thành tựu và là một hòn đá để đặt bước đến, hay là một cây cầu đưa đến các thực hành tinh tế hơn của Mahayoga và Dzogchen. Vào giai đoạn sau, thực hành yidam là sự nâng cấp hoàn hảo cho các thực hành tinh tế này.

YOGA : 1/ Sự hòa nhập thật sự sự học hỏi vào trong kinh nghiệm cá nhân. 2/ Cái thứ ba của ba tantra ngoại : Kriya, Upa và Yoga. Nó nhấn mạnh đến cái thấy hơn là hạnh và nhìn hóa thần bổn tôn như cùng mức độ với chính mình.

YOGA : Thực hành yoga : các thực hành phụ thêm cho một tantrika để thực hiện cái thấy của Kim Cương thừa trong các hoạt động ; ví dụ như pháp môn Choš trong các nơi chốn đáng sợ. Nó có thể theo đuổi bởi một hành giả đã rất quen thuộc với cái thấy và vững chắc trong thiền định. Có mang hàm ý “hạnh cam đảm.”