- MỤC LỤC
- Lời giới thiệu
- Đôi Nét Về Ngài Pabongka Rinpoche
- Lời dẫn nhập của Trijang Rinpoche
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Nhất
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Hai
- Phần Một Những Chuẩn Bị Sơ Khởi Ngày Thứ Ba
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Tư
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Năm
- Phần Hai Những Nghi Thức Chuẩn Bị Ngày Thứ Sáu
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Bảy
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Tám
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Mười
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Một
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Hai
- Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Mười Ba
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Bốn
- Phần Bốn Phạm Vi Trung Bình Ngày Mười Lăm
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Sáu
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Bảy
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Tám
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Mười Chín
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Mốt
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Hai
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Ba
- Phần Năm Phạm Vi Lớn Ngày Hai Mươi Bốn
- Lời Cuối Trang Sách Của Trijang Rinpoche
- Phụ Lục 3 Ba Nòng Cốt Của Đạo Lộ
- Phụ Lục 4 Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn
- Phụ Lục 5 Pháp Luyện Tâm Bảy Điểm
PHẦN BA
NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ
NGÀY THỨ MƯỜI
Kyabje Pabongka Rinpoche trích dẫn lời ca tụng sau đây từ tác phẩm của hành giả vĩ đại Gedum Taenzin Gyatso:
Đây không phải là Pháp bịa đặt
Mà là tinh túy của giáo lý khẩu truyền
Không phải nói chuyện ngông cuồng,
Vì rút từ cổ thư của các bậc tiền bối.
Không phải ảo ảnh chập chờn
Vì những học giả thánh giả đã thử nghiệm
Không phải một mỏm đá cheo leo
Mà là đại lộ đưa đến chứng ngộ cao nhất
Ngài trích dẫn như trên trong một câu chuyện ngắn để giúp chúng tôi khỏi động lực tốt. Ngài nói lại những tiêu đề trước, và ôn lại những điều đã nói sau tiêu đề “Phục vụ thầy bằng việc làm,” một phần của chương “Căn Bản của Đạo lộ: Phụng sự một bậc thầy.”
Giữa các thời thiền, hãy đọc những sách dạy về sự tái sinh làm người thuận lợi. Nếu suy nghĩ về thân người khó được mà bạn phát sinh ước mong rút tỉa được gì từ nơi nó, thì bạn nên luyện tâm qua ba phạm vi của Lam-rim. Tầm mức tu luyện của bạn trong ba phạm vi này quyết định sự việc bạn rút tỉa được tinh túy từ Phạm Vi Nhỏ, Trung Bình hay Lớn.
Nếu chúng ta muốn thành Phật, trước hết ta phải thực chứng những phần đầu của đạo lộ; nếu không, ta sẽ không chứng được những phần sau. Ví dụ những người Khampa rời nhà để đi chiêm bái tượng Thích Ca tại chùa Lhasa. Con đường dẫn họ đến đấy từng chặng một; họ không thể bỏ qua một chặng nào của nó. Cũng vậy, bạn không thể chứng ngộ phần cao hơn của con đường tu tập như lòng bi mẫn, nếu bạn chưa hoàn tất phần thấp hơn của nó như sự từ bỏ vân vân. Shàntideva nói trong tác phẩm Hành Bồ tát Hạnh:
Nếu bạn chưa từng mơ tưởng
Làm lợi lạc cho chính mình
Trước khi mơ ước làm lợi lạc hữu tình
Thì làm sao bạn có thể lợi lạc cho người khác?
Khi nói đến những Phạm Vi Nhỏ hay Phạm Vi Trung Bình, là ta muốn ám chỉ việc luyện tâm trong các giai đoạn của đạo lộ dự phần vào Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình; chứ không phải luyện tâm trong những thành phần thực sự là Nhỏ và Trung Bình của đạo lộ. Giả sử có ba người: một người đi Tashi Lhuenpo, một người đi Rong, và một đi Chushur. Người thứ nhất muốn đi chung với hai người kia trên một đoạn đường. Cả ba có những mục tiêu khác nhau trong trí: hai người muốn đi đến hoặc Rong hoặc Chushur và người đầu định tiếp tục đi đến Tashi Lhuenpo
Bạn phải cần đến những chương về Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình của Lam-rim cốt để thành Phật vì tất cả chúng sinh. Phát tâm bồ đề là thực sự hành đạo, hai Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình chỉ là bước đầu. Bạn có thể hỏi: “Vậy thì có lẽ chỉ cần dạy Phạm Vi Lớn ngay từ đầu cũng đủ. Tôi e rằng hai phạm vi đầu tiên không cần thiết.” Có hai lý do để bàn cả ba phạm vi. Có những người không thể luyện tâm trong Phạm Vi Lớn ngay lúc đầu, bởi thế họ cần tu tập qua các giai đoạn Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình. Cách này lợi lạc cho những người thuộc tâm tốt, tầm thường và hạ liệt. Lại nữa, nếu không quen thuộc với những phần đầu của đạo lộ, bạn sẽ không có chút gì là từ bỏ ở trong dòng tâm thức, nên cần phải đánh bại bất cứ một kiêu mạn nào bạn có thể có về sự ta đây là một người thuộc căn khí Đại thừa hoặc tín đồ của Kim cang thừa bí mật.
Muốn phát tâm bồ đề, pháp tu thực sự, bạn phải khai triển tâm bi mẫn làm sao để bạn không thể chịu nổi ý nghĩ rằng người khác đang bị dày xéo bởi khổ đau. Nhưng muốn phát triển tâm bi này, bạn cần phải biết rõ chính mình cũng chịu nỗi khổ làm cho điêu đứng như thế nào. Và bạn cũng phải hiểu toàn bộ cõi luân hồi bản chất chỉ là thống khổ. Nhưng trước hết, bạn phải sợ hãi những đọa xứ, vì nếu không có nỗi sợ hãi này, thì bạn sẽ không có tâm từ bỏ đối với hạnh phúc trời, người. Bởi thế bạn phải luyện tâm trong các Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình của đạo lộ. Sự tu luyện này giống như nền tảng và bốn bức tường chống đỡ một ngôi nhà.
Chúng ta chưa thành đạt những kết quả cao hơn nhưng chúng sẽ tự đến nếu ta luyện tập tài liệu dẫn nhập. Milarepa tu luyện những điều này dưới sự hướng dẫn của Marpa, và những bài ca của ông phần nhiều nói đến sự triển khai những thực chứng này. Và bạn cần Lam-rim để làm những bước tiến đặc biệt nhanh chóng mà những mật điển Kim cang thừa đã hứa hẹn. Đây là ẩn ý của những danh từ Con Đường Dễ và Con Đường Nhanh. Sự kiện Milarepa đạt được hợp nhất trong chỉ một đời không phải chỉ nhờ và mật điển, mà nhờ ngài đã tu cả ba phạm vi của đạo lộ trong những đời trước. Trong một tiền kiếp chẳng hạn, ngài đã là người hệ phái Kadam tên Chagtrichog.
Mặc dù những người khởi tu đạo lộ Kim cang thừa cần phải trải qua phần đường đi chung trước đã, song chúng ta lại không làm thế: chúng ta khởi hành lên đạo lộ Kim cang thừa trước hết, ta không giữ giới điều thuộc mật điển và thiền quán về hai giai đoạn trước. Người ta bảo những người như vậy sẽ đi đến Địa ngục Kim cương.
Bạn phải thấy xa ngay từ đầu. Phải khởi tâm như sau: “Tôi chuẩn bị dành trọn đời tôi để chỉ tu một đề tài của Lam-rim.” Nhưng ngược lại chúng ta thường lo xa về những chuyện thế tục mà thôi. Hãy thiển cận đối với chuyện thế gian thay vì đối với Pháp. Nếu bạn nghĩ, “Không thể nào thành tựu được gì trong Phật pháp” thì bạn sẽ không có can đảm tu tập, cũng không muốn bỏ ra một tháng hay một năm để tu một đề tài thiền định duy nhất.
Geshe Kamaba nói:
“Bạn bảo Phép quán của chúng ta không được cái gì. Tại sao bạn nghĩ là không? Đừng nói láo: ban ngày bạn có tán loạn, còn ban đêm bạn có ngủ.”
Nói cách khác, đừng nề hà phải bỏ cả tháng để thiền định về một đề tài, chúng ta chưa từng thiền định một đề mục thiền nào cả trong một thời thiền duy nhất. Thực phi lý khi bạn nghĩ, “Cho đến bây giờ tôi chưa khai triển được thực chứng!” Chúng ta không lấy sự cương quyết tu tập làm khởi điểm, vậy mà ta vẫn lăn tròn đôi mắt tập trung lên đỉnh đầu (và làm bộ như thiền định) trong khi ta chỉ nhẩm đọc một bài chẳng hạn Căn Bản Mọi Thiện Đức của Tsongkapa. Nếu chúng ta hành xử kiểu ấy, thì ước muốn đạt tuệ giác và thực chứng Lam-rim quả là một ước muốn tham lam. Lỗi nằm ở đấy.
Karag Gomchung Rinpoche thuộc phái Kadampa nói:
Hãy nhắm xa đằng trước
Hãy thấy cho xa
Hãy đến đúng mức.
Ba điều này là trọng yếu. Bạn phải nhắm đến mục tiêu toàn trí ở cách xa đằng trước; phải thấy đằng xa về những Phạm Vi Nhỏ và Trung Bình; và thiền định để đạt đến đúng mức. Khi bạn thụ giáo truyền khẩu từ bậc thầy rồi thực hành một cách cuồng nhiệt chỉ trong vài ngày với một từ bỏ nông cạn, thì đây là dấu hiệu chắc chắn bạn sẽ không tiến bộ chút nào.
2. LÀM SAO ĐỂ RÚT TINH HOA TỪ TÁI SINH THUẬN LỢI CỦA BẠN
Có ba giai đoạn: (1) luyện tâm trong những giai đoạn của đạo lộ chung Phạm Vi Nhỏ; (2) luyện tâm trong những giai đoạn của đạo lộ chung với Phạm Vi Trung Bình; (3) luyện tâm trong những giai đoạn thuộc Phạm Vi Lớn của đạo lộ.
2.1. LUYỆN TÂM TRONG NHỮNG GIAI ĐOẠN CHUNG VỚI PHẠM VI NHỎ
Có hai tiêu đề phụ: (1) phát sinh lòng khao khát của được tái sinh tốt đẹp; (2) giảng dạy những phương pháp để được hạnh phúc trong tái sinh sắp tới.
2.1.1. PHÁT SINH LÒNG KHAO KHÁT ĐƯỢC TÁI SINH TỐT ĐẸP
Có hai phần nhỏ: (1) nhớ rằng đời này không kéo dài và bạn sẽ chết; (2) Nghĩ về loại vui hay khổ nào bạn sẽ gặp trong đời sau, ở trong hai nẻo luân hồi lên xuống.
a. Nhớ rằng đời này không kéo dài và bạn sẽ chết.
Có ba giai đoạn: (1) lỗi không nhớ đến cái chết; (2) lợi lạc khi nhớ đến cái chết; (3) cách niệm chết thực thụ.
a-1. Những lỗi không nhớ đến cái chết.
Ở đây có sáu phần.
a-1.2. Lỗi là bạn nhớ pháp nhưng không thực hành.
Nếu bạn không niệm chết, thì bạn chỉ nghĩ về cuộc đời này, vướng vào nhiều đòi hỏi - thực phẩm, y phục, vân vân - và như thế bạnkơthcj hành Pháp. Nếu bạn khéo nghĩ đến cái chết, bạn sẽ tận lực chuẩn bị cho những đời sau, như một người Khampa khi sắp du lịch nỗ lực sửa soạn và thu xếp hành lý. Sở dĩ bạn quá khát khao về thực phẩm, thời trang, danh tiếng, vân vân, là do vì bạn không nhớ đến vô thường. Mỗi ngày bạn không nhớ vô thường là một ngày của đời bạn bị lãng phí.
a-1.2. Lỗi là bạn nhớ pháp nhưng không thực hành.
Đức Tsongkapa nói:
“Mọi người đều nghĩ, cái chết rồi cuối cùng sẽ đến. Tuy nhiên họ lại giữ ý niệm xấu như sau, ‘Nhưng hôm nay tôi sẽ không chết. Tôi sẽ không chết hôm nay’ họ cứ nghĩ thế cho đến khi cái chết đến bên họ.”
Bạn cứ bám vào ý niệm mình còn lâu mới chết, và nghĩ, “Tôi có thể tu tập sang năm hoặc năm sau.” Bạn luôn luôn trì hoãn. Bạn nghĩ về Pháp nhưng không tu; đầu bạn tràn ngập những tư tưởng ham muốn vật này vật nọ trong khi đó cuộc đời bạn đang tàn dần.
a-1.3. Lỗi là có tu nhưng không đúng đường.
Bây giờ chúng ta là những hành giả về Pháp, nhưng vì ta không làm ngơ được những chuyện tầm thường của đời này, nên sự tu tập của chúng ta không thuần tịnh. Chúng ta học hỏi, suy nghiệm mà trong tiềm thức thì muốn thành học giả nổi tiếng. Chúng ta thiền định, tụng đọc, vân vân, với ý nghĩ việc ấy sẽ trừ cho ta những hoàn cảnh khó chịu của cuộc sống. Ngay cả những ẩn sĩ vĩ đại cũng không thoát khỏi cái ý muốn vô thức về danh tiếng, vân vân. Đức Atìsha nói:
“Hãy hỏi tôi những quả báo của sự chỉ nghĩ đến đời này là gì, tôi sẽ trả lời đó chỉ là quả báo trong đời này. Hỏi tôi cái gì sẽ xảy đến cho bạn trong những đời sau, tôi sẽ bảo bạn: bạn sẽ sinh vào địa ngục, hoặc ngạ quỷ, hoặc súc sinh.”
Nghĩa là bạn chỉ có được vài lợi lộc trong đời này, mà trong những đời tương lai bạn sẽ bị quả báo là đi đến các đọa xứ.
Nếu bạn hành xử như vậy, bạn không khác gì một người thế tục. Một hành giả về Pháp trước hết phải lơ hết việc đời. Tôi không nói bạn nên làm người nghèo khó, những người nghèo không lơ việc đời mà vẫn lang thang trong sinh tử. Điều mà bạn nên gạt phăng đi, ấy là tám mối bận tâm thế tục. Bất cứ gì lẫn lộn với tám mối bận tâm thì không phải Pháp. Hành giả Chagtrichog hỏi Atìsha, “Con nên thiền quán hay nên giảng dạy? Hay chỉ khi thì thiền quán, khi thì giảng dạy?” Atìsha nói: “Những chuyện ấy không ăn thua gì.” Chagtrichog hỏi vậy ông ta nên làm gì, thì Atìsha bảo: “Hãy từ bỏ mọi chuyện thế gian.”
Lama Gyama nói:
Hỡi những kể điên, các ông không thành tựu được
Một loại tu tập nào cả,
Thế mà cũng hãnh diện vì mình là hành giả!
Hãy xem các ông có được hay không trong tâm thức.
Cái điều đầu tiên trong tất cả Pháp:
Là làm ngơ chuyện đời.
Như Geshe Toelungpa nói, thật tốt nếu một người quý tộc thực hành bố thí, nhưng còn tốt hơn nữa nếu ông ta thực hành Pháp. Nói cách khác, Pháp và những chuyện như thế tục là hai cái đối nghịch - ngay cả trong những việc làm như thế.
Geshe Potowa bảo ta không thể may vá với một cai kim cả hai đầu đều nhọn. Nếu bạn không nghĩ đến cái chết, bạn sẽ không lơ là với việc đời này. Nếu bạn không lơ là việc đời, bạn sẽ bị ảnh hưởng của tám ngọn gió thế gian: sung sướng khi được quà và buồn khổ khi không được; gặp cảnh thuận thì vui, gặp cảnh nghịch thì khổ; có tiếng tăm thì vui, không nổi tiếng thì khổ; được ca tụng thì vui, bị chê bai thì khổ. Long Thụ nói về tám điều này như sau:
Tám bận tâm thế tục nghĩa là:
Được và không được; thuận và nghich
Danh tiếng và không danh tiếng, khen và chê.
Hay giữ đầu óc thản nhiên
Đấy không phải đề mục cho tư duy của ngươi.
So sánh với câu chuyện về Geshe Potowa và sự hiện ngọc. Lingraepa nói:
Trong sinh tử, đô thị của những đinh kiến,
Lang thang những kẻ bị tám mối bận tâm thế tục
Bạn đang ở trong một nghĩa địa kinh khủng;
Hãy nhờ bậc thầy làm lễ trừ tà.
Vậy hãy làm ngơ việc đời và để hết mình thực hành Pháp. Nếu sau đó bạn tự hỏi làm sao để sinh sống, thì hãy nghĩ cũng không sao nếu bạn không thể làm gì được, và sẵn sàng trở thành một kẻ nghèo khó. Bậc Đạo sư chúng ta đã từ bỏ gia đình thành một du tăng sống không nhà, từ bỏ tất cả tài sản, vương vị, mặc y phấn tảo, vân vân. Ngài hoàn toàn dấn thân cho Pháp. Ngài sẵn sàng trở thành một người nghèo. Đức Tsongkapa cũng làm như thế. Nhưng bạn có thể nghĩ. “Nếu tôi trở thành nghèo khó, liệu tôi có thể chết vì không có gì ăn hay không?” Bạn nên chuẩn bị để chết trong lúc trải qua những gian khổ vì Pháp thì cũng không sao.”
Bạn nên tảng lờ cuộc đời này, nhưng không có câu chuyện nào về những hành giả mà bị chết đói sau khi chấm dứt sự kiếm ăn. Bậc thầy từ bi của chúng ta đã để dành cho ta công đức sáu mươi ngàn lần tái sinh làm Chuyển luân vương để những đệ tử Ngài khỏi chết đói, ngay cả vào những thời đói kém đến nỗi bột ngũ cốc được đổi bằng ngọc trai. Và có câu nói:
Nếu thiền giả vĩ đại
Không lăn xuống đồi (để kiếm ăn)
Thì mì ống cũng sẽ lăn lên đến nơi ông ta.
Geshe Baen Gung-Gyel cũng nói:
“Khi còn tại gia, tôi mang gươm bén, tên và chĩa ba nơi thắt lưng, nhà tôi có nhiều kẻ thù, ít bạn. Khi tôi ở độc thân tôi có ruộng đem lại nữa tấn lúa mạch. Nên người ta gọi tôi là Kẻ Cướp Nữa Tấn. Tôi thường giam cầm người ta vào ban ngày, cướp bóc những khu làng về đêm; nhưng mặc dù vậy, thực phẩm và y phục vẫn thiếu thốn. Bây giờ tôi thực hành Pháp, tôi không thiếu gì về ăn mặc, và kẻ thù tôi để tôi yên.”
Ông nói:
Nếu lòng tham mà biến được thành một thây người
Thì những gì bạn ham muốn sẽ tụ lại như chim kền kền.
Những thiện sự của những người như đức Tsongkapa thì bao la như hư không, chính vì họ tảng lờ cuộc đời này và thực hành Pháp một cách chân chính. Theo một câu chuyện kể, có một người phái Sakya nghĩ rằng Tsongkapa đã đắc thần thông quy tụ của cải, nên đã hỏi ngài: “Gì là năng lực sâu xa nhất để quy tụ tài sản?”
Khi bạn chết và người ta thanh toán cái xác bạn, thì bạn có cần chút nào tài sản vật chất những không? Vào lúc cái chết đến, hãy hoàn toàn chấp nhận nó và tự nhủ: “Tôi sắp chết dù có làm gì đi nữa, vậy hãy để tôi yên cho tôi chết.”
(Kyabje Pabongka Rinpoche tiếp tục nói chi tiết, bảo chúng tôi cần phải giữ gìn kỹ mười tài sản phái Kadampas)
(CT. Đó là:
1. Bất cần đời và hiến hết mình cho việc tu tập Pháp.
2. Sẵn sàng trở thành một kẻ khó nghèo.
3. Sẵn sàng chết như một kẻ nghèo.
4. Sẵn sàng chết cô độc không cần ai lo liệu gì cái xác của mình.
5. Quyết định tu không màng danh tiếng.
6. Quyết định giữ trọn tất cả giới.
7. Quyết tránh sự thối thất can đảm;
8. Sẵn sàng làm một kẻ ngoại giai cấp;
9. Chấp nhận quy chế thấp nhất;
10. Đạt thành Phật quả vi diệu như kết quả tự nhiên của sự tu tập thành công)
Ngài cũng nói đến sự chiêm nghiệm trọn vẹn của Milarepa: “Ta sẽ không có người than khóc, không người theo sau quan tài.”
Bạn có thể nghĩ rằng cần phải mướn người để thanh toán xác chết của bạn; như kỳ thực họ sẽ nôn mửa và tìm mọi cách để tống khứ xác bạn cho nhanh. Hãy tin chắc đi, xác bạn sẽ được đưa ngay ra khỏi cái giường trên đó bạn chết.
Vậy, hãy quyết định không màng đến tám điều mà thế gian bận tâm; rồi bạn sẽ nhận được những tiện nghi, hạnh phúc danh tiếng… như thể là bạn đã đeo đuổi chúng. Bởi thế, nếu bạn khát khao tám chuyện mà thế tục quan tâm, thì bạn là người thế tục; nếu bạn không màng tới chúng, bạn là một người hành đạo. Geshe Potowa hỏi Dromtoenpa: “Đường ranh giới tế nhị giữa Pháp và Phi pháp là gì?” Dromtoenpa trả lời: “Là Pháp nếu nó trở thành liều thuốc trừ vô minh vọng tưởng; không phải pháp nếu nó không trừ được vọng tưởng. Nếu tất cả người thế gian đều đồng ý với nó, thì nó là Pháp. Nếu chúng đồng ý thì không phải là Pháp.”
Điều tôi muốn nói là, Pháp và những chuyện thế tục là hai cái đối nghịch: ai vừa có thời gian đọc tụng lại vừa coi sóc nhà cửa? Thân ta chỉ là những phản ảnh mờ nhạc cũng những hành giả, còn tâm ta thì không khác gì tâm của người thế tục: chúng ta đã biến tám mối quan tâm của thế tục thành pháp căn bản cho mình hành trì.
Khi đã quay lưng với cuộc đời thì kỹ thuật chính yếu để thực hành Pháp một cách thuần túy là quán về chết và vô thường. Nếu bạn không làm ngơ với cuộc đời này, thì bất cứ Pháp gì bạn tu tập cũng sẽ lọt trở lại vào đời này. Bạn phải đừng để cho đầu mình quay trở lại tám bận tâm thế tục. Phải tảng lờ lòng tham đối với thực phẩm, y phục, danh tiếng. Tiêu chuẩn về những việc này là bạn phải được như đức Đức Dalai Lama đệ nhất, Lama Kaelzang Gyatso hay đức Panchen Lamma Lozang Geshe. Đức Đức Dalai Lama đệ nhất ngài nói rằng ngài chỉ có sở hữu ba y, cái chuông và chùy kim cương, ngoài ra không có gì khác. Và người ta kể rằng dù có được cúng một trăm lượng bạc đức Panchen Lama cũng không vui gì.
Chúng ta có thể không nhất thiết phải tham cả ba thứ - ăn, mặc, tiếng tăm. Có người chỉ tham một trong ba thứ ấy, có người tham hai thứ và có người tham cả ba. Nhưng cái tham khó bỏ nhất là tham danh. Nhiều người, bất kể họ là ai - học giả, tu sĩ, giáo sư, thiền giả - muốn được nổi tiếng, hoặc được tiếng tốt. Drogoen Rinpoche, Gyer Drowai Goenpo nói:
Trong một đời này bạn có thể
Là một học giả, tỷ kheo, thiền giả;
Nhưng bạn muốn được gọi là
“Học giả” hay “tỷ kheo”.
Bạn có thể để bảng nơi cửa
Nói rằng bạn đang nhập thất.
Bạn có thể là một thiền gia lớn
Tránh tất cả mọi người
Nhưng, thiền giả vĩ đại của đời này,
Bạn muốn người ta nói tốt về mình…
Ngay cả những đồ cúng mà bạn cúng Tam Bảo
Cũng được cúng để cho người khác thấy…
Một vài người tưởng tượng mình là hành giả vĩ đại, thiền sư; họ từ bỏ ăn mặc, tu khổ hạnh như chỉ sống bằng tinh chất của hoa hay đá sỏi. (CT.-Pháp “ăn tinh chất” hay chue laen là một hình thức tuyệt thực theo mật giáo; những hành giả dùng nó để nhập thất lâu ngày không cần đến thực phẩm thô. Pháp thông thường là ăn một hay vài viên mỗi ngày, làm bằng những cánh hoa, khoáng chất hay những di cốt được ban phép, v.v… Bằng cách ấy hành giả nào thành công có thể sống hàng mấy năm mà không cần ăn mà thân thể và tinh thần càng thêm sức khỏe.) tuy thế những người tự thẳm sâu tâm khảm tuyệt đối không ham danh là điều rất hiếm. Geshe Potowa nói trong Ẩn Dụ: “Con chồn và con khỉ khi lẻn đến gần ngưỡng cửa của con gà gô…” Nói cách khác, thay vì khám xét cái hầm lữa nằm ngay nơi ngưỡng cửa của nhà bạn, bạn lại thám thính những nơi chốn xa xôi; bạn tìm tòi những những con đường cao siêu, Phật thừa, mật điển, vân vân, mà không để ý đến lòng khát khao của bạn đối với những vật tầm thường của đời này. Bạn không thoát khỏi những trói buộc ấy. Đây là một trong những lỗi của sự không nghĩ đến cái chết.
a.1.4. Lỗi không tu tập một cách nghiêm túc.
Nếu bạn không niệm chết, thì bạn bạn sẽ không thực hành Pháp một cách nghiêm túc, mà bạn cũng không có sự kiên trì lớn lao trong những thiện hành của mình; chúng ta chỉ làm những tu tập cho đến khi thấy chán. Giai do là vì ta không niệm chết vô thường. Geshe Karag Gomchung vì nhớ đến vô thường, mà không bao giờ đi xuống cắt bụi gai ở ngưỡng cửa nhà ông. Milarepa thường mặc những mảnh vãi vụn và bao bột mì, và khi cuối cùng chúng rơi ra từng mảnh, ông cũng không buồn khâu chúng lại, thay vì thế ông làm các thiện hành. Nếu chúng ta cũng có chánh niêm về vô thường như vậy, thì ta sẽ không nỗ lực vào những hoạt động khác mà sẽ nỗ lực vào các thiện hành, không bao giờ chán nãn mà ngược lại rất vui vẻ để làm.
a-1.5. Lỗi hành xử một cách tầm thường.
Khi bạn không niệm chết, lòng tham của bạn đối với những vật dụng thuộc đời này càng tăng, và để đạt được chúng, bạn giúp người này hại người khác vân vân; bạn phát triển tham ái, sân hận, vô minh, và bạn đấu tranh, tranh luận với người khác. Bạn trở thành mục tiêu cho những câu chuyện tầm thường của người khác, và cuối cùng lối hành xử tầm thường của bạn còn đưa bạn đi đến b ị thương ở đầu: mọi sự đưa đến sa đọa của bạn.
a-1.6. Lỗi phải chết trong ân hận.
Nếu bạn không niệm chết, sự tu hành của bạn chỉ là một phản ảnh mờ nhạt, bị hòa tan trong những khát khao của bạn về những tài vật của đời này. Rồi một ngày kia thình bạn sẽ đối mặt với một kẻ thù là “chết mà chưa tu.” Bạn sẽ thấy những sở hữu của bạn, những gì bạn khát khao trong qua khứ bây giờ không còn chút ích lợi gì nữa. Vàbạn biết mình đã không được một chút gì của nền diệu pháp, một cái gì chắc chắn sẽ có ích trong lúc này. Bạn sẽ phát sinh nhiều ân hận không thể chịu nổi. Nhưng tất cả sẽ qua đi, chỉ trừ nỗi khổ của bạn. Khi suy sụp với một cơn sốt nổi lên thì gọi là “thời gian để bạn cầu nguyện;” cũng thế khi biết mình sắp chết, bạn sẽ thốt lên những lời hối hận. Geshe Kamapa nói ta nên sợ chết ngay bây giờ. Ta mong mỏi chết đep, nhưng sẽ được điều ngược lại: bây giờ chúng ta không sợ nhưng vào lúc chết đến chúng ta sẽ đấm ngực. Nói cách khác, phải sợ chết và vô thường ngay từ lúc đầu, thì ta sẽ không sợ khi ta chết. Nhưng thương chúng ta thì ngược lại. Ta không bao giờ nghĩ, “Ta có thể chết ngay bây giờ,” bởi thế ta cứ tà tà tự mãn. Ta sẽ có một cái chết kinh khủng biết bao!
Bạn có thể giàu có cả trăm nghìn vàng, hay làm một ông vua cai trị mọi xứ sở, nhưng những điều ấy không ích lợi chút nào cho bạn vào lúc chết - nó trống rỗng.
Chúng ta có thể thình lình bị tóm bởi một bệnh do độc tố hay cơn bệnh hiểm nghèo nào đó, nhưng ta chưa hoàn tất được một điều duy nhất nào để có thể nương cậy vào lúc chết. Nếu ta không chết ngay, ta có thể nghĩ, “Bây giờ chắc chắn tôi sẽ tu.” Nhưng đời ta sẽ đi đến chấm dứt. Việc này cũng như là trong tay cầm thức ăn nhưng chưa quyết định ăn thì một con chó đã tha mất.
Đấy là sáu lỗi.
a-2. Những lợi ích của việc niệm chết.
Có sáu lợi ích.
a-2.1. Niệm chết đưa đến nhiều tốt lành.
Niệm chết là điều lợi ích nhất. Đức Phật đấng đạo sư của chúng ta đã nói trong kinh Đại Niết Bàn: “Trong những dấu chân thú, dấu chân voi là to nhất; trong tất cả pháp, niệm chết và vô thường là nhất.” Nói cách khác bạn sẽ tu tập Pháp không lầm lỗi khi bạn nhớ đến cái chết. Nếu bạn muốn có được tái sinh tốt, thì bạn thực hành bố thí trì giới, vân vân. Tóm lại niệm chết sẽ đưa bạn qua toàn thể pháp tu Lam-rim, qua ba phạm vi thẳng đến sự hợp nhất.
Khi thí chủ của Yungtoenpa (thầy của Milarepa) chết, Milarepa đã cảm khái mà thực hành pháp. Nhiều hành giả vĩ đại thường cầm những tách làm bằng sọ người, kèn làm bằng xương ống chân, vân vân, để tăng ý thức về vô thường nơi họ. Luật nói về sự giữ những bức họa bộ xương trong nhà tắm, vân vân, cũng vì lý do ấy. Geshe Khacn Ngavva nói:
“Nếu bạn không làm ít nhất là một thời thiền định về vô thường vào buổi sáng, thì tôi nghĩ rằng bạn sẽ dành trọn ngày cho cuộc đời này.”
Zhangtsuen Yerpa nói rằng nếu bạn không nhớ vô thường vào buổi sáng, thì bạn sẽ dành buổi sáng cho đời này, và nếu bạn không khai triển niệm chết vào buổi trưa, bạn sẽ dành trọn buổi chiều cho đời này. Nếu bạn vong thân cho cuộc đời này thì bất cứ gì bạn làm đều không phải là Pháp.
a-2.2. Niệm chết đem lại nhiều khả năng.
Nếu bạn chánh niệm về chết và vô thường, thì bạn sẽ phá hủy những chuyện phi pháp như tham, sân, vân vân. Bạn sẽ có năng lực lớn để tích lũy công đức và đồng thời bạn có thể tiêu hủy được những vọng tưởng và ác hành.
a-2.3. Niệm chết quan trọng ở chặng đầu.
Lúc đầu sự niệm chết tác động như một nhân tố cho bạn khởi sự học pháp.
a-2.4. Niệm chết quan trọng ở chặng giữa.
Ở chặng giữa, niệm chết là một điều kiện để thúc giục ta nỗ lực với Pháp.
a-2.5. Niệm chết quan trọng ở chặng cuối.
Cuối cùng niệm chết sẽ giúp cho sự thực hành Pháp của bạn đi đến viên mãn.
a-2.6. Niệm chết làm cho bạn vui vẻ.
Vào lúc chết bạn sẽ có được niềm tin phát xuất từ sự tu tập không lỗi lầm, bạn như một đứa con trở về nhà cha mẹ. Longdoel Lama Rinpoche nói:
“Tôi không sợ vô thường. Tôi sẽ làm một ông thầy tu già vào buổi sáng rồi được thân thể của một vị trời trong đêm.”
Vậy những hành giả về pháp trước hết chết vui vẻ; họ cũng chết một cách tốt đẹp và không có gì ân hận. Họ sẽ nghĩ rằng “tôi đã theo Pháp, tôi đã thực hành Pháp; bây giờ tôi sẽ chết dễ dàng” và không có gì ân hận. Như Milarepa nói:
Vì sợ chết tôi trốn vào núi,
Tôi thực chứng tánh không - hình thái hiện hữu của tâm bản lai.
Bây giờ nếu tôi phải chết
Thì cũng không có gì ân hận.
a-3. Cách niệm chết thực thụ.
a-2.3. Niệm chết quan trọng ở chặng đầu.
Có 2 phần
(1) Phép thiền định gồm 9 phần về chết.
(2) Thiền định về những khía cạnh của cái chết.
Ngay cả phái Kadampa tiền kỳ cũng không có được sự mô tả chi tiết này. Đây là những chỉ giáo rút từ tác phẩm của Tsongkapa. Tác phẩm này có nhiều độc đáo, chỉ dẫn sâu xa và chi tiết. Chúng chứa đựng những tư tưởng trong các bộ luận của Ấn Độ về Mật điển, có những điểm đặc biệt rút từ kinh nghiệm của Tsongkapa, những tiêu đề của chúng không lộn xộn, vân vân.
a-3.1. Sự thiền định gồm chín thành phần về cái chết.
Có 3 căn bản:
1/ Nghĩ về cái chết không thể tránh;
2/ Nghĩ đến sự bất trắc không biết lúc nào khi ta sẽ chết;
3/ Nghĩ rằng bạn chết không có gì có thể giúp đỡ bạn ngoại trừ Pháp. Có ba lý do cho mỗi căn bản, làm nên 9 thành phần tất cả.
a-3.1.1. Chết là nghĩ cái chết không thể tránh.
Căn bản thứ nhất là nghĩ về cái chết không thể tránh.
Có ba lý do:
(i) Chết là chắn chắn vì không có gì ngăn cản nổi
Bạn sẽ chết đó là điều không thể tránh được. Bất kể bạn có loại thân thể nào, bất kể bạn đi đâu, bất kể bạn dùng phương pháp nào bạn cũng không thể ngăn được thần chết. Ngay cả một thân thể lành mạnh cũng không ngăn được cái chết. Lời Phật dạy về vô thường nói:
Nếu tất cả, ngay cả chư Phật
Độc giác Phật và đệ tử Thanh Văn
Ai cũng phải từ bỏ thân xác,
Thì cần gì nói đến thân người thường?
Khi chúng ta kể chuyện về đức Thế Tôn đã chứng được thân Kim Cương bất hoại, và về nhiều hành giả của Ấn Độ và Tây Tạng những người đã đạt đến sự hợp nhất, thì có thể ta thấy được như các Ngài vẫn còn tồn tại với chúng ta, tuy thế các ngài đã nhập Niết bàn. Nếu với con mắt phàm, đức đạo sư của chúng ta và những người khác đã chết và những thân Kim Cương của họ đã hủy hoại, thì làm sao những người như chúng ta lại không chết?
Khi đấng Đạo sư chúng ta sắp nhập Niết bàn, thì nhiều ngàn quyến thuộc Ngài như Xá Lợi Phất, vân vân, đã nhập Niết bàn trước Ngài. Rồi Đức Phật đấng đạo sư của chúng ta khi ở rừng Câu thi la, đã ra lệnh sửa soạn chỗ nằm cuối cùng của Ngài giữa hai cây sala. Lúc ấy ngài độ cho hai đệ tử cuối cùng là Pramudita, vua của các nhạc công cõi trời, và bà la môn Subhadra một người không phải là Phật tử. Họ không nỡ nào trông thấy Phật nhập Niết bàn, và Subhadra liền chết trước. Khi đấng đạo sư chúng ta sắp từ trần, Ngài lật thượng y lên và bảo mọi người nhìn kỹ lại thân thể của Ngài một lần cuối bởi vì khó mà nhìn thấy thân thể của một đức Như Lai. Lời dạy cuối cùng của Ngài tập trung vào vô thường. Rồi để chứng minh rằng thiền là căn bản, Ngài đã dạy.
Tất cả pháp hữu vi đều vô thường.
Đây là lời dạy cuối cùng của Như Lai.
Rồi Ngài nhập Niết bàn. Khi biết được việc này, những vị La hán đã chứng được giải thoát một phần hay toàn phần cũng nhập Niết bàn; con số những vị này gần đến 500.
Lại nữa những bậc hiền trí của xứ Ấn như 7 vị tổ của nền giáo lý, 80 hành giả vĩ đại, 6 thứ trang hoàng (?) và Tây Tạng những người như Atìsha và các đệ tử, tất cả đều nhập Niết bàn; bây giờ chỉ còn lại danh tiếng về các ngài. Như thế thì chúng ta làm sao có thể thoát khỏi chết.
Khi Lama Tsongkapa Rinpoche một vị giáo đạo của ngài Đức Dalai Lama, giảng Lam-rim, người ta bảo có nhiều ngàn người trong chúng hội. Bây giờ không còn một ai trong chúng môn đồ ấy còn sống sót. Và người ta bảo Chushang lama Rinpoche giảng dạy rất giống với vị lama hiện tại của chúng ta; bây giờ chỉ còn danh tiếng các ngài. Trong 100 năm tất cả những gì còn lại về chúng ta sẽ là lời thuật lại rằng một cái gì đó đã xảy ra tại đất này. Nếu chỉ sau 100 năm, tất cả mọi người bây giờ đang ở lục địa phương nam - Trung Quốc, Mông Cổ, Tây Tạng vân vân, kể cả những hài nhi mới sinh hôm nay, chắc chắn đều sẽ phải chết không ai còn sống, thì không có số phận nào tốt hơn chờ đợi chúng ta cả.
Cũng thế nếu thời chết của bạn đến thì không có một nơi nào để bạn tránh khỏi chết. Lời Phật Về Vô Thường nói:
Dù ở đâu, không có nơi nào
Ta thoát khỏi cái chết:
Không ở trên không, không ở dưới biển,
Cũng không ở trong núi mà ta tránh được.
Một lần thái tử con vua Ba tư nặc định giết dòng họ Thích Ca. Mục Kiền Liên nghĩ đến phải sử dụng thần thông để làm cho vua Lưu Ly và quân đội ông ta quên lãng, nhưng đức Phật dạy không thể nào ngăn được. Một vài người nam nữ dòng họ Thích Ca được dấu trong bình bát của đức Như Lai; một vài được đặt trong lâu đài ở trên mặt trời. Nhưng những người dòng họ Thích Ca vẫn bị giết và ngày tàn sát họ cũng đã trôi qua từ lâu.
Chạy trốn, hối lộ, sức mạnh vân vân,
Hoàn toàn vô hiệu nếu bạn sắp phải chết.
Kinh Pháp Cú nói:
Dù ai có ngũ thông
Như những vị đại tiên, có thể bay lên không
Cũng không thể đi đến một nơi nào
Không ở dưới uy lực của thần chết.
Nói cách khác, nếu sự chạy trốn có thể giải thoát bạn khỏi thần chết, thì sự có được thần thông hay phép lạ của những vị thần tiên cũng đủ để tránh xa tử thần. Nhưng ngay cả những người này cũng không thoát khỏi chết.
Ngay cả sức mạnh cũng không thể ngăn thần chết. Sư tử là loài vật hùng mạnh đến nỗi có thể đánh bại những con voi, làm nứt nẻ đầu của chúng, nhưng khi cái chết đến thì sư tử cũng phải chết với 4 móng què quặt. Ngay cả một ông vua chuyển luân đầy quyền lực cũng phải chết, tất cả uy quyền của ông không thể làm gì được. Chúng ta thích tài sản của cải nên tưởng rằng những thứ ấy sẽ hối lộ được thần chết; nhưng người ta bảo rằng dù có được viên ngọc ước của chuyển luân vương cũng không hói lộ được thần chết, thì làm sao chúng ta có thể nói đến việc hối lộ ông ấy? Kinh Lời Chỉ Giáo Dành Cho Vua nói:
“Giả sử có 4 ngọn núi ở 4 hướng; rất vững chắc, bền bỉ, bất khả hoại, không bị nứt nẻ, không nao núng, rất cứng… cả 4 ngọn núi ấy đang cùng áp đến; chúng động tới trời và lao vào đất. Chúng sẽ nghiền nát tất cả thành bột: cỏ cây, cành lá, tất cả hữu tình, sâu bọ, 4 đại chủng… Không thể ngăn chúng lại bằng cách trốn tránh, bằng sức mạnh, bằng tài sản, bằng thần chú hay thuốc men.
Này đại vương, 4 nỗi kinh hoàng lớn tương tự đang đến: chúng không thể được ngăn lại bằng sự trốn tránh, sức lực, tài sản, thần chú hay thuốc thang. Bốn núi đó là gì? Tuổi già, bệnh, tàn tạ và chết. Đại vương, tuổi già sẽ đến phá hủy sự chín chắn của ông. Bệnh sẽ phá hủy sức khỏe của ông, sự tàn tạ sẽ đến phá hủy vẻ huy hoàng của ông, chết sẽ đến phá hủy sinh lực của ông. Bốn thứ này sẽ đến phá hủy vẻ huy hoàng của ông, chết sẽ đến phá hủy sinh lực của ông. Bốn thứ này sẽ không thể làm cho ông êm bằng sự trốn thoát, sức mạnh, tài sản, thần chú, thuốc thang, vân vân.”
Nói cách khác, nếu bốn ngọn núi lớn kiên cố và di chuyển nhanh đang đến từ tứ phía ép lại, thì chúng ta có thể nghiền thành bột tất cả cỏ cây v.v... sẽ khó mà ngăn nổi, dù bạn làm bất cứ gì. Bốn ngọn núi già, bệnh, tàn tạ và chết cũng khó ngăn như thế.
(ii) Mạng sống không kéo dài được mà cứ giảm dần.
Bạn quyết định phải chết. Bất cứ gì được thúc đẩy bởi nghiệp quá khứ thì không thể thêm gì vào đó, và chuyện này áp dụng cho mạng sống của ta. Từng mỗi lúc ta đang tiến đến cái chết. Shàntideva nói trong Hành Bồ Tát Hạnh:
Tại sao tôi không chết,
Nếu từng ngày từng ngày
Mạng sống ngắn dần lại
Chứ không thể thêm được
Từ bất cứ nơi nào?
Kinh Pháp Cú nói:
Giả sử ta căng một sợi dây
Cho một đứa trẻ lần theo nó
Đứa trẻ cuối cùng sẽ đi đến đầu mút sợi dây
Cũng thế là mạng sống con người.
Đức Đức Dalai Lama thứ bảy nói:
Sau khi đã sinh ra
Bạn không còn tự do nghỉ mệt một giây
Trong cuộc chạy đua của bạn đến tử thần
Mà cái ta gọi là “sống”
Chỉ là cuộc hành trình
Trên đại lộ tiến về cái chết.
Tâm của tử tội không vui
Khi bị dẫn đến pháp trường!
Nói cách khác khi bạn đã sinh ra thì chỉ có nước tiến nhanh hơn con ngựa đua đến cái chết, không được một chút nghỉ ngơi nào dù chỉ trong thời gian để hít hơi thở vài hơi. Những người cỡi ngựa đua còn có thể nghỉ ngơi chút đỉnh, nhưng người mà định mệnh bắt buộc phải chết thì không được dù chỉ một sát na nghỉ mệt: từng mỗi sát na đưa chúng tiến gần hơn đến cái chết. Kinh Pháp Cú nói:
Như những con thú sắp bị giết
Càng lúc càng gần người đồ tể
Với từng mỗi bước đi của chúng
Thọ mạng con người cũng vậy.
Cũng như một con cừu đang được dẫn đến lò thịt thì mỗi bước của nó đi tiến gần cái chết một ít; cũng vậy khi đã sinh ra ta không có giây phút nào chuyển hướng khỏi cái chết. Chúng ta đã tiêu hết phần lớn đời mình, không còn lại bao nhiêu. Lại nữa, chúng ta tiêu ma từng hơi thở, giờ, ngày, tháng, năm; cái ngày ấy đang đến, đó là ngày ta phải chết. Thời điểm phải chết lại đến bất thần. Bởi thế ta không nên tự mãn, nghĩ rằng “Tôi sẽ không chết.” Khi ngủ, ta có thể cảm thấy thư dãn và sung sướng, nhưng kỳ thực tga vẫn đang lao về hướng thần chết.
(iii) Có thể chết trước khi quyết định tu tập
Cuộc đời thực ngắn ngủi, có thể bạn sẽ phải gặp cái chết trước khi thu xếp đâu vào đấy để tu tập Pháp. Hãy giả thiết bạn sống sáu mươi năm. Bạn ngủ suốt đêm, vậy là tiêu mất nửa đời. Ba mươi năm còn lại bị gián đoạn bởi thời gian bạn dùng để ăn, vân vân. Như vậy chỉ còn khoảng năm năm để tu tập Pháp, dù bạn có dành suốt thời gian ấy để nhập thất và hành thiền bốn thời mỗi ngày. Vào dịp tết ta nói, “Hãy ăn tết cái đã!” và ăn mừng năm mới. Mỗi tháng đều có tên gọi riêng của nó theo một ngày lễ, như Lễ Cầu Nguyện Lớn; một năm trôi qua nhanh gồm toàn những dịp nghỉ giải trí. Gungtang Rinpoche nói:
Có lẽ ta dành hai mươi năm để nghỉ rằng
“Mình nên tu tập.”
Hai mươi năm nữa là dành để mãi mãi
Chuẩn bị cho việc tu hành
Lại thêm mười năm nói câu
“Mình chưa hề tu tập.”
Đấy là câu chuyện về một đời người trống rỗng.
Nói cách khác, lúc còn bé bạn không nhớ Pháp. Về sau bạn có thể muốn thực hành pháp và nghĩ “Mình phải tu tập,” nhưng bạn vẫn không tu được. Rồi khi về già, bạn không làm gì cả mà cứ bảo, “Bây giờ tôi chỉ còn nước cầu nguyện cho đời sau của tôi sẽ khá hơn.”
Nhiều người hiện tại bị bù đầu với cuộc đời này và nghĩ rằng mình nên tu; nhiều người khác đã đến giai đoạn hối tiếc vì đã không tu. Khi gặp những người như vậy, ta phải thấy những công việc của họ đã làm hại họ như thế nào. Ta phải có can đảm chấm dứt đừng gán một tầm quan trong nào cho những hoạt động vô nghĩa hàng ngày làm cho chúng ta không có thì giờ tu tập. Ta phải tu tập Pháp càng nhiều càng tốt trước khi bị Diêm vương thần chết đánh gục. Purchog Ngagwang Jampa nói:
“Giả sử có một đống lúa mạch không lồ đứng giữa đồng rộng. Những phụ nữ trong làng có thể thấy lụt sắp đến cuốn trôi đống lúa đi, nhưng họ không làm gì cả. Trận lụt sẽ cuốn trôi hết đống lúa không kịp cho họ có thể lấy được một hột nào. Thay vì thế, nếu họ nỗ lực mang về càng nhiều càng hay, thì cuối cùng họ cũng có thể vớt vát được một phần tư hay một nửa đống lúa. Nếu may mắn họ có thể lấy hết về để thỏa mãn nhu cầu của mình. Cũng thế, ta phải tu tập càng nhiều càng hay, cái đạo lộ gồm ba phạm vi trước khi chết đến.”
Hãy nghĩ về những lý do ấy và bạn sẽ cảm thấy “chắc chắn mình sắp chết” và bạn sẽ quyết định cần phải tu tập.
a-3.1.2. Hai là không biết sẽ chết lúc nào.
Có ba lý do cho điều này.
(i) Thọ mạng không cố định.
Nếu bạn có thể biết chắc lúc nào mình chết, thì trước hết bạn sẽ thu xếp việc đời - hàng phục kẻ thù, che chở người thân, vân vân - rồi khi rảnh tay sống hạnh phúc, bạn có thể tu tập Pháp. Nhưng bạn không thể chắc chắn như vậy, nên cần phải nghĩ về tính bất trắc của sự chết, nghĩa là không biết lúc nào mình sẽ chết.
Kho Tàng Siêu Vật Lý nói:
Những người dân xứ Kuru
Sống một ngàn năm;
Trên hai lục địa kia
Đời sống giảm còn một nửa
Và lại giảm thêm một nửa.
Nói khác đi, trên phần lớn các lục địa khác, thọ mạng của dân chúng có tính cách cố định.
Ở đây thọ mạng không nhất định:
Lúc đầu là vô lượng,
Và rốt cuộc chỉ còn mười năm.
Theo tuyền thuyết, lúc đầu dân cư ở Lục địa phương Nam có htọ mạng dài lâu tới nỗi không thể đo lường bằng số năm; nhưng cuối cùng chỉ còn lại mười năm. Vậy nói chung, thọ mạng dân chúng Nam Diêm phù đề không nhất định, và nhất là vào thời đại suy đồi này điều ấy lại càng đúng.
Thông thường chúng ta không nghĩ, “Ta sẽ không bao giờ chết.” Nhưng khi sắp chết chúng ta luôn luôn có ý nghĩ, “Tôi sẽ chết, nhưng không chết năm nay.” Có những lý do để nghĩ như vậy; người thì nghĩ “Tôi chưa chết, vì tôi còn trẻ.” Nhưng còn trẻ cũng không ăn thua gì. Thần chết không chọn theo thứ tự tuổi tác để đánh gục người ta: có khi trẻ con chết trước, cha mẹ phải chôn con. Lại nữa, nhiều người trẻ hơn bạn đã chết. Lại có kẻ vừa sinh đã chết.
Vài người nghĩ, “Tôi sẽ không chết, vì tôi đâu có đau ốm gì.” Nhưng chuyện này cũng không nhất định. Có những con bệnh nằm liệt giường mà không chết, trong khi đó nhiều người khỏe mạnh mà lại chết thình lình. Nhiều người chết giữa bữa ăn, mà không có một điềm báo trước họ sẽ chết trong khi chưa ăn xong bữa cơm. Nhiều người tham dự một cuộc lễ lớn trong tu viện, khi đi thì đi bằng hai chân mà về thì được mang trên cái cán như những thây chết. Nhiều viên chức nhà nước dự thảo những chương trình chính trị to lớn mà không bao giờ có dịp thi hành, vì họ chết trước khi hoàn tất công việc. Trong nhiều toàn tập của những bậc thánh, thường xuất hiện những lời ghi chú “còn dang dở”: họ chỉ có thể đặt tên sách, viết vài đoạn rồi chết trước khi hoàn tất.
Trong số những bà con bè bạn xung quanh ta trong thung lũng, ta có thể nói ông A bà B đã chết, nhưng ta không nghĩ “Điều này cũng xảy đến cho ta.” Chúng ta đề cập chuyện chết chóc như một đối tượng gợi tò mò. Ta còn nghe người khác nói: “Ồ ông ta có một tấm y tuyệt đẹp. Tôi hy vọng tôi sẽ được nó.”
Cái chết nhất định sẽ đánh gục bạn trong tương lai, mặc dù lúc nào thì không chắc. Như người ta nói:
Không thể biết cái gì sẽ tới trước:
Ngày mai hay là đời sau của bạn.
Đừng nỗ lực làm gì cho kế hoạch ngày mai
Đúng hơn nên nỗ lực cho đời sau của bạn.
Kinh Pháp Cú nói:
Một vài người buổi sáng bạn trông thấy
Mà buổi chiều không thấy nữa.
Vài người bạn trông thấy buổi chiều
Thì bạn không thấy lại sáng hôm sau…
Làm sao chắc được mai bạn sẽ không chết?
Chúng ta không làm những chuẩn bị cho cái chết mà ta chắc chắn sẽ gặp, nhưng chưa biết lúc nào. Không chắc ta sẽ sống cho tới già. Hãy nhớ thật là một lỗi lầm khi làm thật nhiều chuẩn bị để an dưỡng tuổi già.
Nếu bạn không thể chịu nổi ý tưởng mình sẽ chết hôm nay, ngày mai hay ngày mốt, thì ít nhất bạn cũng phải nghĩ cái chết có thể xảy ra với bất cứ ai từ đây tới sang năm. Bạn không biết chắc ai trong những người đang ngồi đây sẽ chết trước- người ngồi hàng trước, hàng giữa hay hàng sau.
Bạn sẽ không nhận được một giấy báo: “Bây giờ, hãy chuẩn bị để chết.” Cái chết sẽ đột ngột đến một ngày nào đó, và bạn chỉ còn nước bỏ lại tất cả những gì đang làm dang dở. Ngay cả những thầy tu cũng phải ngừng uống trà bơ, ăn bánh bột lúa mạch và mì sợi mà đi đến đời sau: thời gian cái chết đến bất trắc là như thế.
Sự bám lấy trường cửu đã lừa bịp bạn, khiến bạn nghĩ mình còn nhiều năm để sống, nhưng sẽ đến cái ngày bạn thình lình chết. Ngay cả những người bệnh sắp chết đến nơi cũng nghĩ, “Tôi sẽ không chết hôm nay.” Nhiều người khi gặp năm mà lá số tử vi báo là xấu lắm, có thể nhớ đến cái chết và tự hỏi, “Tôi có chết năm này không?” Nhưng dù bạn không có một năm như thế, không có một năm nào trong một trăm năm cuộc đời mà bạn có thể bảo rằng: “Tôi sẽ không chết năm nay.” Giả sử bạn hăm tám tuổi. Bạn phải nghĩ, “Tôi có thể chết năm nay. Anh A, chị B cũng chết vào lứa tuổi này.”
Chúng ta có thể bảo, “Tôi thể là tôi chắc chắn không chết năm nay,” nhưng ta không thể làm một lời thề như vậy được.
Chúng ta thiếu phân tích, và có thể bị đánh lạc hướng khi sống trong những thành phố lớn, cộng đồng lớn. Chết và vô thường bởi vậy là những đề mục thiền thực tiễn vì nó không khó hiểu như lý vô ngã. Đó là những điều ta có thể trông thấy tận mắt, sờ mó được.
Thầy tôi, bậc tôn sư, chỗ quy y và che chở cho tôi có dạy:
“Nếu bạn không chết trong vòng một hai tháng, tôi cầu cho bạn có thể làm được vài lợi lạc cho những đời sau của mình: và nếu bạn không chết trong vòng một hai năm nữa, mong bạn thành tựu được niềm hy vọng vĩnh cửu của bạn về tất cả những tái sinh tương lai!”
Bạn phải suy nghĩ kỹ chương này mà theo cách tôi đã giảng cùng với những lời trích dẫn các thứ.
(ii) Nhiều yếu tố hỗ trợ cho cái chết, ít yếu tố hỗ trợ cho cái sống.
Chúng ta chỉ được che chở nhờ những lời cầu nguyện những công đức ta làm trong quá khứ, và nhờ lòng bi mẫn của chư Phật. Có nhiều yếu tố hỗ trợ cái chết của ta. Như những con ruồi bu quanh thịt thối, có tám mươi ngàn loại phi nhân khác nhau ám quanh ta trong lúc ta đang sống, chúng sẽ là những yếu tố hỗ trợ cho cái chết của ta. Chúng tự hỏi: “Chừng nào chúng ta có thể ăn thịt nhà ngươi? Khi nào chúng ta có thể lấy hơi thở của ngươi?” Bốn trăm lẽ bốn loại bệnh tật đoanh vây ta như một đám mây mù. Ba trăm sáu mươi loại ma quỷ, mười lăm loại ác ma chuyên môn tấn công trẻ nhỏ, ba trăm sáu mươi quỷ xé thây người, vân vân, rất thèm thuồng mạng sống của ta.
Bạn không chỉ có những yếu tố phụ thuộc bên ngoài ấy mà thôi. Nếu bạn để bốn con rắn vào trong một cái bình, thì con mạnh nhất sẽ ăn những con khác. Nếu những khi chất trong thân thể như phong, mật, đàm hay bốn đại, mà hơi mất quân bình, thì đã là một yếu tố phụ giúp cho bạn kết liễu cuộc đời.
Nhiều yếu tố phụ lực cho cái chết của bạn
Rất ít yếu tố giúp cho sự sống.
Và cả đến những yếu tố giúp bạn sống.
Cũng có thể làm cho bạn chết.
Bởi vậy hãy luôn luôn tu tập.
Không những có nhiều yếu tố phụ thuộc bên trong và bên ngoài để làm bạn chết, mà nhiều yếu tố giúp cho đời sống cũng có thể làm chết bạn. Nhà có thể sập, thuyền bè có thể bị lật, ngựa xe có thể cán lên người bạn, bằng hữu có thể gạt bạn, thực phẩm có thể không hợp với bạn v.v… nhiều chuyện có thể là nguyên nhân khiến bạn mau chết.
Sinh lực của chúng ta giống như một bình hơi nóng để trong ngọn đèn dầu; như Long Thọ nói:
Thần chết cư trú trong mọi hoàn cảnh
Như hơi nóng đó trong ngọn đèn dầu
(iii) Không biết lúc nào chết vì thân xác này thật vô nghĩa.
Nếu thân xác chúng ta là chắc chắn, bọc sắt thì chúng ta sẽ không bị hại, dù có nhiều yếu tố có thể làm cho nó chết. Nhưng thân thể chúng ta giống như những bọt nước: chúng ta không cần có những yếu tố trọng đại để chết, mà ta có thể chết vì bị gai đâm. Tuy nhiên dù thân xác chúng ta có được bọc thép đi nữa cũng không ăn thua gì. Bức thư của Long Thụ nói:
Bảy vừng mặt trời sẽ đốt cháy
Trái đất, núi Tu di, biển cả
Và tất cả chúng sinh luân hồi
Sẽ thành tro bụi - không gì sẽ tồn tại
Thế thì cần gì nói đến thân phận
Những con người hoàn toàn vô nghĩa?
Nhiều yếu tố có thể làm hại đến thọ mạng của ta
Nó còn mong manh hơn cả bọt nước bị cơn gió thổi
Thật lạ lùng khi ta thức dậy mà còn thở được.
Sau một đêm ngủ say.
Nói cách khác khi bạn đi ngủ, hơi thở thô của bạn bị đè nén và phong đại vi tế có thể di chuyển tự do trong lỗ mũi bạn; vậy thì thật lạ lùng làm sao bạn đã không chết khi trở lại hơi thở bình thường với phong đại thô.
Hãy nghĩ về điều này: không thể biết chắc lúc nào thì bạn chết. Vậy bạn nên nghĩ mình cần phải thực hành Pháp ngay bây giờ. Điều này cũng như khi biết chắc kẻ thù sẽ đến giết bạn không biết lúc nào, thì từ ngày ấy trở đi bạn sẽ cố gắng để ngăn chận nó. Nếu bạn muốn thực hành Pháp nhưng lại bận công việc kéo dài trong năm này hoặc đến sang năm, và bạn nghĩ, tôi sẽ tu sau khi xong việc, thế là bạn đang tự dối mình. Gungtang Rinpoche nói:
“Hình như công việc này chỉ cần một tháng, một năm;
Khi xong việc tôi sẽ tu tập nhiều pháp.”
Tư tưởng này là ác ma phá hoại
Lừa dối tất cả mọi người.
Chúng ta nghĩ: “tôi tôi sẽ tu tập nhiều pháp.”
Tư tưởng này là ác ma phá hoại
Lừa dối tất cả mọi người.
Chúng ta nghĩ: “Tôi sẽ tu tập pháp sau khi làm xong việc này việc nọ.” Nhưng:
Công việc chưa xong cũng giống như râu ông già
Càng cắt nó càng mọc.
Nói cách khác, bạn không bao giờ ổn định được để tu tập, vì khi việc này xong đã có việc khác đến. Công việc thế gian giống như một dòng sông không bao giờ ngừng chảy. Guntang Rinpoche nói:
Điều rất có thể xảy ra trước khi ngày mai đến -
Cái ngày bạn sắp tu tập pháp -
Thì cái chết của bạn đã đến hôm nay.
Bởi thế đừng để cho đầu bạn quay lại;
Nếu bạn muốn tu tập,
Phải tu ngay từ bây giờ.
Nếu bạn cứ trì hoãn công việc và bảo: “Khi việc này xong tôi sẽ tu” hay “Tôi sẽ tu ngày mai,” thì công việc sẽ không bao giờ xong mà giờ chết của bạn chắc chắn sẽ đến.
Phải nghĩ kỹ về ba lý do tại sao cái chết là bất trắc, thì bạn sẽ từ bỏ ngay cả chuyện thế gian và quyết định tu tập không lãng phí thì giờ. Nhưng những tu sinh trong các tu viện không cần phải cắt ngang việc học, việc thực tập thảo luận để đi đến một hang động xa xôi: thay vì vậy bạn phải chuyển hóa những gì mình đang làm trở thành Phật pháp. Chẳng hạn bạn chỉ tụng những lời kinh như câu: “Cho đến ngày giác ngộ, con xin quy y Phật, quy y Pháp, quy y Tăng…” hàng ngàn lần, nhưng bây giờ bạn hãy xét lại có bao giờ bạn suy nghĩ một cách chân xác về câu ấy hay không: Bạn sẽ thấy rằng, rất hiếm khi bạn làm việc ấy.
Bất kể bạn nỗ lực như thế nào trong việc kinh doanh, nông trại, v.v… những việc ấy sẽ không bao giờ thành Phật pháp; như chúng ta những người đã thọ giới cần phải chuyển hóa những gì ta làm trở thành pháp. Thật đáng tiếc nếu chúng ta không thực tập pháp một cách thường xuyên, nhưng không đáng tiếc nếu chúng ta không biết những sự kiện gì xảy đến.
a-3.1.3. Ba là nghĩ khi chết chỉ Pháp có thể giúp bạn.
(i) Tài sản không thể giúp bạn.
Bạn có thể giống như Phạm Vương Đê Thích hay Chuyển luân vương, nhưng khi chết bạn sẽ không đem theo được gì dù chỉ một tên tôi tớ; bạn sẽ không được tự do đem theo một thứ sở hữu nào - vào lúc ấy tất cả tài sản của bạn hóa ra vô dụng. Bạn có thể là chúa tể hùng mạnh nhất cai trị tất cả mọi xứ sở, nhưng khi chết đến, bạn không đem theo được cả đến một hạt lúa. Khi ấy bạn không khác gì một kẻ ăn mày: bạn không thể mang theo cả đến một cây gậy. “Vua sẽ để lại những kho tàng của ông ta; người khành khất phải để lại cây gậy chống.” Kinh Cây Sống nói:
Người ta có thể đủ ăn trong một trăm năm,
Mà khi chết phải ra đi đói khát.
Người ta có thể đủ mặc cả trăm năm,
Mà khi chết phải ra đi trần truồng.
Và trong tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh có câu:
Tôi phải mất tất cả sở hữu
Mà vẫn không hiểu được điều này
Và tôi đã phạn nhiều tội lỗi
Vì những người thân của tôi
Và vì những người không thân…
Khi sinh ra bạn sinh một mình,
Khi chết đi bạn cũng chỉ chết một mình
Bạn bè rầy ra của bạn có thể làm được gì
Nếu họ không san sẻ được phần nào nỗi khổ?
Ngày xưa có một người đẽo một tảng đá lớn thành một hình khối. Người khác hỏi anh ta sẽ làm gì với nó. Anh ta trả lời: “Ồ, không làm gì cả, tôi chỉ để nó lại.” Cũng thế bạn sẽ để lại sau lưng tất cả tài sản và sở hữu mà bạn đã có được trong tái sinh này.
(ii) Bạn bè quyến thuộc không thể giúp.
Một người đang hấp hối có thể được vây quanh bởi những tôi tớ, đệ tử và những bạn bè thân thiết nhất của anh ta, người thì nắm tay, kẻ lôi chân, nhưng không ai làm gì được. Người ấy không thể đem theo mình một người bạn nào; y phải du hành con đường gian nan của cõi Trung ấm một mình đơn độc. Maitriyoki, một hành giả vĩ đại nói rằng:
Tâu đại vương, dù ngài giàu có đến đâu
Khi ngài chết và đi đến một tái sinh khác trong thế giới
Ngài sẽ sống như một người
Bị kể thù tấn công ở giữa sa mạc:
Một mình không vợ con thê thiếp…
Trong tác phẩm Hành Bồ Tát Hạnh:
Khi sứ giả của Diêm vương đến bắt bạn
Thì thân bằng quyến thuộc có ích gì?
Bạn bè làm được gì?
Đức Panchen Lama Lozang Yeshe nói:
Bạn sẽ vĩnh viễn xa lìa
Những người thân yêu đang khóc bạn…
Có người chắc chắn chết giữa mùa đông sau; khi ấy họ làm được bao nhiêu phần trong chương trình của họ dành cho năm tới?
Nếu chúng ta sắp đi Ấn Độ, Trung Quốc hay một nơi nào khác, chúng ta sẽ xem chuyện ấy hết sức quan trong. Chúng ta sẽ chuẩn bị hành lý để du hành cùng với lừa, ngựa và gia nhân. Nhưng khi chúng ta làm một cuộc du hành lớn lao để đi đến tái sinh kế tiếp, ta sẽ không có bạn bè, không thể đem theo dù một thứ sở hữu nào.
(iii) Thân thể bạn cũng không giúp được.
Khi bạn chết, sẽ không ích gì nếu tất cả những ngọn núi đều biến thành vàng, tát cả mọi người đều hóa thành người thân của bạn. Hoàn toàn tách khỏi tài sản, sở hữu, thân quyến, bạn sẽ phải để lại cả cái thân xác của bạn - cái bạn gọi là “thân của tôi” sinh ra từ bào thai cùng một lượt với bạn, cái thân mà bạn vẫn che chở cho nó khỏi đói khát nóng lạnh, cái thân thể mà bạn không thể cho một cái gai châm chích, và yêu quý nó hơn ngọc ước. Đức Panchen Lama Choekyi Gyaeltsaen nói: “Thân này bạn bảo yêu quý là thế, nhưng sẽ hóa ra lừa dối bạn khi bạn cần đến nó nhất..” Nói cách khác, hãy nghĩ về việc bạn sẽ hoàn toàn bị tách khỏi thân xác này, cái thân mà bạn đã từng nâng niu che chở.
Sau khi đã suy tư về ba lý do ấy, thì không ích gì dể sợ hãi buồn rầu. Gungtang Rinpoche nói:
Pháp là hướng đạo hướng dẫn bạn đến con đường không lừa dối;
Pháp cung cấp cho bạn tư lương trên đường dài;
Pháp là thuyền trưởng trên hành trình gian khó;
Từ giờ này hãy tu tập Pháp bằng thân lời ý của bạn.
Milarepa nó:
Hỡi thiên thần Nyama Paeldarbum!
Hãy nghe đây, nữ thần của tài sản, kẻ có tín tâm:
Ngươi có đủ lương thực
Cho chặng đường dài.
- Những đời tương lai sau cuộc đời này?
Nếu ngươi không có đủ
Thì hãnh thực hành bố thí
- Đấy sẽ là hành trang của ngươi…
Này thiên thần Nyama Paeldarbum!
Người có đủ bạn bè
Để đối phó với những nỗi kinh hoàng lớn lao
Trong những đời sau cuộc đời này?
Nếu ngươi không có đủ
Thì hãy thực hành diệu pháp
- Đấy sẽ là hành trang của ngươi.
Nói cách khác, Pháp là hướng đạo của ta, thuyền trưởng và hành trang của ta để đi cuộc hành trình sang cõi chết. Nếu bạn chưa thực hành Pháp, thì cái chết của bạn chẳng khác gì cái chết của một con chó đi lạc trong một ngõ hẻm. Đây là một cách suy nghĩ có nhiều lợi ích.
Những người đi về thăm quê không làm những chuẩn bị để ở lại nơi mình ở, ngược lại họ dồn hết năng lực để thu xếp hành lý, không làm gì khác. Bạn cũng thế, cần phải quyết định chỉ thực hành Pháp mà thôi- một cái gì không bị chi phối bởi những chướng ngại của đời này.
a-3.2. Thiền quán về những khía cạnh của cái chết.
Đây là một chỉ giáo từ bậc tôn sư tôi. Mặc dù nó chỉ tập trung cốt yếu vào cách làm thế nào để theo một thời thiền quán về “cách giảng thực tiễn” (xem Ngày Thứ Nhất), người ta bảo tốt hơn nên quán theo cách này.
Bạn nên nhớ lại những điều nói trong bản văn Chỗ Nương Tựa Đầy Bi Mẫn hoặc Những Cầu Xin Để Được Giải Thoát Khỏi Con Đường Gian Nan Của Trung Ấm của đức Panchen Lama Lozang Choekyi.
Hãy quán xét cái gì sẽ xảy đến khi bạn chết. Rồi, khi bạn đang tiến gần đến cái chết, như nói trong sách Những Cầu Xin…
Khi những y sĩ đã bỏ tôi,
Khi lễ cầu an không còn công hiệu,
Khi bạn bè đã hết hy vọng tôi sống.
Khi mọi việc tôi làm đều vô ích
Mong sao tôi được ân phước
Nhớ lại những chỉ giáo của thầy tôi.
Nói cách khác, cơn bệnh trở nên nặng hơn mặc dù đã chữa trị và làm lễ lạc đúng cách; những gì y sĩ bảo bạn không phải là những gì ông nói với những người khác; quyến thuộc bằng hữu chỉ nói với bạn những lời hay đẹp nhưng lại nhóm họp sau lưng bạn một cách bí mật và đều đòng ý là bạn sẽ chết; bạn cho thấy những triệu chứng xấu bên trong cũng như ngòai - hơi ấm của cơ thể bạn tan biến, bạn thở một cách khó nhọc, mũi bạn xẹp lại, môi bạn cong lên, da xanh xám, vân vân. Bạn hối tiếc những tội lỗi quá khứ nhưng chưa sám hối một cách đầy đủ, hoặc không chịu lập lại sự sám hối, hoặc chưa hành thiện đúng mức. Cơn bệnh chết người của bạn khiến bạn đau đớn, và những triệu chứng của bốn đại tuần tự tan rã đã xuất hiện cho bạn. Bạn có những ám ảnh kinh hoàng ngăn bạn không thấy được những cảnh huống trong hiện tại. Năm uẩn của bạn cuộn tròn trong một ccái chăn để ở một góc phòng, che sau một bức màn. Người ta thắp cho bạn một ngọn đèn bơ leo lét. Nếu bạn là thầy tu, họ sẽ mặc cho bạn bộ áo lễ để làm cho bạn có vẻ dễ coi.
Bây giờ bạn có thể làm việc thật nhiều để có được một ngôi nhà tốt, áo quần mềm mại ấm áp, thảm trải nhà…, nhưng khi bạn chết, xác bạn sẽ bị xếp thành ba phần, cột bằng dây da, trên đất trơ trụi hay trên những tảng đá vân vân. Hiện tại bạn có thể thưởng thức những món ăn thượng vị, mà trong tương lai bạn sẽ phải sống bằng mùi của những đồ cúng đốt cho người chết. Bây giờ người ta gọi bạn bằng những tên đẹp như “Geshe,” “Đại Đức” “Thượng tọa;” nhưng trong tương lai sẽ có lúc cái thân thể bạn được gọi là “xác chết” và bạn được gọi là “vong linh ông này ông nọ.” Mỗi khi các bạn, những tu sĩ, thấy những bộ áo lễ, thì hãy nhớ đến lúc bạn chết, xác bạn sẽ được tô điểm bằng chiếc áo ấy. Khi trông thấy chiếc mền, nó phải nhắc ta nhớ thi thể ta sẽ được quấn trong đó. Đấy là những gì ta nên nhớ nghĩ. Milarepa nói: “Cái tên ghê gớm là thây chết sẽ được gán cho thân thể của hành giả. “Điều này cũng áp dụng cho thân thể bạn.
Sau khi chết bạn sẽ đi đến cõi trung ấm, ở đấy bạn sẽ bị nỗi kinh hoàng không thể tưởng, và sẽ có những ảo giác về những cơn bão bụi và bão lữa, bị chôn vùi dưới những khối đá lở hay đất lở, hoặc bị vây bủa bằng những vòng lửa quay cuồng, hoặc bị nước cuốn trôi, hoặc bị thổi bay theo gió, vân vân.
Một vài lamas tuyên bố khai thị cho thần thức người chết đi vào cõi trung ấm và làm nghi thức khai đạo bên đầu người chết, nhưng thực sự thời gian khai đạo để đi vào cõi trung ấm là ngay bây giờ: làm điều này trước khi người ta chết sẽ có lợi hơn. Chúng ta có thể luôn luôn bảo đảm được thưởng thức món ăn ngon thức uống tốt, nhưng điều này sẽ không xảy ra khi ta đang hấp hối và phải nói “Đỡ tôi lên.” Thật chắc chắn trăm phần là ta sẽ không tu tập được gì nữa vào lúc ấy, vì bây giờ khi còn sống khỏe mạnh ta không chịu tu tập. Tuy nhiên nghi lễ khai thị ấy cũng có thể giúp ích phần nào, vì năng lực gia hộ của chư Phật thực bất khả tư nghì.
Một nguồn gốc của thiền định về những khía cạnh của cái chết là quyển Hành Bồ Tát Hạnh:
Hãy đi vào nghĩa địa
Để thấy cho rõ rằng
Bộ xương của người khác
Và thân thể của bạn
Đều là vật khả hoại.
Bạn sẽ bình thản hơn.
Khi một người chết đi, xương xẩu phân tán khắp nghĩa địa, hãy quán xét rằng xương ấy không khác gì xương của chính bạn - khi ấy bạn sẽ bình thản hơn trong tương lai. Những thi thể trong nghĩa địa lúc đầu cũng như thân thể của bạn: con người thường ưa chuộng chúng. Những hành giả lớn ở Ấn thường cầm những xương đùi hay sọ của người chết không phải muốn dọa người khác hay muốn trông ra vẻ ghê gớm, mà chỉ để tăng ý hức của họ về những dáng vẻ của cái chết. Ngay cái tách làm bằng sọ người này, một thời đã ở trong đầu của một người nào đó; y đã quá yêu quý nó đến độ nếu bị móng tay cào phải, y cũng la “ối.”
Nếu bạn là một tu sĩ thường, gian phòng của bạn sẽ trống rỗng khi bạn chết, và một người khác sẽ dọn vào bảo: “Ồ, ông ấy đã chết vài ngày trước, và bây giờ tôi chiếm cái phòng ông ta.”
Một người nào khác sẽ mặc cái y của bạn và bảo, “Cái y này trước kia là của ông ấy rồi. Tôi đã mua được.” Cũng thế có một ngày chắc chắn sẽ đến, khi những người khác sẽ mua những đồ đạc áo quần của bạn và sử dụng chúng, trong khi bây giờ thì họ không dám động tới. Đây là lý do đức Đức Dalai Lama thứ bảy nói: “Sẽ đến lúc tôi mất hết ngay cả những sở hữu này: tôi hài lòng vì đã mượn những viên ngọc ấy.” Nói cách khác, đấy là những vật bạn mượn tạm để dùng trong một thời gian ngắn.
Nếu bạn không nỡ lòng nào nghĩ đến cái chết của chính mình, thì hãy đi mà chứng kiến cái chết của một người nào khác; không thể nào bạn không nhớ những chỉ giáo này vào một lúc như vậy.
Chúng ta không nghĩ về những chuyện này, nhưng tại sao đâm sợ hãi khi trông thấy một sợi dây và lầm nó là con rắn? Đây là liều lượng sợ hãi ta cần có. Chúng ta có thể chết trước khi ta mặc rách một cái áo, chẳng hạn. Hãy nghĩ về điều ấy: đời chúng ta thật vô cùng ngắn ngũi.
Những điều này được bàn trong kinh Dạy Cho Vua Lam-rim Mũ Đỏ của Gedun Taenzin Gyatso bàn về những việc làm thế nào pháp thiền quán vô thường có thể là một liều thuốc chữa bệnh béo phì vào lúc bạn có được nhiều y phục thực phẩm, vân vân… tốt đẹp. Mỗi khi thấy những sở hữu của bạn, nhe y phục, vân vân… tốt đẹp. Mỗi khi thấy những sở hữu của bạn, như y phục, v.v… hãy nghĩ: “Đấy chỉ giả dạng là những sở hữu của tôi. Sẽ có ngày những người khác đem ra chia nhau, và chắc chắn họ sẽ bảo, những cái này là của người đã chết. Bây giờ tôi cưng qúy cái thân tôi và săn sóc cho nó, nhưng sẽ có một lúc nó trở thành cái gọi là thi thể. Nếu lúc ấy tôi phải trông thấy nói, tôi sẽ kinh hãi; tôi sẽ nôn mửa nếu sờ nó. Nó sẽ được buộc bằng một sợi dây và người ta sẽ làm đủ thứ chuyện đối với nó.” Hãy tưởng đến cái lúc bột ngũ cốc của bạn còn lại sẽ được sử dụng để cúng dường, lúc mãn nghi thức khai thị cho vong linh đi vào cõi chết sẽ được làm bên cạnh cái đầu của bạn, vân vân. Một người nào đó sẽ cầm cái sọ của bạn mà bảo, “Đây là cái sọ của y. Cũng không đến nỗi tệ.” Thời gian như thế đang đến, và kể từ đây trở đi bạn hãy làm những điều mà bạn không phải ân hận về sau.
Tiêu chuẩn để biết bạn đã khai triển được thực chứng về chết là vô thường trong dòng tâm thức bạn, là nếu bạn muốn được như Geshe Karag Gomchung (xem trang…).
(Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche ôn lại tài liệu này với chi tiết vừa phải)