Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín

30 Tháng Tám 20163:58 CH(Xem: 2476)
Phần Ba Nền Tảng Của Đạo Lộ Ngày Thứ Chín

PHẦN BA
NỀN TẢNG CỦA ĐẠO LỘ

NGÀY THỨ CHÍN

(Kyabje Pabongka Rinpoche cho một câu chuyện ngắn để giúp cho chúng tôi khởi động lực, trích dẫn đức Atìsha vô song): 

Có nhiều chứng cứ tỏ rằng cuộc đời ngắn ngủi, 
Nhưng ta không biết rõ nó kéo dài bao nhiêu năm; 
Hãy rút ra từ đấy những gì đáng ưa nhất 
Như con ngỗng chúa tách sữa từ nước.

Ngài nhắc lại những tiêu đề đã bàn và ôn lại vắn tắt đề tài phụng sự bậc thầy.

1.2.4. TẬN TỤY VỚI THẦY BẰNG VIỆC LÀM

Trong Trang Nghiêm Kinh có câu:

Hãy nương tựa bậc thầy

Bằng cách dâng quà biếu,

Bằng cách phục vụ thầy

Và bằng cách tu tập.

Nói cách khác có ba cấp bực tận tụy với thầy bằng việc làm: bực hạ là quà biếu, bực trung là hầu hạ và bực thượng là tu hành. Chẳng hạn, khi học trò nương tựa thầy, họ thực hành cả ba bực; bởi vậy cách thờ thầy cho đúng là đạo sư du già. Nếu sự nương tựa bậc thầy được căn cứ trên liên hệ cá nhân, thì bạn không cần tìm pháp quán nào để tu tập đạo sư du già. Khi bạn không ở bên cạnh thầy, thì bạn phải phát sinh phép quán ruộng phước, làm lễ tắm rửa và khẩn cầu, lạy, dâng cúng, v.v…

Cách tốt nhất để làm hài lòng vị hướng đạo tâm linh là hiến dâng thầy sự thực hành lời ông chỉ giáo. Mklarepa nói:

Con không có tài sản hay quà cáp để dâng,

Sự tu tập của con đền đáp công ơn sư phụ

Con thực hành pháp dũng mãnh không kể gian nan;

Đấy là quà con dâng hiến bậc thầy như cha lành.

Cả hai truyền thống về Lời Đức Văn Thù, bản ngắn của hệ phái Phương Nam và bản dài của Hệ phái Trung Ương, đều dạy rằng sự tận tụy bằng hành vi là thuộc về nghi thức chuẩn bị thứ tư. Trong bản văn này sự thờ kính bậc đạo sư bằng ý nghĩ được dạy vào cuối nghi thức chuẩn bị thứ ba.

Theo bản văn này, khi bạn ở chỗ không có thầy, thì nên thờ thầy qua hành vi bằng cách làm ba nghi lễ chuẩn bị đầu là triệu thỉnh bậc thầy và ruộng phước, rồi dâng cúng các ngài, v.v… Bằng cách ấy, bạn làm cho thầy hài lòng do những quà dâng hiến vật chất.

Bạn sái tịnh mặt đất như trên (xem Ngày Thứ Năm, trang…); rồi triệu thỉnh năng lực của chân lý. Quán mặt đất thành lưu ly với những kim cương chùy kẽ bằng vàng, có vẻ như nổi bậc lên, nhưng nếu sờ vào thì lún xuống.

Trong hệ phái Trung Ương, ở giữa mặt đất ấy có một lâu đài hình vuông có bốn mặt không có tiền đình nên giống như lâu đài trong mandala Phật Dược Sư. Tòa lâu đài thực khổng lồ, ở chính giữa có bốn sân thượng ở trên một cái bệ lớn được nâng bởi những con sư tử - như một cái tháp không có phần trên.

Quán sân thượng thứ nhất (cao nhất) có ba tòa sư tử ở phía sau sân thượng, trên tòa giữa an tọa Đức Thích Ca, trên tòa bên phải của ngài là Đức Di Lặc và bên trái là Đức Văn Thù. Những bậc đạo sư Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại và Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa ngồi đằng sau hai vị này. Phần trước của sân thượng có ba tòa sư tử. Atìsha, Nagtso vị dịch giả, và Dromtoenpa ngồi trên những tòa này.

Trên sân thượng thứ hai có một nhóm ba tòa sư tử. Đức Tsongkapa Đấng Chiến thắng ngồi trên tòa chính giữa, Sherab Senge bên phải, Gedun Drub (vị Đức Dalai Lama đầu tiên) bên trái.

Trên sân thượng thứ ba có một nhóm ba tòa sư tử. Đức Đức Dalai Lama đệ ngũ đại an tọa ở tòa chính giữa, bên phải ngài là Jinpa Gyatso bên trái là Jampa Choedaen, một bậc thầy thực sáng chói.

Trên sân thượng thứ tư vị bổn sư của bạn ngồi ở tòa giữa. Bản văn nói hai bậc thầy an tọa những đại đệ tử của thầy, nhưng theo chỉ giáo khẩu quyết thì sư phụ của thầy an tọa bên phải, và tổ sư của thầy bên trái.

Những thầy khác của bạn ngồi trên những tấm bồ đoàn bằng lụa.

Một truyền thống cho tất cả những vị thầy trong ba tạng ngồi ở trên ba mặt còn lại của sân thượng; chư Phật, Bồ tát, Thanh văn, Duyên giác, Hộ pháp v.v… ngồi phía sau.

Theo một truyền thống khác, bạn quán những bậc thầy trong các Hệ Phái Hành Động Quảng Đại và Tri Kiến Sâu Xa an tọa theo thứ tự, bên phải và trái là “nhóm ba” bậc thầy. Quán những bậc thầy hệ phái về Luật tạng và thầy về Kinh tạng ở phía sau sân thượng. Bạn không phải quán những vị thần bảo hộ, v.v…

Nếu bạn muốn làm pháp thiền quán này, thì chỉ cần nghĩ tưởng những nhân vật ấy đang hiện tiền, dù bạn không thể trông thấy họ. Những hình ảnh ở những phần phía sau của sân thượng cũng không bị sư tử tòa (của những nhóm ba bậc thầy ở trước) che lấp; những vị ở đằng sau cũng hướng mặt về phía bạn.

Nhà tắm có bốn lối vào. Bên trong có một bộ tòa đầy đủ cho ruộng phước. Không có ao tắm, nền ở chính giữa được nâng cao. Sự cầu nguyện gồm bảy thành phần và những gì còn lại cũng như trước.

Hệ phái Phương Nam thì khác hẳn. Quán trước mặt là một tòa nhà lớn nâng đỡ bảy sân thượng; giống như bảo tháp phái Kadampa. Những sân này làm bằng bảy thứ quý báu. (xem chi tiết trong bài tụng). Những sư tử (nâng đỡ tòa lớn) đứng trên nền đất. Trước sư tử tòa này xây ba cầu thang. Sân trên hết có một tấm đệm hay vải lót lưng tương tự những đệm lót lưng nơi những tòa ngồi của những lạt ma cao cấp, hai góc trên có hoa văn hình lưỡi câu. Tấm đệm được trang trí bằng những chạm trỗ bằng báu vật. Mỗi sân cũng có những cầu thang nhỏ bằng vàng dẫn xuống các cạnh của những sân dưới và đưa đến những cầu thang khác ở trước sư tử tòa.

Đỉnh của tấm đệm lót có hình cong như vòm cung lồi lên ở giữa, trên đó có một cái chóp bằng vàng treo tràng phan chiến thắng ở hai bên. Giữa sân thượng cao nhất có một pháp tòa với chỗ dựa lưng dành cho đức Thích Ca, được nâng bởi sáu con vật - rồng, kim sí điểu, v.v… - biểu trưng sáu ba la mật. Có năm cái gối bằng gấm thêu trên pháp tòa của Đức Thích Ca. Đức Di Lặc ngồi bên phải, Văn Thù ngồi bên trái, trên những tòa ngồi mỗi tòa có ba gối; những tòa này không có sư tử nâng. Bậc thầy của bạn ngồi trước mặt các ngài trong dáng điệu thường ngày, có hai gối, và không cần tòa. Sư phụ của thầy ngồi bên phải thầy, sư tổ ngồi bên trái. Những vị này chỉ ngồi trên một cái gối. Những bậc thầy còn sống của bạn thì ngồi giữa chiếu. Phần giữa của sân thượng để trống chừa lối đi.

Thầy của bạn trong dáng điệu thường ngày, tay phải bắt ấn thuyết pháp, tay trái cầm một quyển kinh từng tờ rời kiểu Tây Tạng đang nằm trong cái bao của nó với một cái đánh dấu trang hoàng bằng năm lớp lụa.

Những bậc thầy thuộc Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại ngồi bên phải Đức Di Lặc, và Hệ Phái Tri Kiến Sâu Xa ngồi bên trái Đức Văn Thù. Truyền thống Kadampa Lam-rim tiếp tục cuối Hệ Phái Hành Vi Quảng Đại, và một biểu tượng quan trọng là chỗ ngồi cuối của hệ phái được để trống. Những vị thầy của bạn không ở trên sân đầu tiên thì sẽ chiếm sân thứ hai và ba.

Truyền thống Kadampa Chỉ giáo ngồi một dãy trên sân thứ tư, Chaen Ngawa ngồi giữa. Chư Bồ tát ngồi trên sân thứ năm. Chư Phật ngồi ở góc trái và phải của bốn sân đầu tiên. Thanh văn ngồi trên sân thứ sáu. Hộ pháp trên sân thứ bảy.

Đây là một truyền thống thuộc kinh điển, nên bạn không quán những bậc thầy thuộc Hệ Phái Hành Động Dâng Hiến. Nếu bạn muốn để cả những vị này vào, thì hãy tưởng tượng họ ở dạng vô hình.

Hai hệ phái Lời Đức Văn Thù đều thuộc truyền thống Kinh tạng, bởi thế bạn không được quán những thực thể dấn thân hành động, mà chỉ triệu thỉnh họ đến như khách tham quan. Lấy ví dụ: trước khi mời khách ăn ngồi vào bàn, thì ta phải sắp chỗ sẵn cho họ. Bởi thế bạn dâng hiến đồ cúng và thỉnh các thực thể trí tuệ ngồi vào nơi dành sẵn. Bạn mời các ngài, và cách bạn quán họ đang đi đến bạn “giống như cách Phật và tùy tùng đến Magadhabhadrì.”

(Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche kể chuyện ấy và bàn chi tiết cách thực hành này.)

Kế tiếp bạn tắm rửa thân các ngài. Khác cái nhà tắm trên kia, nhà này có bốn cửa kính ở mỗi phương hướng. Không có ao tắm giữa, nhưng có nhiều bình chứa nước. Trần nhà có hệ thống xà ngang và một cái lọng treo lủng lẳng những bao hoạc hoặc bình đựng hương bột có những lỗ thông. Trong lễ tắm, tưởng tượng nước tự tuôn ra từ những bình chứa. Những vị thầy tu trong ruộng phước xuống tắm từng nhóm ba người, ngồi vào chổ như trên trong nhà tắm, và y phục họ thoát ra dưới dạng những tia sáng màu vàng. Còn lại cũng như đã nói trên.

Có thể bạn không có thì giờ để quán đầy đủ những bình nước, v.v… Thực ra không phải luôn luôn bạn cần phải làm lễ tắm trong phần nghi thức chuẩn bị; dù chỉnh thỉnh thoảng làm một lần cũng sẽ trừ được chướng ngại, cấu uế trong tâm vân vân. Phần còn lại của lễ tắm giống như phần tôi nói trong Con Đường Nhanh (Ngày Thứ Năm).

Khi giảng dạy chỉ một bài Lời Đức Văn Thù mà thôi, thì ở điểm này nên nói trong khi thực hành, không nên giải tán phép quán ruộng phước. Chẳng hạn, khi bạn đang tụng đọc nhiều lần nghi thức chuẩn bị, thì không nên tụng Căn Bản Của Mọi Thiện Đức của Tsongkapa trong phần cuối thời hành trì. Nếu bạn chưa giải tán ruộng phước, thì hãy dừng lại một lúc để dâng đầy thức cúng dường, trước khi tụng tiếp bản nghi thức. Nếu bạn đã giải tán ruộng phước, thì chỉ làm lễ gồm bảy thành phần, làm đi làm lại vài lần như vậy. 

Ngày nay bạn nên làm nghi thức chuẩn bị theo bản Trang Hoàng Yết Hầu Những Người May Mắn, hơn là bản Lời Đức Văn Thù, vì bản trước là một chỉ dẫn đặc biệt sâu xa và có năng lực gia trì hơn bất cứ bản nào khác.

1.3. PHẢI LÀM GÌ TRONG PHẦN CUỐI THỜI THIỀN QUÁN

Cúôi thời thiền về một đề mục Lam-rim đặc biệt, hãy tụng thần chú danh hiệu Đức Thích Ca Mâu Ni, cầu nguyện và hồi hướng công đức.

2. PHẢI LÀM GÌ GIỮA NHỮNG THỜI THIỀN QUÁN

Không có thời gian nào mà không phải hoặc là thời thiền quán, hoặc là thời khoảng trung gian giữa các thời thiền. Điều cốt yếu là sử dụng đúng cách thời khắc trung gian này. Nếu bạn luyện tâm trong thời thiền rồi để cho tâm trở nên tán loạn giữa hai thời thiền, nó sẽ tác hại đến thời thiền kế tiếp của bạn. Nhưng nếu thời khoản trung gian này tiến hành tốt đẹp, thì việc tái sinh thân người may mắn của bạn mới đem lại ý nghĩa. Vì thế mà trong sự giảng dạy cũng như trước tác của ngài, đức Tsongkapa thường đặt nặng khoản thời gian giữa các thời thiền cũng như chính thời thiền quán.

Ta hãy lấy ngay đề mục đặc biệt này làm ví dụ. Giữa các thời quán tưởng, bạn nên đọc những chuyện kể trong các luận sớ về lòng hiếu kính đối với bậc thầy, chẳng hạn về cách Nàropa đối với Tilopa, Milarepa đối với Marpa, Dromtoenpa đối với Lama Setsuen và Atìsha. Người ta bảo, trí tuệ bạn sẽ lung lay nếu đọc những loại sách khác, chẳng hạn những loại sách làm cho bạn tăng thêm hận thù. Vậy muốn tăng trưởng trí tuệ thì đừng nên đọc những sách ấy.

Muốn cho vọng tưởng khỏi khởi lên giữa các thời, ta phải tự chế ngự đến độ không sử dụng giác quan theo kiểu có thể phát sinh tâm tán loạn. Vì chúng ta chưa đạt đến trình độ này, nên cần phải tinh tấn trong mọi thời khắc với ba căn môn (thân khẩu ý) của mình, và dù cho trông thấy cái gì hấp dẫn, cũng đừng để cho tâm bị lạc hướng.

Bạn nên đọc chương “Về sự duy trì tinh tấn” trong tác phẩm Shantideva nhan đề Hành Bồ Tát Hạnh để biết thêm chi tiết. Cốt tủy của chương này là:

Hãy luôn luôn quán xét

Trạng thái thân và tâm

Bản chất của tinh tấn

Là tên lính đi tuần.

Nghĩa là cốt yếu phải duy trì sự tinh tấn.

Bạn phải làm những hoạt động của ba cửa - những cử động của thân bạn, những lời nói, và dòng tư tưởng đi qua tâm thức bạn - trong lúc quán xét kỹ những đề tài này. Giả sử một phòng chỉ có hai cửa ra vào, thì nhờ canh chừng hai cửa này mà bạn ngăn trộm khỏi lọt vào phòng. Cũng vậy, nếu bạn giữ gìn ba cửa thân lời ý, và không từ bỏ chánh niệm, tức là bạn đóng cái cửa phạm vào điều quấy.

Có câu chuyện về geshe Baen Gung-gael. (CT.- Một hôm trong chùa có lễ dâng cúng sữa cho một hội chúng rất đông chư tăng. Geshe Baen ở trong số những vị cuối cùng được phục vụ. Ông bắt gặp mình ganh tị với những người đã nhận phần sữa, nên khi người ta đưa sữa đến nơi ông, ông từ chối và la lên trước sự ngạc nhiên của mọi người. “Tôi là kẻ trộm!”. Chúng ta cũng phải canh chừng giống như vậy.

Nếu tâm ta cứ mãi lang thang, ta dễ gặp sự tình như sau xảy đến cho chính mình. Có một người quyết định được một cái tên là Gawa Dragpa để đặt cho con trai, ông sung sướng nhảy múa và chết tức khắc, trước khi đứa bé chào đời.

Atìsha dạy: “Hãy kiểm soát lời lẽ của ngươi khi tụ hội; kiểm soát tư tưởng ngươi khi ở một mình.” Chúng ta thường phạm tội khi tâm tán loạn không chánh niệm; vào lúc ấy ta không có ý thức đấy là tội lỗi. Trong khi ngồi nói chuyện chẳng hạn, ta có thể lơ đểnh giết một con rận, nhưng nếu tinh tấn và ý thức ta sẽ không làm chuyện ấy vì nghĩ đấy là tội lỗi. Cũng vậy khi ở giữa đám đông bè bạn, đang nói đủ thứ vấn đề, ta cũng nên dùng phần ý thức để kiểm soát, tự hỏi: “Tôi sắp nói cái gì đây?” Nếu thấy mình sắp nói những lời gay gắt phù phiếm thì nên ngậm miệng lại. Khi ở một mình, ta hãy kiểm soát bằng cách tự hỏi, “Ta đang nhớ chuyện gì?” Ta nên duy trì chánh niệm và tinh tấn với ý nghĩ: “Nếu ta quên giữ ý, ta sẽ không ý thức ngay tư duy đã khởi lên. Bởi thế ta đừng quên giữ ý.”

Geshe Karag Gomchung có lần viết bốn hàng hiệu dán lên bốn vách xung quanh phòng mình: “Không nghĩ tán loạn!” Chúng ta thì khác, đại loại, chúng ta chỉ thích những khẩu hiệu này: “Ta cần có nhiều tiền càng tốt!”

Thời gian giữa các thời thiền vô cùng quan trọng, ngay cả trong thời kỳ nhập thất. Bạn có thể có một tảng đá bên cạnh cửa vào phòng để chứng tỏ mình đang nhập thất (xem Ngày Thứ Tư, trang…), và ở tuốt trên một đỉnh núi tuyết phủ, mà tâm bạn vẫn lang thang. Bậc tôn sư tôi dạy, “Bất cứ ai nhập thất cũng phải để tâm nhập thất luôn, nghĩa là có chánh niệm tinh tấn.” Luôn luôn làm mọi sự kèm theo tinh tấn chánh niệm, đấy là phương tiện khéo để chấm dứt vọng tưởng.

Milarepa nói rằng những việc tầm thường của thế tục có thể tác dụng như những quyển sách của bạn. Nói cách khác, mọi sự bạn tiếp tục phải kích động tâm thương xót, từ bỏ, vân vân, ở nơi bạn. Ví dụ Drubkang Geleg Gyatso trông thấy một con kiến bị ong chích mà khởi niềm xác tín đối với luật nhân quả.

Khi đi vào chợ ta thường phát sinh những vọng tưởng như lòng tham luyến; tội lỗi theo liền bước ta đi. Đến lúc trở về nhà là ta đã mang một bao đầy tội lỗi trên lưng. Nhưng nếu ta có tâm phân tích đúng pháp, và đi chợ có đem theo chánh niệm và tinh tấn, thì việc đi chợ có thể là một liều kích thích tối thượng cho chúng ta và thực chứng vô thường. Ta phải chuyển mọi sự việc tầm thường thành một kích kích thích tố để thực hành Pháp theo cách ấy.

Kyabje Pabongka Rinpoche nói về thức ăn và cách ăn. Ngài cũng nói đến việc cúng dường hằng ngày những bánh lễ cho ngạ quỷ. Bản văn bàn kỹ việc này gọi là Thời Khóa Hàng Ngày, và chúng ta nên theo đó. Ngài nói đến lợi ích lớn và những con quạ ăn bánh ấy có thể có được.)

B. TRÌNH TỰ TU TẬP BẠN PHẢI THEO SAU KHI ĐÃ NƯƠNG TỰA MỘT BẬC THẦY.

Có hai tiêu đề chính: (1) kích thích để rút tỉa tinh hoa của việc có được thân người thuận lợi. (2) Làm sao để rút tỉa tinh hoa ấy.

1. KÍCH THÍCH ĐỂ RÚT TỈA TINH HOA CỦA SỰ TÁI SINH THUẬN LỢI.

Kích thích này do nghĩ đến những lợi ích lớn của thân người tái sinh làm người, và sự khó khăn được làm người. Có hai tiêu đề phụ: (1) một thảo luận ngắn để thuyết phục bạn; (2) giảng dạy sơ lược cách tu.

1.1. MỘT THẢO LUẬN NGẮN ĐỂ THUYẾT PHỤC

Hai tiêu đề sau cùng này lập thành một biểu đồ áp dụng cho tất cả đề mục thiền kế tiếp; đây là cách truyền thống để phối hợp tài liệu giảng dạy chính thức với tài liệu rút từ những buổi “nói chuyện thân mật.” Bạn nên thay thế mỗi đề tài thiền, - như đề tài tôi sẽ bàn dưới các tiêu đề nói trên - bằng tiêu đề làm sao để theo phần chính của thời thiền. Bạn phải làm những gì tôi giải thích trong phần nói về sự tận tụy với bậc thầy hướng đạo; nối đề tài thiền ấy vào phần cuối của nghi thức chuẩn bị, rồi tiếp theo bằng phần cuối của thời thiền vân vân.

Chúng ta thấy không có gì sai quấy khi mở miệng nói chuyện phiếm suốt ngày, chính là ta không suy nghĩ về những lợi ích lớn và sự hiếm hoi có được thân người. Sự suy nghĩ về những điều này sẽ là một kích thích tố mạnh mẽ cho ta thực hành diệu pháp.

Khi bạn nghĩ về những lợi ích lớn và sự hiếm hoi của việc tái sinh làm người, thì tự nhiên bạn cảm thấy hạnh phúc, và khi bạn nghĩ đến sự chết là vô thường, thì tự nhiên bạn cảm thấy buồn rầu.

Ở đây có ba tiêu đề: (1) nhận ra sự tái sinh may mắn là được làm người; (2) nghĩ đến những lợi ích lớn của việc ấy; (3) Nghĩ đến sự khó khăn có được thân người.

1.1.1. NHẬN RA SỰ TÁI SINH MAY MẮN LÀ ĐƯỢC LÀM NGƯỜI 

Có hai phần: (1) những điều ta đã thoát khỏi: (2) những điều ta có được.

a. Những điều ta thoát khỏi.

Bạn phải nhận ra được rằng thân người là thuận lợi thì bạn mới có thể rút tỉa được tinh hoa từ đấy. Những tảng đá lót lò sưởi của bạn có thể làm bằng vàng song nếu bạn không biết thì bạn cũng vẫn nghèo khó. Bạn còn thấy được những điều mình đã thoát được, đó là tám chướng ngại cho sự tu tập (tám nạn).

Tám nạn ấy được đề cập trong bức thư của Long Thụ:

Có tà kiến, làm súc sinh,

Làm quỷ đói, sinh vào địa ngục,

Thiếu Phật pháp vì sinh nơi biên địa, mọi rợ man di

Ngu si câm điếc, hoặc làm trời trường thọ;

Tái sinh làm hạng nào thì trong tám hạng ấy

Đều là những chướng nạn không thuận lợi.

Bạn đã có được một hoàn cảnh tiện nghi

Thoát khỏi tám nạn ấy, thì hãy nỗ lực

Đừng bao giờ rơi lại vào những cảnh này.

Có bốn cảnh huống không thuận lợi trong loài phi nhân (địa ngục, quỷ đói, súc sinh, trời trường thọ) và bốn cảnh ở trong loài người (tà kiến, biên địa, mọi rợ man ri, và đui điếc câm ngọng).

Bốn trạng huống phi nhân bất tiện là như sau: Địa ngục không tiện cho việc tu tập Pháp, vì những nỗi khổ quá nóng hoặc quá lạnh. Nếu ai đặt một cục than hầm trên đầu bạn mà buộc bạn phải thiền quán trong lúc đó, thì sự đau đớn sẽ làm cho bạn muốn bắt đầu hành thiền cũng không thể được. Nếu bây giờ bị sanh vào địa ngục, ta sẽ thấy trăm ngàn lần đau khổ hơn một con chuột bị đặt trên vỉ sắt nung đỏ; khi ấy ta hoàn toàn không thể nào thực hành Pháp, ngay cả đến một chữ Pháp ta cũng không thể nghe được, tâm ta khi ấy chỉ cảm thấy tràn ngập thống khổ. Vậy ta phải thấy mình may phước không bị sinh vào địa ngục.

Tái sinh làm ngạ quỷ thì không thuận lợi cho việc tu tập Pháp vì quá đói khát. Ví dụ khi ta đang bị cơn đói dữ dội mà thầy bảo ta phải tu tập thiền thì ta chỉ khát khao được đồ ăn thức uống mà thôi. Vậy tái sinh làm ngạ quỷ cũng không thuận lợi cho việc tu hành. Thực may mắn thay ta đã không bị sinh làm ngạ quỷ!

Tái sinh làm súc sinh không lợi cho việc học Pháp, vì súc sinh ngu tối, bị vô minh ám chướng. Ví dụ nếu ta bảo một con chó hay lừa rằng: “hãy niệm một chuỗi om mani padme hum thì ngươi sẽ được giác ngộ” nó sẽ không hiểu gì ráo. Và nếu súc sinh chỉ một âm của câu thần chú cũng không biết, thì làm sao học hiểu các pháp khác được? Vậy, súc sinh thì chỉ sinh ra để chịu những kiểu đau khổ riêng của chúng, và điều ấy không lợi ích gì cho việc học pháp. May phước thay ta không bị sinh vào loài ấy.

Bây giờ, mỗi khi nói “may thay” là ta liên tưởng đến một món tiền mình đã kiếm được, nhưng điều ấy chưa thực sự là may mắn. Khi nhìn những thú vật như chó, lừa, ta chớ nên xem chúng như những con con vật gợi tò mò; mà nên suy nghĩ, “May thay mình không phải như chúng nó!”

Những vị trời trường thọ là như sau: được sinh vào cõi sắc và vô sắc là một trong những quả báo tốt nhất bạn có thể có, tuy nhiên khi những vị trời được sinh vào những cõi ấy họ nghĩ, “Ta đã được tái sinh làm một vị trời,” và khi họ rời khỏi tái sinh ấy, họ nghĩ, “ta đang rời khỏi tái sinh làm trời.” Trong thời gian còn lại trên cõi trời thì họ chỉ có mê mẩn trong trạng thái nhất tâm tịnh chỉ tới nỗi họ giống như đang ngủ một giấc dài - họ lãng phí toàn thể cuộc tái sinh của mình bằng cái cách hoàn toàn vô nghĩa như thế. Tác phẩm Trình độ Thanh Văn của Vô Trước cho ta biết những vị trời trong những cõi trời khác có thể có vài bản năng lớn lao về đức hạnh, nhưng thông thường họ dùng toàn thời gian để hưởng lạc thú, nên cũng không nhận được Pháp. Jìvaka Kumarabhrta lúc còn làm người là một y vương và là đồ đệ của tôn giả Xá Lợi Phất. Mỗi khi ông cưỡi voi đi ra ngoài gặp tôn giả, ông lập tức xuống voi không chút ngần ngại. Về sau khi được tái sanh lên cõi trời, tôn giả lên ấy để thuyết pháp cho ông. Nhưng ông quá mắc bận các thiện lạc đến nỗi ông chỉ dơ một ngón tay lên chào rồi tiếp tục vui chơi, không để cho tôn giả có cơ hội nào mà dạy pháp được. Đấy, ở cõi trời là như vậy, chư thiên tuyệt đối không nghĩ đến chuyện học Pháp, hay chuyện từ bỏ xả ly. Họ chỉ có những tiếng trống, những con chim thần, v.v… nói cho họ nghe diệu pháp; nhưng không có những bậc thầy như chúng ta để chỉ giáo cho họ một cách chi tiết.

Bốn tình huống bất lợi trong loài người như sau. Nếu bạn sinh trong một nơi mà đức Phật chưa từng đặt chân đến, bạn sẽ không biết làm gì để thực hành Pháp, và cho dù có thực hành, bạn cũng không biết cách làm cho đúng. Ta sẽ làm sao nếu bị rơi vào những tình huống ấy? May thay ta đã không bị như vậy!

Ngay dù bạn sinh vào chỗ trung ương, nơi có Phật pháp lưu hành, mà nếu bạn làm người ngu đần vì bị trạng thái tinh thần bất túc, làm kẻ câm điếc không nói được, thì bạn cũng không thể hiểu được mục đích thực sự đằng sau lời Pháp, hoặc chỉ làm theo dáng điệu mà không hiểu gì nên không thể tu tập đúng cách.

Làm người tà kiến là chướng ngại lớn nhất cho sự hiểu pháp - đó là lý do đức Long Thụ đề cập trở ngại này trước tiên. Thật là điều vô phúc nhất nếu bây giờ bạn làm người Hồi giáo chẳng hạn, vì bạn sẽ không bao giời có được công đức căn bản của việc đọc tụng dù chỉ là một xâu chuỗi câu om mani pade hum, dù bạn có sống thật lâu.

Vậy, chúng ta đã xoay sở có được tám điều thuận lợi là giải thoát khỏi tám nạn kể trên mặc dù thực sự rất khó mà thành tựu cả tám điều ấy một cách triệt để. Đấy là lý do ta nói là may mắn: Còn gì may mắn hơn có được tám điều rất khó được ấy?

b. Những điều ta có được.

Có mười điều: năm thuộc cá nhân, năm liên hệ đến người khác.

b-1. Năm điều thuộc cá nhân.

Quyển Trình Độ Thanh Văn nói:

Làm người, sinh chỗ trung ương;

Các căn đầy đủ; không năm tội ngịch;

Và có lòng tin kiên cố.

Điều ta có được thứ nhất là được làm người. Cõi người thù thắng hơn các nẽo luân hồi khác vì có tiềm năng thực hành các pháp tu có lợi cho những đời sau. Hiện tại đương nhiên chúng ta là những con người - song điều này dường như chưa giúp gì cho ta cả.

Được sinh vào chỗ trung ương có nghĩa là, vào thời mạt pháp, ở một nơi ít nhất có đủ tứ chúng tăng già. Các căn đầy đủ, nghĩa là sanh ra có đủ các giác quan. Lại nữa, những người có hai căn, người không có nam căn, vân vân, đều không đủ tư cách thọ giới biệt giải thoát (pratimoksha). Vậy, vì bạn không sinh làm những hạng người như vậy, nên bạn chỉ là “có đầy đủ các căn.” Không phạm tội ngũ nghịch là, người ta sẽ không đắc quả A la hán trong đời này được nếu đã phạm những tội ấy. Chúng ta cũng không rơi vào trường hợp này. Lòng tin kiên cố được giải là tin vào giới luật, nhưng ở đây phải là tin cả ba tạng và tin pháp Lam-rim.

Người ta phải bản thân có đủ năm điều ấy, nên gọi là “thuộc cá nhân.”

b-2. Năm điều kiên hệ người khác.

 Một đức Phật ra đời và giảng Pháp;

Giáo lý còn đó và được người tin theo;

Nhưng người khác thường có lòng yêu mến trong tâm khảm.

Ở một thế giới không có Phật xuất hiện thì cũng sẽ không có Pháp. Nếu có Phật xuất hiện, nhưng ta lại chết trước khi Ngài giảng Pháp thì cũng lại vô ích. Hai điều kiện này nói một cách chặt chẽ thì quả ta không hội đủ, nhưng những bậc thầy chúng ta đang còn để thay Phật, nên có thể nói ta cũng có hai sự này.

Những giáo lý phải được giữ trong hai trạng thái chưa suy đồi và người nào thực hành sẽ đắc đạo lộ chân thực của bậc thánh. Hiện tại thời gian năm ngàn năm truyền thừa giáo Phật chưa chấm dứt. Tuy nhiên, mặc dù giáo lý còn được truyền, mà quả của giáo lý chỉ được nẩy sinh trong dòng tâm thức của riêng bạn, nếu bạn có triển khai thực chứng đi sâu vào những lời dạy. Như những tu sĩ phái Kadam ngày xưa nói, thì điều này chưa xảy ra: chúng ta không có giáo lý trong dòng tâm thức của mình, bởi thế đừng nên để cho phần giáo lý ta có được phải tiêu mất. Nghĩa là giáo lý Phật vẫn lưu hành rộng rãi bên ngoài, song nếu nó chết đi trong dòng tâm thức của bạn, thì như vậy là phần riêng bạn về giáo lý đã mất.

Không những giáo lý Phật phải tồn tại, mà nó còn phải được bảo trì nguyên vẹn mới được. Trong tất cả những giáo điều của các tông phái Ấn Độ và những giáo lý của Phật giáo Tây Tạng tiền và hậu kỳ, những giáo lý quý nhất là vô cấu là những pháp phối hợp được tri kiến thuần tịnh và những pháp tu của cả kinh giáo lẫn mật giáo, chẳng hạn giáo lý của đức Tsongkapa nhà cải cách, hiện thân của Bồ tát Văn Thù vị Hộ trì pháp, những giáo lý thuần tịnh như vàng ròng. Giáo lý ấy thịnh hành khắp Tây Tạng, và bạn đã được gặp. Điều ấy xảy đến cho bạn là chuyện hy hữu nhất trong những điều hy hữu. Giáo lý của đức Tsongkapa về kinh điển và mật điển hùng hồn hơn bất cứ thời nào trước đấy. Tagtsang dịch gia nổi tiếng, lúc về già mới thấy được những nét đặc thù của giáo lý ấy đánh trúng chỗ. Còn nhiều lời ca tụng tương tự, nhưng nếu phải nói cho bạn nghe một cách chi tiết tại sao giáo lý về kinh mật ấy lại thù thắng hơn mọi giáo lý khác, thì tôi phải bỏ cả mấy ngày để nói cũng không hết. Một lần một người Mông Cổ tặng đức Panchen Lama một món quà, và được báo cho biết ông ta sẽ tái sinh làm người. Điều này cũng sẽ xảy ra nếu ông ta cầu nguyện được gặp giáo lý Phật. Ai biết được cái gì sẽ xảy đến nếu ông ta đã cầu nguyện phải được giáo lý của Tsongkapa!

Bạn đã gặp được giáo lý như thế, và không chỉ thế mà thôi: điều có được thứ tư cũng thành tựu - giáo lý đang được theo - bởi vì không bị hoàn cảnh nào khác làm chướng ngại, bạn dễ dàng từ bỏ đời sống thế tục mà xuất gia. Thực sự “nền giáo lý đang được theo” có nghĩa rằng bạn có thể thấy rõ những người chứng bốn quả Thanh văn là Dự lưu, Nhất lai, Bất hoàn, A la hán. Vậy điều có được thứ tư liên hệ đến người khác, - như được bàn trong Trình Độ Thanh Văn - thì chỉ áp dụng cho những người như tỳ kheo Udayì, chứ không phải cho người như Long Thụ chẳng hạn. Vào thời “giáo lý tuệ giác” (thời kỳ đầu của nền giáo lý) những người đã đắc bốn quả thường nêu gương cho chúng tăng; ngày nay, những công hạnh của bậc thánh cũng nêu gương cho ta, bởi thế sự kiện này dùng làm thay thế cho sự đáp ứng điều có được thứ tư.

Điều có được thứ năm liên hệ đến người khác - rằng con người nói chung phải yêu mến cha mẹ tận đáy tim; có nghĩa là những thí chủ cung cấp những điều kiện thuận lợi cho việc học Pháp, và người ta nói chung đều có tâm tốt. Vậy điều này cũng được hội đủ. Thật vô cùng khó được cả 18 lợi ích này, thế mà ta có đủ cả. Đó là nhờ trong đời quá khứ ta đã cầu nguyện đúng cách; chúng ta cầu mong có được mười điều và đừng bị rơi vào tám nạn. Vậy bây giờ ta đã thoát khỏi tám nạn và được mười điều tốt lành.

1.2.1. NGHĨ VỀ NHỮNG LỢI ÍCH LỚN CỦA THÂN NGƯỜI

Có ba tiêu đề: (1) lợi ích ngắn hạn; (2) lợi ích dài hạn; (3) nghĩ sơ lược về một sát na của thân người có thể rất lợi lạc như thế nào.

1.2.1. NHỮNG LỢI ÍCH NGẮN HẠN CỦA THÂN NGƯỜI

Bất kể cõi nào bạn muốn hưởng và cõi thấy nào bạn muốn tránh, bạn cũng chỉ có thể thành công nhờ sử dụng tốt cuộc đời hiện tại của mình lúc làm người. Muốn tái sinh vào thượng giới bạn phải tu tập như sau: muốn giàu có bạn phải tu bố thí, muốn có nhiều quyến thuộc tùy tùng bạn phải thực hành nhẫn nhục. Tất cả điều này thực hành ngay trong đời hiện tại. Bạn có thể tự hỏi, “Làm sao tôi có thể tái sinh cao như làm trời, người, giàu có, hạnh phúc?” nhưng điều chắc chắn là bạn có thể làm được chỉ cần có tu.

Nếu muốn sinh làm trời Phạm Vương, Đế Thích, hay Chuyển luân vương, bạn cũng có thể toại ý. Nếu bạn muốn tái sinh có tám điều tốt lành do nghiệp quả (xem Ngày Mười Ba, trang…) hay một tái sinh thù thắng với bảy thiện đức, hoặc một tái sinh có thân vật lý thích hợp để tu tập bốn cỗ xe Tối thượng thừa (bốn hạng mật điển), bạn có thể thành tựu ước muốn ấy.

Với tái sinh làm người này, bạn còn có thể thành tựu những nhân tố để sinh vào các cõi tịnh độ như cõi Cực lạc, Shambala vân vân. Longdoel Lama đã làm cho thân người may mắn của mình có ý nghĩa bằng cách tu hành trong một am thất; ông không mấy quan tâm đến chuyện ăn dù chỉ một bát bột lúa mạch. Ông tu để tích lũy công đức mong tái sinh làm vua xứ Sahmbala. Sau khi phát nguyện như vậy, ông nghĩ cần phải cúng dường đức Panchen Lama, và hỏi ngài, “Con có sẽ đạt mục đích không?”

Đức Panchen Lama hiểu ông muốn nói gì, nên trả lời: “Ông lạt ma già này quả là tham lam. Ông sẽ đạt mục đích.”

1.2.2. LỢI ÍCH CỦA THÂN NGƯỜI TRÊN PHƯƠNG DIỆN TUYỆT ĐỐI

Muốn đạt giải thoát, bạn phải đào luyện con đường ba môn học tăng thượng mà đầu tiên là giới. Hãy lấy ví dụ giới Biệt giải thoát của tỳ kheo. Bạn phải đào luyện từ sự từ bỏ để phát triển hoặc in sâu những giới ấy vào dòng tâm thức. Thật khó tu tập những pháp như từ bỏ trong các cõi khác, ví dụ cõi trời vân vân. Như dân ở xứ Kuru thuộc đại lục phía bắc (Bắc Cu lô châu) không thích hợp với những giới này. Còn về con người ở ba đại lục khác, ở Nam Thiệm bộ châu hay Diêm Phù đề, là thích hợp nhất cho giới từ bỏ này.

Người ta phát tâm bồ đề mạnh nhất trong thân tái sinh làm người. Thư Gửi một đệ tử của Chandragomin nói:

Con người thành tựu bồ đề tâm mạnh nhất;

Trời và rồng không thành tựu được điều này;

A tu la, thần kim sí điểu cũng không được,

Những người mang tri kiến (?) hay loài bò sát.

Về những giới thuộc mật điển cũng thế.

Thân người cũng là tái sinh có nhiều khả năng nhất để đạt đến toàn tri. Ngay của một kẻ sơ cơ trong thân người cũng có thể nhờ đạo lộ kim cang thừa mà đạt giác ngộ trong một đời duy nhất, ngay trong một thân này. Điều ấy là do người ta phải tạo nghiệp để có được cái thân thể gồm sáu thành phần vật lý (lục căn) và được sinh ra từ bào thai người trong Nam thiệm bộ châu. Nay chúng ta đã có được thân tái sinh như thế.

Ta nên cầu cho có được một tái sinh như vậy trở lại; ngay cả những vị Bồ tát ở cõi Cực lạc cũng cầu sinh vào ở lục địa này. Chúng ta không thể tìm một tái sinh nào tốt hơn tái sinh hiện tại này - chỉ ngoại trừ những người không được sinh làm nam nhi.

Pho tượng Đức Thích Ca ở Chùa Lhasa được nói là có một viên ngọc ước nơi đầu gối. Có những người kinh hành quanh tượng mà cầu: “Cho con cầu gì được nấy.” Thật là những lời cầu xin vụn vặt tầm thường. Nếu bạn có hàng trăm ngàn viên ngọc ước, mà biến một vài viên thành gối dựa, thì chúng cũng không giúp bạn thoát khỏi các đọa xứ khi bạn chết. Nhưng nhờ thân tái sinh này, bạn có thể thành đạt mục tiêu tối hậu lớn lao như tôi đã nói trên kia. Tái sinh hiện tại của bạn còn lợi ích cho những đời sau của bạn hơn là có một viên ngọc ước trong một ngày hay cả trăm năm, bởi vì nhờ nó mà bạn có thể đạt được hạnh phúc vĩnh cửu.

Mỗi người chúng ta đã nhận được tái sinh như Milarepa, chỉ trừ cái điều là ta không tu tập Pháp. Về tái sinh thì giữa chúng ta với Milarepa không có gì hơn kém nhau về phẩm chất. Chẳng hạn ta có thể hiểu Milarepa và Long vương thì có khác; Long vương có từng đống ngọc ước và mang nhiều trang sức bằng châu báu trên đầu; nhưng vẫn không khỏi tái sinh làm súc sinh, chứ khoan nói tới chuyện tích lũy nhân tố để đạt đến giác ngộ. Milarepa nghèo đến nỗi không có lúa mạch để ăn, nhưng nhờ có được thân tái sinh làm người thuận lợi nên đã đạt giác ngộ ngay trong một đời này.

Những tư tưởng như vậy đem lại ý nghĩa cho sự tái sinh làm người thuận lợi này; Mahàyogi bảo Gesh Chaen Ngawa rằng chỉ cần tu tập bằng cách nghĩ tưởng như thế cũng đã quá đủ.

Bởi thế được tái sinh làm thân người thuận lợi là việc rất khó được. Thật là điều đáng hỗ thẹn xiết bao nếu nó không được sử dụng một cách đầy ý nghĩa; như thế chẳng khác nào một người nghèo tìm ra một túi đầy vàng mà chỉ tiêu xài được vài phân rồi mất hết.

1.2.3. DÙ CHỈ MỘT SÁT NA CỦA ĐỜI NÀY CŨNG CÓ THỂ LỢI ÍCH TỐI ĐA

Văn học không giải rõ tiêu đề này phụ vào hai tiêu đề trước, nhưng giáo lý truyền khẩu thì như sau.

Tái sinh này có thêm một lợi ích lớn là “nắm giữ lợi lạc lớn lao từng ngày, từng sát na”, bạn sẽ tạo vô số nhân giải thoát và toàn tri nếu bạn không lãng phí thời gian đốt cháy một nén hương, mà trái lại sử dụng nó để nỗ lực tích lũy công đức hay thanh lọc chướng ngại. Thật sai lầm khi ta không tiếc đã lãng phí tái sinh làm người thuận lợi này, mà lại tiếc rằng lãng phí mất một ít tiền. Bồ tát Mã Minh nói: “Như kẻ lái buôn đã đến hòn đảo châu ngọc mà lại trở về hai bàn tay không.” Nói cách khác, người lái buôn đến một hòn đảo vàng bạc, đã không được gì mà lại vướng vào nợ nần rồi về tay không. Chúng ta chỉ được tái sinh làm người thuận lợi một lần. Thực không có gì đáng tiếc hơn nếu ta không tu tập mà chỉ tích lũy tội nghiệp rồi đi xuống các đọa xứ.

1.3.1. NGHĨ VỀ TẠI SAO THÂN NGƯỜI KHÓ ĐƯỢC.

Sự tái sinh làm thân người của bạn, một điều có thể hết sức lợi lạc, là điều vô cùng khó khăn để đạt được: bạn không luôn luôn nhận được thân ấy. Nếu thân người dễ có, thì bạn có thể để nó trôi qua không cần sử dụng nó một cách đầy ý nghĩa, để khi được nó lại lần khác, bạn chỉ cần sử dụng tái sinh mối một cách ý nghĩa là đủ. Nhưng kỳ thực, thân người mà bạn có được là do nhiều nhân và duyên. Bạn khá may mắn nhờ công đức và sự cầu nguyện mà bạn đã làm. Thật rất khó để có được điều giống như vậy trong tương lai.

Có lần khi một Lạt ma Mông Cổ đang giảng về việc này, một người Trung Quốc bảo: “Ông Lạt ma này chưa bao giờ đi đến Trung Quốc; ở đấy người thiếu khối gì!” Điều này hoàn toàn sai lạc. Mặc dù nói chung có rất nhiều người, nhưng điều ấy có ích gì cho bạn khi bạn đi xuống các đọa xứ? Bất kể thế giới bên ngoài có bao nhiều con người hay không có, bạn phải nhìn bằng cách suy luận để biết bạn có hay không trong dòng tâm thức, tất cả những nhân tố cần thiết để được tái sinh thuận lợi. Khi ấy bạn có thể nói mình sẽ được hay không được một tái sinh như thế trong tương lai. Chẳng hạn trong thế giới bên ngoài tất cả mùa gặt về thu như lúa mì, lúa mạch, vân vân, đều là kết quả của sự trồng trọt về mùa xuân, hơn nữa bạn sẽ không được một đóa hoa nào trong chậu nếu trước đấy bạn không trồng hoa. Muốn nhận được tái sinh thân người cũng thế, bạn phải tạo nhiều nhân duyên để việc ấy xảy ra.

Thông thường muốn có được tái sinh cao ở thượng giới như làm trời chẳng hạn, người ta phải tuân theo một vài hình thức về giới. Theo Long Thụ, muốn được tái sinh làm người, cần có những nhân như là “bố thí đem lại tại sản, giữ giới đem lại hạnh phúc…” Kinh Bát Nhã nói:

“Nhờ giới người ta từ bỏ được 8 nạn và khỏi rơi vào loài súc sinh. Khi ấy người ta sẽ luôn luôn nhận được tái sinh may mắn.”

Từ đấy ta biết rằng căn bản là giới thanh tịnh, những đức khác chỉ phụ giúp vào. Người ta bảo rằng bạn cũng nên gieo duyên bằng cách làm cho những cầu nguyện kiên trì, hoặc sống một đời không bị lòng tham lam ô nhiễm. Nếu bạn không giữ giới mà thực hành bố thí thì bạn sẽ tái sinh làm loài rồng. Nếu bạn giữ giới mà không bố thí, bạn tái sinh vào người nghèo vân vân.

Chúng ta không tự xét nên mới tuyên bố rằng mình có đạo đức trong trắng hoàn toàn, nhưng một vị geshe Mông Cổ nói: “khi bạn giữ giới thì bạn không biết luật. Bạn biết luật khi bạn không còn giới.”

Nếu phân tích kỹ thì ta thấy rằng hiếm khi chúng ta giữ một loại giới cho viên mãn. Những tư tưởng chúng ta chỉ là vọng tưởng, những hành vi chúng ta chỉ là tội lỗi. Nếu chúng ta không biết cả đến bản kê những điều vi phạm và những sự hủy phạm nhỏ nhặt đối với những giới Mật Tông, giới Bồ tát vân vân, cho đúng, thì làm sao chúng ta nói đến chuyện giữ giới?

Hy vọng có được hậu quả là tái sinh làm người trong khi bạn không gây nhân để có được quả ấy, thì cũng giống như hy vọng gặt lúa vào mùa thu khi bạn trồng những giống cây độc vào mùa xuân.

Trong quyển Hành Bồ tát Hạnh Sahntideva nói:

Nếu tội lỗi trong một sát na

Sẽ làm người đọa vào ngục Vô gián nhiều kiếp.

Thì làm sao có thể nói rằng

Người ta sẽ đi lên các thượng giới.

Khi đã tích lũy tội lỗi từ khởi thủy của luân hồi.

Nói cách khác, nếu chỉ một tội lỗi cũng đủ đưa bạn xuống các cõi thấp như vậy, thì bạn không còn hy vọng gì đạt đến cõi cao khi bạn nhận xét rằng dòng tâm thức của bạn có cả đống tội lỗi tích lũy từ vô thỉ như một kho chứa của vua.

Chúng ta có thể nghĩ, “phải chăng đời tương lai của tôi sẽ không lỗi lầm nhờ sự tử tế của những bậc thầy tôi?” nhưng nếu chúng ta không thực hành pháp, thì ta sẽ phá hủy mọi sự mà bậc thầy đã đem lại cho chúng ta, cũng như Phật không thể cứu Đề Bà Đạt Đa khỏi rơi vào địa ngục.

Nếu bạn có được sự tái sinh tốt đẹp này mà bạn chỉ nhận được một lần, rồi lại còn muốn có được một tái sinh thân người thuận lợi khác để sử dụng nó một cách lợi ích hơn, thì cũng như một người nghèo tìm được một khối vàng rồi ném nó xuống sông mà nghĩ, “nếu có một khối vàng khác tôi sẽ sử dụng.”

Thật khó đọc kinh cầu nguyện mà không mong mỏi một lợi lạc thuộc đời này khi chúng ta cầu nguyện trước pho tượng Đức Thích Ca Mâu Ni trong chùa Lasha, thì chúng ta chỉ cầu xin cho được sống lâu không bệnh, may mắn. Như trong Hành Bồ tát Hạnh nói:

Nói cách khác, thông thường và chắc chắn là 

Vì những hành vi như thế này

Tôi sẽ không có được thân người;

Nếu tôi không có được thân người

Tôi sẽ tạo toàn điều ác, không một điều lành.

Chúng ta sẽ không thực hành một cách thích đáng trong tái sinh này, và nếu điều này xảy ra thì chúng ta sẽ rơi vào các đọa xứ; trong đời tái sinh ấy chúng ta lại chỉ tạo những nhân để tái sinh vào đọa xứ nữa, và thế lang thang bất tận trong các cõi ấy. Chúng ta sẽ không có được một dức tính nào như lòng tin, trí tuệ hay sự từ bỏ; sự tái sinh sẽ làm cho chúng ta phạm vào các nghiệp phi phước hành như là tham lam, hận thù, kiêu mạn - tất cả mọi chuyện đưa chúng ta đến đọa xứ. Chúng ta có thể hiểu được điều này chẳng hạn bằng cách nhìn những con chó.

Một khi bạn đã tái sinh vào các đọa xứ, thì càng khó khăn để đạt giác ngộ hơn là trong thân tái sinh hiện tại này. Có được thân người trong hiện tại cũng giống như đã mang nó lên đến đỉnh núi từ chặng giữa này bạn có thể leo cao hơn, nhưng nếu không thể đi lên thêm nữa thì bạn không được để cho tảng đá rớt xuống, khi ấy sẽ càng khó khăn vài bạn sẽ lại leo lên từ chân núi. Cũng tương tự, nếu trong đời này bạn không đạt được thực chứng vào các đạo lộ cao như giải thoát và toàn tri, thì ít nhất cũng đừng rơi vào các cõi thấp. Bạn không nên dùng tái sinh thân người thuận lợi này, vì một khi bạn rớt xuống, thì bạn sẽ lang thang từ các đọa xứ này đến đọa xứ khác hầu như không còn cơ hội thoát ra. Khi bạn sai đường, bạn càng ngày càng lạc ra khỏi chánh đạo; bởi thế mà bạn không được sử dụng đời tái sinh hiện tại để đi sai đường. Nhưng đừng bảo rằng quá muộn: nếu bạn đã già, thì bạn đừng lười biếng, và rồi mọi việc sẽ tốt đẹp. Như trường hợp gia chủ Shrijata (xem Ngay Mười Bốn, trang…)

1.3.2. MỘT VÀI ẨN DỤ VỀ SỰ KHÓ ĐƯỢC THÂN NGƯỜI.

Geshe Potowa nói: “cỏ trên mái nhà, cổ rùa…” điều này có nghĩa như sau:

Những tái sinh vào các cõi cao cũng thông thường như cỏ mọc trên sườn núi; nhưng tái sinh lmà người mà thoát khỏi 8 nạn và có đầy đủ mười điều tốt lành là chuyện vô cùng hiếm hoi - cũng hiếm như cỏ mọc trên mái nhà.

Còn cổ con rùa có nghĩa như sau. Giả sử có một cái tròng bằng vàng nổi trên biển theo gió thổi. Cái tròng chỉ có một cái lỗ; trong biển chỉ có con rùa mù 100 năm mới thò đầu lên mặt nước một lần. Cái đầu con rùa rất khó có dịp chui qua cái tròng ấy. Chúng ta cũng thế đang ở trong biển lớn sanh tử; do năng lực của vọng tưởng mê si, con mắt tuệ của chúng ta bị mù, và chúng ta phải lang thang từ chốn này đến chốn khác trong các đọa xứ và tình cờ do luật xác suất ta được tái sinh làm người. Nhưng thế giới thì bao la, có vô lượng thế giới của bốn phương tám hướng; ta kko thể biết nó trong nơi nào trong các thế giới ấy có giáo lý Phật, hoặc ở nơi nào nèn giáo lý sắp lan đến. Giáo lý giống như cái tròng bằng vàng, và sự gặp gỡ được giáo lý ấy cũng vô cùng hy hữu tương tự như cổ con rùa lúc trồi lên mặt biển mà chui cổ lọt được vào cái tròng vàng ấy.

Nếu con rùa mãi mãi bơi lội trên mặt biển thì có lẽ thỉnh thoảng nó cũng gặp được cái tròng; nhưng nếu nó chỉ trồi lên một lần sau 100 năm, thì nó chỉ gặp được cái tròng một lần. Như trọng ẩn dụ ấy, nếu chúng ta luôn luôn nhận được thân người thì chúng ta có thể gặp được giáo lý Phật bất cứ nơi nào giáo lý ấy đang lưu hành. nhưng đây không phải vậy: chỉ thỉnh thoảng chúng ta mới có được một hai lần tái sinh làm người.

Nếu cái tròng vàng cứ ở yên một chỗ, thì dù sau một thời gian dài khi con rùa nổi lên nó không nổi cùng một chỗ, nhưng ít nhất nó cũng có cơ hội nó gặp đúng chỗ và nhờ vậy gặp được tròng. Nhưng sự thực không phải vậy: cái tròng di chuyển khắp mười phương trên mặt biển khổng lồ. Như ví dụ, nếu giáo lý của Phật luôn luôn ở trong cùng một thế giới, thì có lẽ chúng ta sẽ gặp được giáo lý trong vài lần tái sinh làm người. Nhưng chúng ta không thể đảm bảo giáo lý Phật sẽ ở mãi một thế giới ấy và dù ở một chỗ hay di chuyển, giáo lý ấy cũng chỉ lưu hành thời gian rất ngắn.

Người ta không thể nói rằng cái tròng và con rùa không bao giờ gặp gỡ, nhưng thật sự rất gần giống như vậy. Có được thân người thuận lợi lại là điều hy hữu hơn thế nữa, nhưng nói vậy không có nghĩa là chuyện ấy không thể xảy ra trước khi chấm dứt vòng luân hồi.

Những yếu tố trong ẩn dụ này có nghĩa như sau. Biển lớn là tình huống sinh tử; con rùa là chúng ta; mù là về minh; cái tròng vàng là giáo lý Phật, vân vân. Lối giải thích này về sự quán tưởng thân người khó được tương truyền là một giáo lý khẩu truyền khẩu từ đức Drubkang Geleg Gyatso.

Lại nữa tác phẩm Ẩn Dụ của Geshe Potowa nói: “con trai của Loding…” Drom Loding có một đứa con trai có tài đoán được chỗ nào có vàng. Đứa bé này di cùng với vài người bạn trong một chuyến buôn, những người địa phương nghe được tiếng tăm của nó và nói: “Ôi ước gì tôi là con trai của Loding! Ước gì tôi biết cách đoán ra chỗ nào có vàng. Đứa bé nghe lọt lọt những lời ấy, nhưng vẫn tiếp tục đi buôn. Chỉ về sau nó mới quyết định đi tìm chỗ có vàng. Chúng ta cũng thế, đã được mtọ tái sinh tốt đẹp đến nỗi chư Bồ tát ở cõi Cực lạc cũng chi cầu nguyện được như thế. Nhưng thật đáng tiếc biết bao nếu sau khi đã được như vậy mà chúng ta lại không tận dụng thân tái sinh tốt đẹp này.

Geshe Potowa nói: “Và con cá của người Tsang…” là như sau. Có lần một người ở vùng Tsang đi đến tỉnh Trung ương ăn một thứ cá nào đó. Nhưng khi nuốt vào cổ y không chịu được sắp nôn ra. Y nghĩ, “Thật uổng biết mấy nếu mửa hết đồ ăn ngon này!” và buộc chặt cái cần cổ lại. Nếu bạn tiếc rẽ phải mửa một thức ăn ngon, thì lại càng tiếc biết bao nếu không lợi dụng tái sinh tốt đẹp rất hiếm hoi mà bạn chỉ có được một lần trong muôn ngàn kiếp.

Geshe Potowa lại nói về “Con giun quỳ lạy…” Thật là một điều nghe rất vô lý khi có một con giun lại có thể trồi lên mặt đất và quỳ lạy đức Phật. Cũng vô lý như vậy là những con giun như chúng ta trồi lên các đọa xứ, mang hình người, và lại còn đường học Pháp và thiền quán.

Hãy nghĩ về những ẩn dụ để thấy thân người thuận lợi của ta thật hi hữu xiết bao, và vô cùng khó được.

1.3.3. BẢN CHẤT SỰ KHÓ KHĂN DỂ ĐẠT ĐƯỢC THÂN NGƯỜI

Có nhiều hữu tình làm bất thiện, ít người làm điều lành. Khi những hữu tình từ bỏ thân xác tại các thượng giới và hạ giới, phần đông đi xuống các đọa xứ. Bởi thế rất ít người đi lên các cõi cao sau khi xả báo thân từ hai cõi cao và thấp. Nhưng Phật dạy trong giáo lý căn bản về Luật học rằng, những chúng sinh đi từ cõi cao xuống cõi thấp hoặc từ cõi thấp xuống cõi thấp hơn, , thì giống như bụi trên mặt đất bao la. Số chúng sinh đi từ cõi thấp lên cõi cao hoặc từ cõi cao lên cõi cao hơn nữa, thì giống như bụi ở đầu ngón tay. Trong sáu nẽo luân hồi, thông thường có ít chúng sinh làm người, ngạ quỷ ít dân hơn địa ngục, súc sanh còn ít nữa, và trong lúc súc sinh thì loài ở đất ít hơn biển. Có thể lấy hình ảnh này để ví dụ: hàng trăm triệu con ruồi con muỗi mới có thể chiếm không gian của mười con người. Có rất nhiều chúng sinh trong cõi trung ấm: nhiều tới nỗi giống như hàng trăm ngàn con ruồi tụ lại quanh thi thể một con ngựa, hay cả trăm con ngựa.

Ngay cả trong những tái sinh làm người, thật vô cùng hiếm hoi để được sinh vào những kiếp có ánh sáng của chứng ngộ, nghĩa là có chư Phật xuất hiện. Mỗi thời kiếp có ánh sáng lại cách nhau hàng chục ngàn thời kiếp tối tăm. Ngay trong mỗi thời kiếp chia làm hai mươi bốn thời kỳ: thành, trụ, hoại và không. Có sáu mươi tiểu kiếp trong đó chư Phật không xuất hiện, chỉ còn hai mươi tiểu kiếp “trụ” là có thể có Phật xuất hiện. Trong hai mươi tiểu kiếp này, cũng có những thời gian không thể có Phật xuất hiện, đó là thời gian đầu và cuối của hai mươi tiểu kiếp, khi mạng sống con người vô lượng, hoặc tuổi thọ đang tăng. Phật chỉ xuất hiện vào thời “kiếp giảm”nghĩa làtuổi thọ con người trên đà giảm dần.

Hãy nói về thời gian hiện tại của sự sinh ra của chúng ta trên đại lục phương nam. Chư Phật xuất hiện trong mười tám tiểu kiếp trung gian khi thọ mạng con người tuân theo một mẫu mực có tính cách chu kỳ. Chúng ta có thể sinh nhằm một thời mà đức Phật trước đấy đối với mắt phàm đã nhập Niết bàn, giáo lý Ngài đã tận diệt. Sinh vào lúc đó thì cũng chẳng khác gì sinh nhằm một thời đại tối đen. Nhưng chúng ta đã không sinh nhằm một thời đại như vậy. Tương truyền sau khi diệu pháp diệt mất, còn 4,9 tỉ năm nữa Phật Di Lặc mới xuất hiện; thế nhưng chúng ta cũng không bị rơi vào thời đại hắc ám này; giáo lý Phật vẫn còn tồn tại và chúng ta lại sinh ra ở lục địa phương nam nơi có Phật pháp lưu hành. chúng ta lại sinh ra trong những nước hiếm hoi của châu lục này nơi mà nền giáo lý đang lan rộng. Những nước Tây Tạng và Mông cổ thuộc thành phần thiểu số. Chúng ta được sinh ra tại Tây Tạng, một trong những nền tảng cho phép giáo lý được thịnh hành. nhưng đây là một ví dụ về những gì xảy ra tại Tây Tạng. Gushri Kaelzang (người Mông Cổ) có lần nói:

“Khi tôi đi đến tu viện Tashikyil ở Amdo, có nhiều ngàn tu sĩ. Trong số này, khoẳng năm trăm là tiến sĩ Phật học, năm trăm là người buôn bán, còn năm trăm không thuộc hạng nào…”

Trong một gia đình có thể có mười anh em, nhưng chỉ hai ba người vào tu viện. Và ngay trong số những người đã vào tu viện. Và ngay trong số những người đã vào tu viện, những người thực sự thuần túy tu tập bằng cách thực hành pháp Lam-rim rất hiếm hoi nhất. Nhưng dù sao, chúng ta cũng không bị sinh vào một nơi không có tự do để tu tập.

Theo chỉ giáo khẩu truyền của tôn sư tôi, tái sinh làm người thuận lợi rất khó được là bởi vì khó thành tựu được thân ấy, vì tự bản chất đấy là một cái gì khó tạo, và vì theo pháp tính xác xuất thì tỉ số tái sinh làm người rất thấp.

(Khi ấy Kyabje Pabongka Rinpoche bàn làm thế nào để suy nghĩ về ba lý do ấy.)

Tái sinh mà ta đã có được này có thể hoàn thành những ước nguyện tha thiết nhất của ta, dù tốt hay xấu, chúng ta đang ở lằn ranh giữa các cõi cao và các đọa xứ. Chúng ta đừng đặt hi vọng vào điều gì khác. Chúng ta có tự do để chọn lựa, nên đừng lầm lẫn về con đường nào đưa đến hạnh phúc, đường nào đi đến khổ đau. Nếu chúng ta lầm lẫn, thì lỗi lầm không phải có thể điều chỉnh lại trong một hai ngày, mà nó sẽ làm hỏng tất cả những hi vọng về tái sinh tốt trong tương lai.

Thật tốt biết bao khi bạn chưa phải chết. Bây giờ bạn chỉ còn sống trên đời này một thời gian: hai năm, ba năm hoặc bao nhiêu cũng được. Nếu điều này không làm động lực thúc đẩy bạn khổ hạnh ngày đêm để tu tập diệu pháp, thì hãy nghĩ: “Ta có dám trở lui về các đọa xứ chăng?”

Điều cốt yếu là đừng lãng phí tái sinh may mắn này của chúng ta; một tái sinh quý báu ta chỉ được có một lần, một tái sinh vô giá làm bằng mười tám điều hy hữu. Giả sử một người đi buôn đi đến một đảo châu báu, mà thay hốt về những đá quý lại chỉ dùng thời gian mà ca hát múa nhảy, vân vân, lại còn mắc nợ những bạn hàng khác một món tiền lớn. Còn gì điên khùng hơn khi cuối cùng phải trở về tay không? bây giờ bạn có thể thu nhặt những châu báu giải thoát và toàn tri. Không gì mù quáng hơn, ngu ngốc hơn nếu không lấy những châu báu ấy, mà lại tạo nhân duyên để đi xuống các đọa xứ. Shànideva nói:

Không có sự tự lừa dối nào tệ hơn

Sau khi được một cơ may như thế

Mà không dùng nó vào những mục tiêu tốt đẹp

Không gì mù quáng hơn thế!

Bạn phải rút tỉa được vài tinh hoa từ tái sinh tốt đẹp bạn đã được - và chỉ cần được tái sinh làm người là bạn có thể rút tỉa tinh hoa ấy. Bạn tích lũy công đức và thanh lọc bản thân trong một thời gian ít nhất cũng bằng g để uống một tách trà. Bạn có thể giác ngộ ngay trong một đời này trong thân này, nếu bạn tu tập tốt nhất. Nếu không, bạn cũng có thể giải thoát, mà nếu điều này cũng không được, thì bạn hãy rán ít nhất là đừng để mình di xuống các đọa xứ. Kinh Tam muội vương nói:

Nhưng bệnh nhân không chịu uống

Thứ thuốc quý báu có thể chữa lành,

Thì đừng trách lương y

Lỗi không ở lương y

Đúng hơn bệnh nhân mới đáng trách

Cũng thế những người đã thụ giới trong giáo pháp này,

Có thể biết rành Mười sức mạnh

Những tầng thiền định và mười lực

Nhưng họ không nỗ lực chính đáng để thiền

Làm sao niết bàn phát sinh không cần tinh tấn?

Tôi đã giảng dạy Pháp cho bạn

Nhưng nếu bạn không sử dụng những gì đã học

Thì cũng như bệnh nhân cứ để thuốc trong hộp 

Mà nghĩ rằng, “Cái này không thể chữa bệnh tôi.”

Hành bồ tát Hạnh nói:

Hãy xử dụng những pháp này với cả toàn thân

Chỉ nói suông không thành tựu được gì

Liệu người ốm làm sao khỏi được

Bằng cách đọc toa thuốc nhiều lần?

Nói cách khác, bậc thầy có thể dạy cho bạn đúng con đường đưa đến giải thoát và toàn trí, như nếu bạn không thực hành, thì bạn cũng giống như người bệnh không dùng thuốc mà lương y đa cho trong toa, do vậy không thể khỏi bệnh được. Điều hoàn toàn tùy thuộc nơi bạn, là bạn có thực hành chỉ giáo của bậc thầy hay không. Bạn phải cố gắng hội nhập Pháp vào đời sống mình cho đến cuối cùng.

Bây giờ tôi sẽ ôn lại những gì đã nói, và dạy cách vắn tắt để thực hành theo pháp này. Hãy khẩn cầu với hình ảnh bậc thầy mà bạn quán trên đỉnh đầu mình. Rồi thiền quán theo các tiêu đề đã dẫn. Tiêu chuẩn để biết bạn có thực chứng đề mục này không, là như sau. Geshe Potowa nói:

Làm sao bạn có thể

Lãng phí một cách vui vẻ đời mình

Khi bạn đã hiểu tái sinh làm người rất khó?

Đức Tsongkapa nói:

Nếu bạn biết nó thực khó được,

Thì không thể nào sống đời trung bình.

Nếu bạn thấy những lợi lạc của nó

Thì bạn sẽ tiếc nếu để nó thành vô nghĩa.

Nếu bạn nghĩ về cái chết

Bạn sẽ làm những chuẩn bị cho đời sau

Nếu bạn nghĩ về nhân và quả

Thì bạn chấm dứt sống cẩu thả.

Như Gampopa thiền giả vĩ đại đã nói, dấu hiệu chứng tỏ bạn đã thực chứng về chân lý “thân người lợi lạc” và rất khó có, là như khi bị gai đâm vào bắp vế bạn cũng không dừng lại để rút nó ra, mà vẫn tiếp tục thiền quán.